Chuyện shock 2012-04-22 11:47:15

10 căn bệnh của nhân loại - nỗi khiếp sợ của loài người , reo rắt sự sợ hãi và đau khổ


Dịch bệnh – đó là cách thức khủng khiếp nhất, nhưng cũng là hiệu quả nhất để làm sụt giảm dân số thế giới. Hàng triệu người thiệt mạng mỗi năm – và thậm chí còn nhiều hơn thế, đó là những gì diễn ra khi một trận dịch bùng phát trong khi nhân loại vẫn loay hoay chưa tìm ra cách kiểm soát. Trong lịch sử hàng nghìn năm tồn tại và phát triển, con người đã phải chống đỡ với vô vàn trận đại dịch khủng khiếp, với số tử vong có thể lên đến hàng trăm triệu người trong một trận dịch. Hãy cùng Genk điểm lại 10 cơn ác mộng kinh hoàng nhất qua bài viết dưới đây.

10. Bệnh đậu mùa

Trước khi những người phương Tây đặt chân đến Tân Thế giới, số lượng dân bản địa ước tính vào khoảng 100 triệu người. Trong những thế kỷ tiếp theo, con số này còn vào khoảng từ 5-10 triệu, và sự sụt giảm khủng khiếp này có đóng góp rất lớn từ bệnh Đậu mùa. Người Incas hay Aztec có thể đã xây dựng nên những công trình kiến trúc vĩ đại, những pháo đài kiên cố, nhưng chừng đó là chưa đủ để bảo vệ họ trước món quà mà người Châu Âu mang đến. Họ chưa hề tiếp xúc với những thứ bệnh dịch đó trước đây, và do đó, họ không hề sở hữu bất cứ thứ miễn dịch nào để tự bảo vệ mình.





Virus gây ra bệnh Đậu mùa có tên là Variola Virus. Chúng đã xuất hiện từ hàng nghìn năm trước, và ước tính cứ 10 người mắc thì 3 người có cơ hội về với tổ tiên sớm hơn dự định. Những triệu chứng thường thấy là sốt cao, đau nhức toàn thân, và những vết phát ban tiến triển thành tổn thương chẩy dịch cho đến đóng vẩy.

Bệnh chủ yếu lây lan qua đường tiếp xúc trực tiếp qua da, hoặc qua dịch cơ thể của người mang mầm bệnh, nhưng nó cũng có thể lây qua đường hô hấp, nếu bạn sống cùng người mang bệnh trong môi trường khép kín.





Mặc dù vaccine đã ra đời từ năm 1796, nhưng đậu mùa vẫn tiếp tục lan rộng. Thậm chí, vào năm 1967, một vụ dịch nổ ra đã làm 2 triệu người thiệt mạng, và gây ra một cơn ác mộng đối với toàn nhân loại. Cùng năm đó, Tổ chức Y tế thế giới đã bắt đầu triển khai những nỗ lực nhằm “tận diệt” virus Đậu mùa, thông qua việc mở ra chiến dịch tiêm chủng đại chúng. Như một sự đền đáp lại nỗ lực này, một năm sau đó, Đậu mùa chính thức bị xóa sổ.

Ngày nay, virus Đậu mùa chỉ còn tồn tại trong những phòng thí nghiệm dùng cho nghiên cứu, và chúng cũng được bảo mật cực kỳ nghiêm ngặt.

9. Dịch cúm năm 1918

Năm 1918 là thời điểm cuộc chiến tranh Thế giới lần thứ nhất sắp kết thúc. 37 triệu người tử vong được ghi nhận lại trong năm đó, những người còn sống sót thì đếm từng ngày để chờ đợi khoảnh khắc sum họp với gia đình. Nhưng nhân loại vẫn chưa được tận hưởng yên bình, khi một trận cúm nổ ra vào năm đó đã cướp đi sinh mạng của hơn 20 triệu người – chỉ trong vòng 3 tháng. Một năm trôi qua, bệnh cúm dần rút lui, nhưng nó vẫn kịp ghi lại một thành tích kinh hoàng, với số ca tử vong vào khoảng 50-100 triệu người.





