Nói ngọng, khó nói
Nhầm tưởng: Khoảnh khắc tuổi già.
Thực chất: Đột quỵ.
Khi thấy mình “nói không nên lời”, nhiều nam giới lầm tưởng tới hội chứng “khoảnh khắc tuổi già”, một dạng suy yếu nhận thức nhẹ khiến người bệnh bị đãng trí. Tuy nhiên, đây còn là dấu hiệu của bệnh đột quỵ.
Mạch máu hẹp, bị tổn hại, có huyết khối…ngăn dòng lưu chuyển máu tới não sẽ gây ra hiện tượng thoáng thiếu máu não (TIA). Lúc này, chức năng của não bộ bị ảnh hưởng, gây khó khăn cho việc giao tiếp. TIA có thể dẫn tới những cơn đột quỵ nghiêm trọng hơn. Ở nam giới, nguy cơ mắc TIA cao hơn nữ giới và tăng theo tuổi tác, đặc biệt là sau tuổi 55.
Khó thở
Nhầm tưởng: Suy nhược cơ thể.
Thực chất: Đau tim.
Khó thở thực chất là cơn đau tim
[justify]Triệu chứng khó thở do gắng sức như khi leo cầu thang cho thấy cơ tim không nhận được đủ lượng oxy cần thiết, một dấu hiệu đặc trưng của bệnh tim mạch vành, phổ biến ở nam giới độ tuổi 55 trở lên.
Theo Tiến sĩ Steven Kaplan, giám đốc Trung tâm sức khỏe nam giới Iris Cantor (Mỹ): “Tình trạng khó thở ở một số loại bệnh như hen hoặc di ứng đều xuất phát từ sự gắng sức quá mức. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này xấu đi theo thời gian, vấn đề có thể nằm ở vùng tim”.[/justify]
Đau dai dẳng ở một bên bụng
Nhầm tưởng: Giãn cơ.
Thực chất: Sỏi thận hoặc u ở thận.
Những cơn đau ngắn ở một bên bụng có thể gây ra do đau xóc hông hoặc giãn cơ, không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, theo Kaplan: “Nếu cơn đau dai dẳng, khả năng đầu tiên nên cân nhắc là đau do u. Đau do khối u không lan rộng và có thể giảm nhẹ nếu dùng thuốc giảm đau nhưng sẽ tái phát. Nên đi khám nếu triệu chứng đau ở bụng kéo dài hơn 3 ngày”.
Ngoài ra, nên lưu ý những cơn đau nhói, dữ dội, bất ngờ và không thuyên giảm trong 1 giờ đồng hồ. Một số nguyên nhân gây đau khác là viêm ruột thừa, chỗ loét bị rò hoặc sa ruột.
Ra máu khi đi vệ sinh
Nhầm tưởng: Thực phẩm có vấn đề.
Thực chất: Sỏi thận hoặc ung thư bàng quang, ung thư đại tràng.
Máu trong nước tiểu có thể là dấu hiệu của bệnh sỏi thận hoặc ung thư bàng quang.
Trường hợp xuất hiện những đốm đỏ nhạt trên giấy vệ sinh sau khi đi ngoài thường là triệu chứng của bệnh trĩ. Tuy nhiên, đây sẽ là dấu hiệu ung thư nếu hiện tượng này đi kèm với hình dáng phân thay đổi theo chiều hướng hẹp hơn và dẹt hơn. Phân màu đen báo hiệu hiện tượng chảy máu dạ dày do loét.
Rối loạn cương dương
Nhầm tưởng: Dùng thuốc đặc trị là ổn.
Thực chất: Bệnh tim mạch.
Theo Tiến sĩ Miner, đồng giám đốc Trung tâm sức khỏe nam giới tại bệnh viện Miriam (Mỹ): “Theo nghiên cứu mới nhất, nam giới độ tuổi 40-50 bị rối loạn cương dương sau 2-5 năm phát tác bệnh tim mạch như đau tim”. Nghiên cứu của Mayo Clinic cũng cho thấy nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn ở nam giới độ tuổi 40-50 bị “bất lực”.
Động mạch dẫn máu tới dương vật chỉ có đường kính bằng một nửa động mạch tới tim. Do vậy, khi mắc chứng xơ vữa động mạch, lượng máu tới vùng kín của nam giới sẽ nhanh chóng bị hạn chế.
