[justify]Trước thời đại của súng và pháo binh uy lực mạnh, thì chiến đấu trực diện chuẩn mực. Trong thời kỳ lịch sử này, tất cả các vị tướng triều đình, các vị vua và hoàng đế đều có kiếm tùy thân. Những vũ khí được sản xuất bởi các thờ rèn kiếm vĩ đại nhất thời đó. Nhiều bản thảo lịch sử có ghi lại những sự kiện xung quanh những danh kiếm. [/justify]
[justify]Dưới đây là 10 danh kiếm lừng lẫy thế giới vẫn còn tồn tại ngày nay. Những thanh kiếm thần thoại và truyền thuyết sẽ không được giới thiệu ở đây.[/justify]
10. Thanh kiếm của Tomoyuki Yamashita
[justify]Tomoyuki Yamashita là một vị tướng của quân đội Thiên Hoàng trong Thế chiến II. Ông trở nên nổi tiếng trong chiến tranh sau khi chinh phục các thuộc địa Malaya và Singapore của Anh, cuối cùng ông được mệnh danh là “Mãnh hổ Malaya”. [/justify]
[justify]Sau khi Thế chiến II kết thúc, Yamashita đã bị xét xử vì các tội ác chiến tranh liên quan đến vụ thảm sát Manila và nhiều hành động tàn bạo khác ở Philippines và Singapore. Đó là phiên tòa gây tranh cãi, kết thúc bằng một án tử hình dành cho Tomoyuki Yamashita. [/justify]
[justify]Vụ án đã làm thay đổi các quy định của Hoa Kỳ liên quan đến trách nhiệm của cấp chỉ huy về tội ác chiến tranh, tạo ra một luật gọi là Yamashita Standard.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Trong đời binh nghiệp của mình, Tomoyuki Yamashita có một thanh kiếm tùy thân với lưỡi do cao thủ rèn kiếm lừng danh Fujiwara Kanenaga làm ra khoảng giữa những năm 1640-1680. Chuôi kiếm được làm lại vào đầu những năm 1900. [/justify]
[justify]Tướng Yamashita đã phải giao nộp thanh gươm Samurai này cùng với sự đầu hàng của quân đội của dưới quyền ông vào ngày 2/9/1945. Thanh kiếm đã được Tướng MacArthur tiếp nhận và trao lại cho Bảo tàng Quân sự West Point, nơi nó vẫn được lưu giữ đến ngày hôm nay. Thanh kiếm này là một hiện vật trong một bộ sưu tập vũ khí quân sự tuyệt vời được lưu giữ tại Bảo tàng Quân sự West Point.[/justify]
9. Thanh kiếm cong của San Martín
[justify]José de San Martín là một viên tướng nổi tiếng Argentina (1778-1850). Ông là nhà lãnh đạo chủ chốt chính của cuộc đấu tranh của phần phía nam Nam Mỹ nhằm giành độc lập từ Tây Ban Nha. San Martín là vị anh hùng Nam Mỹ và Đệ nhất Bảo quốc quan Peru. [/justify]
[justify]Dưới sự lãnh đạo của San Martín, Peru đã chính thức tuyên bố độc lập vào ngày 28/7/1821. Ở Argentina, Huân chương Người Giải phóng - Tướng San Martín là phần thưởng nhà nước cao quý nhất.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Vì lý do này, ông đã trang bị cho các kỵ sĩ của trung đoàn kỵ binh tinh nhuệ Regimiento de Granaderos a Caballo của mình các thanh kiếm cong tương tự mà ông cho là quan trọng cho các đợt xung phong tấn công. [/justify]
[justify]Thanh kiếm cong đi cùng với San Martín cho đến khi ông qua đời, sau đó đã được truyền lại cho Thống tướng Argentina (General de la Republica Argentina), Don Juan Manuel de Rosas.[/justify]
[justify]Trong di chúc của mình, San Martín viết về thanh kiếm cong như sau: “Thanh kiếm đã đi cùng tôi trong suốt cuộc chiến tranh giành độc lập của Nam Mỹ”. [/justify]
[justify]Năm 1896, thanh kiếm đã được gửi đến Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tại Buenos Aires, nơi nó được giữ gìn cho đến ngày nay. [/justify]