Trận đại dịch năm 1918 không giống như những trận dịch mà chúng ta phải đối phó mỗi năm. Nguyên nhân của trận cúm này do một chủng virus cúm mới – cúm A H1N1. Các nhà khoa học cho rằng, một đột biến nào đó đã giúp cho chúng có khả năng lây lan từ gia cầm sang người, và chúng xuất hiện đầu tiên ở Trung Mỹ, ngay trước khi các ổ dịch ở đây xuất hiện.

Trận đại dịch này còn có tên gọi là dịch cúm Tây Ban Nha, do số lượng tử vong ở đây đã đạt ngưỡng 8 triệu người. Nhân loại hoàn toàn chưa hề có miễn dịch đề kháng lại chúng, cũng như những gì đã xảy ra khi bệnh Đậu mùa đến với những người Aztech. Một lượng lớn người và hàng hóa thiết yếu di chuyển khắp nơi trên trên thế giới trong cuộc chiến tranh đã tạo điều kiện cho virus lây lan với tốc độ chóng mặt.





Dịch cúm năm 1918 cũng có triệu chứng như bất cứ bệnh cúm thông thường nào khác: Bạn có thể chỉ thấy sốt nhẹ, nôn, buồn nôn và tiêu chảy. Bệnh nhân thường có những điểm đen xuất hiện trên má. Nguy cơ tử vong đến từ việc phổi ngập tràn dịch tiết do hệ thống miễn dịch của chính bạn tạo ra – và bệnh nhân thường tử vong do suy hô hấp.

Dịch cúm thường có xu hướng lắng xuống trong vòng 1 năm, khi virus biến đổi thành các chủng khác, ít nguy hiểm hơn. Ngày nay, hầu hết mọi người đều mang trong mình miễn dịch (ở mức độ nào đó) với virus cúm A H1N1. Chúng ta thừa hưởng điều này từ những người may mắn sống sót sau trận đại dịch kinh hoàng năm 1918.

8. Cái chết Đen

Những chiếc xe chất đầy xác người, những gia đình, những người nông dân hay thậm chí cả những vị Vua đang thoi thóp chờ ngày một thiên sứ nào đó sẽ xuống giải thoát mình khỏi nỗi đau bất tận đang dày vò – đó là những hình ảnh thảm khốc gây ra do Dịch hạch. Được ghi nhận như là trận dịch đầu tiên, dịch “Cái chết đen” nổ ra vào năm 1348 đã cướp đi sinh mạng của hơn một nửa dân số châu Âu, một phần cư dân Ấn Độ và Trung Quốc. Vụ dịch lây lan nhanh thông qua con đường trao đổi buôn bán cũng như các cuộc chiến tranh, chúng tàn phá làng mạc, thành phố, làm đảo lộn toàn bộ đời sống chính trị cũng như vị trí của các tầng lớp trong xã hội vào thời kỳ đó.





Căn nguyên gây bệnh là vi khuẩn có tên gọi Yerinia pestis, và bệnh chủ yếu lây truyền thông qua những con bọ chét cư ngụ trên chuột. Các triệu chứng thường thấy của bện là sưng hạch, sốt, ho đờm lẫn máu và khó thở. Y học hiện đại có thể dễ dàng điều trị bệnh trong giai đoạn đầu, biến Dịch hạch trở thành căn bệnh ít đe dọa hơn đến tính mạng.

7. Sốt rét

Sốt rét không phải là một cái tên quá mới mẻ trong danh sách những cơn ác mộng của nhân loại. Ghi nhận về nó đã xuất hiện từ hơn 4000 năm trước, khi những sử gia Hy Lạp ghi nhận lại mức độ tàn phá của nó. Sốt rét xuất hiện ngay cả trong những di thư cổ đại của Trung Quốc và Ấn Độ. Thậm chí, ngay từ thời xa xưa, người ta đã tìm ra mối liên hệ giữa căn bệnh sốt rét và những vùng ẩm thấp, nơi muỗi sinh sôi và phát triển.





Thực chất, muỗi không phải là thủ phạm chính gây nên dịch bệnh này. Sốt rét gây ra bởi loài ký sinh trùng Plasmodium, chúng ký sinh trên cả muỗi và người. Khi những con muỗi bâu đến hút máu bạn, chúng sẽ truyền sốt rét vào người bạn. Những ký sinh trùng này nhanh chóng chui vào ẩn nấp trong những tế bào hồng cầu, và một khi đã hoàn thành xong một chu kỳ nhân lên, hàng loạt hồng cầu sẽ bị phá hủy hàng loạt. Đó là khi bạn nhìn thấy những triệu chứng phổ biến của sốt rét: sốt, rét run, đổ mồ hôi, đau nhức cơ bắp toàn thân.

