Chuột có khả năng biến hóa
Trong những tháng ngày hè, chuột thường sống và kiếm ăn bên ngoài. Nhưng khi thời tiết bắt đầu mát mẻ chúng lại tìm kiếm sự ấm áp trong các gia đình. Bởi vì chúng có sọ mềm và khả năng gặm nhấm nên với một lỗ hở có kích thước bằng chu vi của một cây bút bi (6mm – 2,5 cm) là quá đủ để chúng có thể xâm nhập vào ngôi nhà của bạn. Một khi đã đột nhập được vào bên trong, chúng sẽ không ngừng gặm nhấm bất cứ thứ gì (kể cả bê tông, chì và nhựa). Điều này sẽ giúp cho răng của chúng dài và sắc hơn.
Hầu hết chúng ta đều tưởng rằng chuột rất thích phomat nhưng không phải vậy, rất ít khi chúng ăn phomat.
Chuột có thể nhảy cao 46cm, bơi lội, bò dọc trên tường và cả khả năng nhào lộn nữa.
Để ngăn chuột xâm nhập vào nhà, bạn cần kiểm tra tất cả các lỗ hở nhỏ với một cây bút bi, nếu lỗ hở bằng chu vi của một cây bút bi (lớn hơn hoặc bằng 6mm) cần tìm cách lấp ngay tức khắc.
Mắt dê hình chữ nhật
Không giống như hầu hết các sinh vật khác, dê có đồng tử hình chữ nhật.
Chúng ta đều nghĩ rằng đồng tử có hình tròn nhưng dê và một số động vật có móng guốc lại có đồng tử nằm ngang và gần như hình chữ nhật khi giãn nở. Điều này giúp dê có tầm nhìn bao quát tất cả những góc từ 320-340 độ, điều này có nghĩa là chúng có thể nhìn thấy hầu hết mọi thứ xung quanh mà không cần di chuyển. Trong khi đó tầm nhìn của con người chỉ bó hẹp ở góc 160-210 độ.
Động vật có đồng tử hình chữ nhật có thể nhìn tốt hơn vào ban đêm do ban ngày chúng hay nhắm mắt để hạn chế ánh sáng.
Thật thú vị, bạch tuộc cũng có đồng tử hình chữ nhật.
Ngựa mù màu
Ngựa có tầm nhìn rộng và cặp mắt to nhất trong tất cả các loài động vật có vú sống trên đất liền, bởi thế chúng thể nhìn thấy góc 350 độ. Ngựa có 2 điểm mù: một là trực tiếp từ phía trước, hai là phía sau. Theo những thông tin thu được thì ngựa bị mù màu đỏ.
Chuột rất dễ ốm
Chuột không thể nôn hay ợ vì giữa hai dạ dày của chúng có một vách ngăn cách, vì thế chúng không thể kiểm soát được các cơ hoành cần thiết cho các hoạt động. Không những thỏ mà cả chuột nang cũng không thể nôn được. Điều này làm cho chuột rất dễ bị ngộ độc (do những thức ăn chui vào trong dạ dày và chuột không làm cách nào để nôn chúng ra được). Bởi dễ bị ngộ độc thực phẩm nên chuột hay thấy mệt mỏi.
Tên gọi “rắc rối” của khỉ đột Gorilla Gorilla Gorilla
Gorilla Gorilla Gorilla là tên khoa học của một loại khỉ đột ở phía Tây vùng đất thấp Ê- cốt (thuộc trung tâm nước Anh), loài khỉ này là loài khỉ phổ biến nhất mà chúng ta thường nhìn thấy trong các sở thú. Không hiểu vì lý do nào đó mà loài khỉ đột tội nghiệp này nếu không được gọi là Gorilla Gorilla Gorilla thì chúng cũng bị gọi là Gorilla gorilla diehli, không thì Gorilla beringei beringei hay Gorilla beringei graueri.
Thiên nga “sát thủ”
Một con thiên nga có thể làm gãy cánh tay của một người đàn ông.
Những con thiên nga xinh đẹp luôn bảo vệ che chở cho con của chúng. Chúng sử dụng đôi cánh rất mạnh của mình để đối phó với chó và đôi khi cả với con người. Thiên nga có một sải cánh dài khoảng 2,75m. Năm 2001, một thanh niên ở Ireland đã bị một con thiên nga làm gãy chân khi anh ta chọc tức nó. Năm sau, một người khác bị gãy cánh tay cũng vì một con thiên nga.
Nhện “mỏng manh”
Nếu bạn thả một con Tarantura (một loài nhện lông ở phía Nam châu Âu) xuống nó lập tức sẽ bị vỡ ra thành từng mảnh.
Tarantula là loài nhện vô hại đối với con người, trừ khi bạn bị dị ứng với nọc độc của chúng. Tuy nhiên, chúng có những cái chân đầy lông và chẳng may nếu chân chúng đâm xuyên qua da bạn, bạn sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu.
Tarantulas có một bộ xương ngoài (xương của chúng nằm bên ngoài) như tôm, cua. Bởi vì bộ xương ngoài rất mong manh nên nếu bị rơi xuống (kể cả ở một độ cao rất thấp) nó sẽ bị vỡ và chết.
Gia vị “đáng sợ”
Hạt nhục đậu khấu có độc. Hạt nhục đậu khấu là một loại thuốc gây ảo giác và là hương liệu được sử dụng thường xuyên để làm bánh trứng và bánh trái cây. Nó cũng là chất độc có thể sẽ giết bạn và khiến bạn trải qua những đau đớn tột cùng. Ăn 2 gram hạt nhục đậu khấu khiến bạn có cảm giác tương tự như sử dụng chất kích thích, bạn sẽ cảm thất buồn nôn, sốt và đau đầu. Ăn 7,5 gram sẽ gây co giật và ăn 10 gram sẽ gây ra ảo giác. Ăn 1 hạt nhục đậu khấu có thể bị mắc chứng “rối loạn tâm thần nhục đậu khấu”, điều đó khiến bạn có cảm giác cái chết đang kề bên, nhầm lẫn và dễ bị kích động. Đã có 2 trường hợp bị tử vong bởi nhục đậu khấu (một trường hợp vào năm 1908 và trường hợp khác là vào năm 2001).
Lá “lắc lư”
Loài thực vật điện báo này được nhìn thấy ở châu Á, ở phía Nam Thái Bình Dương. Nó có một khả năng tuyệt vời đó là điều khiển lá xoay quanh trục và giật lên giật xuống. Có một vài loài cây khác có khả năng chuyển động nhanh (chẳng hạn cây bẫy ruồi Venus) nhưng đây vẫn là loài cây kì lạ và nổi tiếng nhất.
Tất nhiên là sự chuyển động của nó không phải là siêu nhanh nhưng ta có thể quan sát thấy sự chuyển động này bằng mắt thường.
Đạn “nước sôi” của bọ cánh cứng
Bọ cánh cứng Bombardier phun ra một loại chất lỏng sôi sùng sục như một cách để bảo vệ cơ thể. Chất lỏng này gồm 2 chất hydrogen peroxide và hydroquinoes kết hợp với nhau tạo thành một phản ứng hóa học. Chất lỏng mà bọ cánh cứng Bombardier phun ra có thể gây tử vong cho các sinh vật và các loài côn trùng nhỏ, bên cạnh đó nó có thể gây đau đớn dữ dội cho con người.
(Theo tin180.com)
Nguồn :kênh114.vn