[justify]Trong thập kỷ 1960, thanh kiếm đã bị đánh cắp hai lần riêng rẽ và điều đó đã buộc các nhà quản lý bảo tàng phải xây dựng một cái vọng lâu nhỏ chắn lưới sắt để bảo vệ hiện vật.[/justify]
8. Thanh kiếm 7 ngạnh
[justify]Baekje (Bách Tế) là một vương quốc cổ nằm ở phía tây nam Hàn Quốc. Tại thời kỳ cực thịnh của nó trong thế kỷ thứ 4, Baekje kiểm soát các thuộc quốc ở Trung Quốc và hầu hết miền tây bán đảo Triều Tiên. Đây là một trong 3 vương quốc ở Triều Tiên, cùng với Goguryeo và Silla. [/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Đây là thanh trường kiếm thép dài 74,9 cm với 6 cái ngạnh thò ra giống như cành cây dọc theo lưỡi kiếm dài 65,5 cm. Thanh kiếm được làm ra phục vụ mục đích nghi lễ chứ không phải cho chiến đấu. [/justify]
[justify]Năm 1870, một tu sĩ Thần Đạo có tên Masatomo Kan đã phát hiện ra hai dòng chữ khắc trên thanh kiếm 7 ngạnh. Trong đó, một dòng viết: “Trưa ngày thứ 16 của tháng thứ 11, năm Thái Hòa thứ tư, thanh kiếm được làm bằng thép được tôi 100 lần. Dụng kiếm đẩy lùi 100 địch quân…”.[/justify]
[justify]Thanh kiếm 7 ngạnh có chứa nhiều thông điệp, nhưng gây tranh cãi nhất là liên quan đến cụm từ “lãnh chúa phân phong”, được dùng để mô tả Vua Wa có thể là một chư hầu của vị vua Baekje. [/justify]
[justify]Thanh kiếm là một liên kết lịch sử quan trọng và cho thấy đã có một mối quan hệ tồn tại giữa các nước Đông Á trong thời kỳ này. [/justify]
[justify]Thanh kiếm 7 ngạnh nguyên bản đang được đặt trong đền thờ Isonokami, tỉnh Nara, Nhật Bản. Nó không được trưng bày cho công chúng thưởng lãm.[/justify]
7. Thanh kiếm Wallace
[justify]Ông đã dẫn đầu những người lính bộ binh lao vào đánh giáp lá cà với quân thù. Nhiều trong số những người lính này đã được tặng thưởng thanh kiếm. Để sống sót trên chiến trường, người ta phải là một kiếm sĩ tài năng. [/justify]
[justify]Năm 1305, William Wallace đã bị vua Edward I của Anh bắt và bị xử tử vì tội phản quốc. Ngày nay, William Wallace vẫn được người Scotland tưởng nhớ như một nhà ái quốc và một anh hùng dân tộc. [/justify]
[justify]Thanh kiếm của ông là một trong những thanh kiếm nổi tiếng nhất thế giới.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Thanh kiếm của William Wallace đang được lưu giữ tại Đài tưởng niệm quốc gia tại Stirling, Scotland. Lưỡi kiếm dài 132 cm. Kiếm có chiều dài tính cả chuôi là 168 cm và chỉ nặng 2,7 kg. [/justify]
[justify]Thanh kiếm này được cho là vũ khí mà Wallace sử dụng trong trận đánh Cầu Stirling (1297) và trận Falkirk (1298). Đốc kiếm bằng sắt mạ vàng hình củ hành và chuôi được bọc da màu nâu sẫm. Chuôi kiếm hiện tại trên thanh kiếm Wallace không phải là nguyên bản. Người ta cho rằng, thanh kiếm đã được tu sửa một số lần khác nhau.[/justify]
[justify]Sau khi xử quyết William Wallace, Sir John de Menteith, Tổng đốc pháo đài Dumbarton, đã thu lấy thanh kiếm này. Năm 1505, Vua James IV của Scotland đã trả số tiền 26 shilling để có thanh kiếm quấn dây lụa. Người ta nói rằng, thanh kiếm đã có nhiều thay đổi, có thể là bắt buộc bởi vì bao kiếm, chuôi kiếm và dây đai đeo kiếm ban đầu của thanh kiếm Wallace được nói là làm bằng da khô của Hugh de Cressingham, một vị chỉ huy quân Anh.[/justify]
6. Thanh kiếm Tizona