Những người từng đi lính trong quá khứ có lẽ vẫn chưa thể quên được nỗi kinh hoàng này. Từng người lính một gục ngã sau khi phải trải qua nhiều đêm chịu đựng cái rét khủng khiếp từ bên trong cơ thể. Chỉ riêng mình cuộc Nội chiến Mỹ, nhiều số liệu thống kê đã ghi nhận lại gần 1.5 triệu ca bệnh, và hơn 10.000 trường hợp tử vong trong số đó. Trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất, sốt rét đã làm tê liệt toàn bộ lực lượng của Anh, Pháp và Đức suốt gần 3 năm. Gần 60.000 binh lính Mỹ chết vì căn bệnh này trong chiến tranh thế giới lần thứ 2.





Ngày nay, sốt rét vẫn tiếp tục là vấn đề nhức nhối với nhân loại, đặc biệt là khu vực châu Phi cận Sahara. Mỗi năm, từ 350 đến 500 triệu trường hợp mắc sốt rét được ghi nhận ở khu vực này, và nó vẫn tiếp tục lấy đi sinh mạng của hơn 1 triệu người. Ngay cả ở Mỹ, nơi trước đó đã tuyên bố thanh toán xong dịch sốt rét, hàng năm vẫn có gần 1000 ca bệnh, và một vài trường hợp tử vong đã được ghi nhận.

6. Lao

Cũng như Sốt rét, Lao đã trở thành người bạn đồng hành với con người ngay từ thời điểm của những nền văn minh cổ xưa nhất. Là một trong tứ chứng nan y, khi những phương thuốc chữa Lao hiện đại chưa xuất hiện, bất cứ ai được chẩn đoán mắc căn bệnh này đều xem như đã đối mặt với bản án tử hình.





Gây ra bởi vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis, bệnh lây lan từ người này sang người khác qua đường không khí. Người mang vi khuẩn lao khi ho, hắt hơi hay nói chuyện sẽ truyền bệnh sang người khác thông qua những giọt nước bọt nhỏ li ti mà mắt thường không thể quan sát thấy. Phổi là nơi trú ngụ ưa thích của vi khuẩn lao, do đó những triệu chứng như ho khạc đờm kéo dài, đau ngực, sốt về chiều, sụt cân, suy nhược là những triệu chứng rất hay gặp. Trong một số trường hợp, vi khuẩn lao cũng có thể cư ngụ ở não, thận hoặc cột sống.





Khi các kháng sinh chống Lao chưa ra đời, nhiều số liệu thống kê cho thấy, cứ 7 người mắc Lao thì 1 người sẽ có suất lên Thiên đường sớm hơn dự kiến. Đến tận thế kỷ 19, Lao được xem là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu (10% trong tổng số) ở Mỹ.

Năm 1944, streptomycin ra đời, chính thức chấm dứt nỗi đau khổ kéo dài gần 5000 năm của nhân loại. Với đầy đủ các phương tiện kháng sinh trong tay, con người tưởng chừng như đã có thể thanh toán gọn gàng căn bệnh này, nhưng cho đến những năm 1990, Lao đã chính thức quay trở lại. Có 2 nguyên nhân chính lý giải cho điều này: sự phát sinh của các chủng Lao kháng thuốc, và sự xuất hiện của cơn ác mộng mới mang tên HIV/AIDS.





HIV/AIDS làm tấn công chủ yếu vào các tế bào TCD4- những người “nhạc trưởng” chỉ huy dàn nhạc miễn dịch của cơ thể, và do đó, sức đề kháng chống lại những bệnh nhiễm khuẩn từ bên ngoài – đứng hàng đầu trong đó là Lao, giảm xuống rất nhanh. Trong những năm sau đó, khi HIV/AIDS bùng phát trên toàn cầu, nó đã kéo theo người bạn Lao quay trở lại, và cùng nhau tạo nên cơn ác mộng cho đến giờ nhân loại vẫn chưa tìm ra cách giải quyết.

Mình chưa mắc bệnh nào cả 3crisp3 3crisp3
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)