Mệt mỏi vào ban ngày
Nhầm tưởng: Thiếu ngủ do ngủ muộn.
Thực chất: Ngưng thở khi ngủ.
Chứng ngưng thở khi ngủ khiến đường hô hấp bị thu hẹp hoặc bị chặn, gây ngưng thở và khiến người bệnh tỉnh giấc 5-30 lần/tiếng.
Theo Tiến sĩ Alan Shindel, chuyên khoa tiết niệu tại Đại học California (Mỹ): “Ngưng thở khi ngủ có thể khiến nam giới phải đối mặt với những vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng như đau tim, loạn nhịp tim, đột quỵ hoặc thậm chí suy tim”. Một dấu hiệu của chứng mệt mỏi kinh niên là ngủ gục trong khi tiến hành các hoạt động thường ngày.
Hay gắt gỏng
Nhầm tưởng: Stress.
Thực chất: Trầm cảm.
Cảm giác bực bội và chán nản do rắc rối trong công việc hoặc khó khăn trong cuộc sống chỉ kéo dài vài ngày. Với trầm cảm, cảm giác này có thể kéo dài tới hàng tuần.
Theo Tiến sĩ Shindel: “Lúc này, người bệnh hành động như một người hoàn toàn khác trong vài tuần, mất hứng thú với những hoạt động vốn dĩ rất ưa thích hoặc trễ nải trong công việc”. Có thể xuất hiện thêm một số triệu chứng như mệt mỏi, giảm ham muốn tình dục hoặc giảm khối lượng cơ.
Tiểu nhiều lần trong ngày
Nhầm tưởng: Uống quá nhiều cà phê.
Thực chất: Tiểu đường type 2 hoặc phì đại tuyến tiền liệt.
Nếu số lần đi tiểu nhiều hơn 2 lần một đêm, có thể cơ thể đang cố loại bỏ lượng đường thừa trong máu bị tích tụ bởi không được tế bào tiếp nhận. Nên điều chỉnh loại đồ uống và thời điểm uống hàng ngày để thăm dò tình hình và đi kiểm tra nếu số lần đi tiểu vẫn không giảm so với một tháng trước đó.
Nếu tiểu rắt hoặc đi tiểu yếu, nước tiểu chảy nhỏ giọt hoặc bị tắc lúc bắt đầu, đây có thể là dấu hiệu của bệnh phì đại tuyến tiền liệt. Kích cỡ vùng này tăng sẽ thắt chặt ống nước tiểu và có thể dẫn tới bí tiểu.
Da màu vàng nhạt
Nhầm tưởng: Bệnh về da.
Thực chất: Vấn đề về gan.
Dấu hiệu này cho thấy chức năng của gan đang trục trặc. Nguyên nhân có thể là do bệnh gan, sỏi mật, ung thư tụy hoặc viêm gan siêu virus gây sưng gan.
Tiến sĩ Mark Pochapin, chuyên gia dạ dày-ruột tại Trung tâm Jay Monahan cho biết: “Virus gây viêm gan A ẩn chứa trong tôm cua bị nhiễm khuẩn và có thể truyền sang người khi chế biến đồ ăn mà không rửa tay”. Một số triệu chứng ban đầu của bệnh như vàng da, sốt, ợ chua, mệt mỏi thường xuất hiện trong khoảng 2-6 tuần.
Tàn nhang, nốt ruồi, đốm đỏ mới trên da
Tàn nhang là dấu hiệu của ung thư da
Nhầm tưởng: Chúng sẽ biến mất
Thực chất: Ung thư da hoặc dày sừng tiết bã.
Nên đi khám khi xuất hiện bất cứ dấu hiệu mới phát triển hoặc vết tích cũ trên da nhưng đã thay đổi về kích cỡ, màu sắc và hình dạng.
Đặc biệt lưu ý nếu đốm hoặc nốt ruồi trên da chuyển màu tối hơn, chảy máu, ngứa hoặc gây khó chịu. Theo Học viện da liễu Hoa Kỳ, đây có thể là dấu hiệu của ung thư da. Sự khác biệt giữa lão hóa da do tuổi tác và ung thư da, đặc biệt là ung thư hắc tố rất khó phát hiện.