[justify]Ông được phong làm Tổng chỉ huy quân đội của Alfonso VI và trở thành người anh hùng của Tây Ban Nha. El Cid là bảo vật quý giá nhất của nhà vua trong cuộc chiến chống lại người Moors. Ông là một nhà chiến lược quân sự đại tài và một kiếm sĩ cao minh.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]El Cid sở hữu và sử dụng nhiều thanh kiếm khác nhau trong cuộc đời, nhưng nổi tiếng nhất là hai thanh kiếm Colada và Tizona. Tizona là thanh kiếm đã được El Cid sử dụng trong chiến đấu chống lại người Moors. [/justify]
[justify]Thanh kiếm này là một trong những di vật được tôn kính nhất của Tây Ban Nha và được cho là được rèn ở Córdoba, Tây Ban Nha, mặc dù có thể tìm thấy trong lưỡi kiếm một lượng đáng kể thép Damascus. Thép Damascus được sử dụng chủ yếu ở Trung Đông. [/justify]
[justify]Tizona dài 103 cm và nặng 1,1 kg. Trên kiếm có hai dòng chữ khắc riêng biệt, một ghi thời gian tạo tác năm 1002 và một ghi trích dẫn lời cầu nguyện Ave Maria của Công giáo. [/justify]
[justify]Tizona hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Burgos (Museo de Burgos) ở Tây Ban Nha.[/justify]
5. Thanh kiếm của Hoàng đế Napoléon
[justify] [/justify]
[justify]Năm 1799, Napoléon Bonaparte đã trở thành lãnh đạo quân sự và chính trị của nước Pháp sau khi dàn dựng một cuộc đảo chính. Năm năm sau, Thượng viện Pháp tôn ông làm Hoàng đế Pháp. Trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XIX, Napoléon và Đế quốc Pháp đã tham gia xung đột và chiến tranh với tất cả các cường quốc lớn ở châu Âu. Cuối cùng, chuỗi chiến thắng mang lại cho Pháp địa vị thống trị ở lục địa châu Âu, nhưng giống như lịch sử sau này sẽ lặp lại, năm 1812, Pháp bắt đầu xâm lược nước Nga. Quyết định xâm lăng nước Nga đã đánh dấu bước ngoặt trong số phận của Napoléon. [/justify]
[justify]Năm 1814, Liên minh thứ sáu - liên minh chống Napoléon (1812-1814) gồm các nước Áo, Phổ, Nga, Anh, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, Tây Ban Nha và một số tiểu quốc Đức - của tiến quân vào Pháp, Napoléon bị bắt và bị đày đến đảo Elba. Sau đó, ông sẽ trốn thoát khỏi đảo, nhưng cuối cùng đã chết khi bị giam giữ trên đảo Saint Helena. Các nhà sử học coi Napoléon là một thiên tài quân sự và là một người đã có những đóng góp to lớn cho nghệ thuật quân sự.[/justify]
[justify]Khi ra trận, Napoléon thường mang một khẩu súng ngắn và một thanh kiếm. Ông sở hữu một bộ sưu tập lớn các loại súng và pháo. Các vũ khí của ông đều là loại tốt và sử dụng những vật liệu tốt nhất. [/justify]
[justify]Mùa hè năm 2007, một thanh kiếm nạm vàng của Napoléon đã được bán đấu giá tại Pháp với giá hơn 6,4 triệu USD. Thanh kiếm này đã được Napoléon sử dụng trong chiến đấu. Đầu những năm 1800, Napoléon đã tặng thanh gươm này cho em trai của mình làm quà cưới. Thanh kiếm đã được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, không bao giờ rời khỏi gia tộc Bonaparte. Năm 1978, thanh kiếm đã được tuyên bố là một báu vật quốc gia Pháp và người thắng cuộc đấu giá không được công bố.[/justify]
[justify]Thanh kiếm Nhân từ (Sword of Mercy) là danh kiếm đã từng thuộc về Vua Anh Edward the Confessor (tạm dịch là Edward Thánh thiện). [/justify]
[justify]Edward the Confessor là một trong những vị vua người Anglo-Saxon của xứ Anh trước cuộc xâm lược của người Norman năm 1066. Ông trị vì từ năm 1042-1066 và triều đại của ông được biết đến bởi sự đổ nát, vô tổ chức của quyền lực hoàng gia Anh.[/justify]
[justify]Một thời gian ngắn sau khi cái chết của Edward Thánh thiện, người Norman đã bắt đầu bành trướng sang Anh dưới sự cầm đầu đầu của William Người Chinh phục khét tiếng.[/justify]
[justify]Lưỡi của thanh kiếm Nhân từ bị gãy làm cho nó bị ngắn đi và mũi có dạng vát. Năm 1236, thanh kiếm được đặt tên là thanh gươm Nhân từ (curtana, thanh gươm không mũi, tượng trưng cho lòng nhân từ) và từ đó được sử dụng cho các nghi lễ hoàng gia. [/justify]
[justify]Thời cổ đại, được mang thanh kiếm này trước mặt nhà vua là một đặc ân. Nó được coi là một cử chỉ khoan dung. Người ta không biết rõ câu chuyện xung quanh việc kiếm bị gãy, nhưng truyền thuyết lịch sử thì nói rằng, mũi kiếm đã bị một thiên thần bẻ ngãy để ngăn chặn việc giết người sai trái.[/justify]
[justify]Thanh kiếm Nhân từ là một món trong kho báu vật hoàng gia của Vương quốc Anh và là một trong năm thanh kiếm được sử dụng trong lễ đăng quang của nhà vua Anh. Thanh kiếm này là rất quý hiếm và là một trong số ít các thanh kiếm sống sót qua thời kỳ Oliver Cromwell cầm quyền. Cromwell nổi tiếng với mệnh lệnh nấu chảy các biểu chương của nhà vua Anh thành vàng và kim loại. [/justify]
[justify]Trong lễ đăng quang của vua Anh, thanh kiếm Nhân từ được sử dụng khi vua Anh ban tước hiệp sĩ cho người được phong tước.[/justify]
3. Zulfigar
[justify] [/justify]
[justify]Zulfiqar là thanh cổ kiếm của lãnh tụ Hồi giáo Ali. Ali là em họ và con rể của nhà tiên tri Muhammad. Ông đã cai trị vương quốc Hồi giáo từ năm 656-661. Theo một số tư liệu lịch sử, Muhammad đã trao kiếm Zulfiqar cho Ali trong trận đánh Uhud. Muhammad thán mộ quyền lực và sức mạnh của Ali trên chiến trường và muốn tặng thanh kiếm mà ông yêu mến cho Ali. Thanh kiếm Zulfiqar là một biểu tượng của đức tin Hồi giáo và được hàng triệu người ngưỡng mộ.[/justify]
[justify]Zulfiqar là một thanh kiếm lưỡi cong của Tây Á hoặc Nam Á. Truyền thuyết nói rằng, Ali đã sử dụng thanh kiếm trong Trận đánh Chiến hào, một cuộc vây hãm thành phố Medina nổi tiếng. Trong trận chiến, Muhammad, Ali và các cận vệ Hồi giáo khác đã đào các chiến hào để bảo vệ Medina chống lại lực lượng kỵ binh liên minh lớn hơn nhiều.[/justify]
[justify]Hiện nay, tồn tại một số hình dung trái ngược về thanh kiếm cong nổi tiếng. Một số trong đó mô tả thanh kiếm này có hai lưỡi song song để nhấn mạnh khả năng huyền bí của nó và tốc độ, trong khi những người khác miêu tả Zulfiqar như là một thanh kiếm cong có hình dáng truyền thống hơn. Một số bản vẽ lịch sử mô tả thanh kiếm xẻ mũi, hình chữ V. Theo tín niệm của giáo phái 12 Imam, dòng Shiite, thanh kiếm Zulfiqar còn tồn tại đến ngày nay và được Imam Muhammad al-Mahdi gìn giữ. Thanh kiếm Zulfiqar là một phần của thánh thư nổi tiếng al-Jafr.[/justify]
[justify]Al-Jafr là một thánh thư thần bí của người Hồi giáo Shi’ite. Nó gồm hai hộp da chứa các báu vật trọng yếu kể từ thời Nhà tiên tri Muhammad và Ali. Bộ sách đã được truyền lại qua các thế hệ, do Imam đời trước vào lúc lâm chung truyền lại cho Imam đời sau. Nội dung của Al-Jafr khá đồ sộ, nhưng công chúng không được xem. Một chương của thánh thư al-Jafr mô tả các phép rắc Hồi giáo, giáo huấn và các vấn đề xoay quanh chiến tranh, cũng như một túi có chứa áo giáp và vũ khí của Nhà tiên tri Muhammad. Zulfiqar được cho một trong số các báu vật vô giá đó.[/justify]
2. Honjo Masamune
[justify] [/justify]
[justify]Masamune là một thợ rèn kiếm người Nhật Bản được coi là một trong những chuyên gia luyện kim lỗi lạc nhất thế giới. Người ta không rõ năm sinh, năm mất chính xác của Masamune, nhưng người ta cho rằng, ông đã làm việc từ năm 1288-1328. Những thanh kiếm của Masamune đã trở thành huyền thoại qua nhiều thế kỷ. Ông đã đúc ra những thanh kiếm gọi là tachi và nhữn con dao găm được gọi là tantō. Các thanh kiếm của Masamune có tiếng về vẻ đẹp và chất lượng siêu hạng. Masamune hiếm khi đánh dấu lên các vũ khí của mình, do đó rất khó để nhận dạng chính xác tất cả các vũ khí của ông.[/justify]
[justify]Nổi tiếng nhất trong tất cả các thanh kiếm của Masamune là danh kiếm có đặt tên là Honjo Masamune. Kiếm Honjo Masamune quan trọng đến thế là vì nó tượng trưng cho chế độ Mạc phủ (Tướng quân Shōgun) trong thời kỳ Edo của Nhật Bản. Thanh kiếm đã được các Tướng quân Shōgun truyền cho nhau, từ đời này qua đời khác. Năm 1939, thanh kiếm được công nhận là một báu vật quốc gia của Nhật Bản, nhưng vẫn giữ trong chi Kii của gia tộc Tokugawa. Chủ nhân cuối cùng được biết đến của Honjo Masamune là Tokugawa Iemasa. Dường như, Tokugawa Iemasa đã giao nộp thanh kiếm Honjo Masamune và 14 thanh kiếm cho một đồn cảnh sát ở Mejiro, Nhật Bản, vào tháng 12/1945.[/justify]
[justify]Không lâu sau đó, vào tháng 1/1946, cảnh sát Mejiro đã giao lại các thanh kiếm cho Trung sĩ Coldy Bimore (Trung đoàn Kỵ binh 7 Hoa Kỳ). Kể từ đó, Honjo Masamune đã bị thất lạc và nơi tọa lạc của thanh kiếm vẫn còn là một bí ẩn. Honjo Masamune là một trong những cổ vật lịch sử quan trọng nhất bị biến mất vào cuối Thế chiến II.[/justify]
1. Joyeuse
[justify]Charlemagne (Karl Đại đế hay Karl I) sinh ra vào khoảng năm 742. Ông là một trong những nhà cai trị vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới và trở thành Vua của người Frank vào năm 768. Năm 800, ông được tôn là Hoàng đế của người La Mã, vương vị mà ông giữ trong suốt phần còn lại cuộc đời mình. Trong Đế chế La Mã Thần thánh, ông nổi tiếng với vương hiệu Charles I và là Hoàng đế La Mã Thần thánh đầu tiên. Trong suốt đời mình, Charlemagne đã mở rộng vương quốc Frank thành một đế chế, bao gồm phần lớn lãnh thổ của Tây và Trung Âu. Charlemagne được coi là cha đẻ của cả hai nền quân chủ Pháp và Đức, cũng như người cha của châu Âu.[/justify]
[justify]Joyeuse là tên của bảo kiếm tùy thân của Charlemagne. Ngày nay, có hai thanh kiếm được cho là kiếm Joyeuse. Một là một thanh kiếm được lưu giữ ở kho báu hoàng gia Áo Schatzkammer Weltliche tại Vienna, Áo, thanh còn lại được lưu giữ ở Bảo tàng Louvre, Pháp. Lưỡi kiếm được trưng bày tại Bảo tàng Louvre được cho là được làm một phần từ thanh kiếm ban đầu của Charlemagne. Thanh kiếm này được hợp thành từ các chi tiết của nhiều thế kỷ khác nhau, do đó, khó có thể nhận dạng chắc chắn nó là thanh kiếm Joyeuse. Cán của thanh kiếm cho thấy nó được sản xuất vào khoảng thời Charlemagne. Đốc kiếm bằng vàng điêu khắc rất nhiều gồm hai nửa và bao kiếm dài bằng vàng từng được trang trí bằng những viên kim cương.[/justify]
[justify]Thanh gươm của Charlemagne xuất hiện trong nhiều truyền thuyết và tư liệu lịch sử. Bộ truyện Thần thoại Bulfinch (Bulfinch's Mythology) mô tả Charlemagne sử dụng kiếm Joyeuse chém đầu Corsuble, vị chỉ huy của người Saracen, cũng như để tấn phong hiệp sĩ người bạn ông là Ogier người Đan Mạch. Sau khi Charlemagne băng hà, kiếm Joyeuse thường được sử dụng để làm lễ đăng quang cho các vị vua Pháp. Thanh kiếm đã được lưu giữ tại Nhà thờ Thánh Denis, rồi sau đó được đưa đến Bảo tàng Louvre.[/justify]