[Kênh14] - 10 quả địa cầu mà bạn khó có thể tìm thấy cái thứ 2. Bảo đảm đó!
1. “Quả địa cầu” (1997) làm từ những con bọ của nghệ sĩ người Belgium - Jan Fabre.
2. Tác phẩm về Trái Đất bằng Lego của nghệ sĩ Nathan Sawaya.
3. “Eartha,” quả địa cầu nhân tạo tự quay quanh trục lớn nhất thế giới,
nặng gần 3 tấn , đường kính 12.45m, đặt tại sở chỉ huy DeLorme ở Yarmouth.
4. Một quả địa cầu mà rất nhiều người muốn tham quan ít nhất một lần
trong đời: North Cape (*) (Mũi Bắc) hoặc Nordkapp do nhà thám hiểm
Richard Chancellor khám phá ra. Đây là một đặc điểm nổi tiếng của
khu vực Bắc Âu.
Chú thích: Nordcapp (North Cape) Mũi cực bắc thuộc đảo Mageroya thuộc miền bắc nước Na Uy (Norway). Chiều cao của mũi 307 mét, rất dốc và được coi như là điểm cực bắc của châu Âu. Tọa độ là 71°10'21?N, 25°47'40?Ẹ. Tuy nhiên, có một điểm gần đó, mũi Knivskjello đen cao khoảng 1500 mét nằm xa hơn cũng về phương bắc. 2 mũi này được coi như là miền đất cực bắc của châu Âu, Cape Nordkinn (Kinnarođen). Mũi North Cape được khám phá bởi nhà thám hiểm người Anh, Richard Chancellor vào năm 1553 khi ông ta tìm đường qua châu Á bằng ngõ đông bắc. Ngày nay nó nổi tiếng với những vòm đá cheo leo hiểm trở nối liền với đồng bằng. Hiện nay North Cape là một điểm du lịch nổi tiếng và cũng có thể nói rất đắt đỏ của miền cực bắc nước Na Uy (theo wikipedia).
5. Nơi được mọi người ưa thích trong mọi thời đại: vòi phun nướcUnisphere
của Gilmore D. Clarke tại công viên Corona, Flushing Meadow. Nó là vật
còn sót lại từ Hội chợ thế giới tại thành phố New York (1964-1965)
với đường kính 36.57m, cao 42m.
6. Một quả địa cầu khổng lồ cho phép bạn bước vào trong được đặt tại
Mapparium ở thư viện Mary Baker Eddy, Boston. Thực chất đó là một cây cầu dài
9m được bao quanh bởi một mái vòm bằng thủy tinh màu. Nhưng bạn đừng tỏ ra
lúng túng khi quan sát thấy sự khác biệt, bởi nó mô tả thế giới vào… năm 1935 mà!
7. Đây là quả cầu mà nhiều người muốn đào (hoặc ăn) nhất – Trái Đất
làm bằng chocolate. Được sáng tạo dành cho hội nghị Liên minh Thế giới
(United Nations)tại Switzerland vào năm 2008, nó cũng là một lời nhắc nhở
‘ngọt ngào’ về hiện tượng Trái Đất đang nóng dần lên.
8. Hiroshi Matsui, giáo sư trường Đại học Otemae Confectionary của
Nhật Bản cũng có một quả cầu tương tự. Học trò của ông đã sáng tạo ra một
quả cầuchocolate có đường kính 3m dành cho lễ hội của trường đại học này
vào năm 2007, sử dụng 35,000 viên chocolate đủ màu đường kính 3cm.
9. “Be Inspired,” (Được truyền cảm hứng) - Trái Đất làm từ những gói
hạt giốngtại một cuộc triển làm vườn cây U.S. Botanical Garden tại
Washington, DC.Những kiến trúc sư xây dựng phong cảnh: Tracy Taylor,
Lisa Gregg, JenniferSimokaitis, Jeaneane Quinn và Hoerr Schaudt đã
sử dụng 2000 gói hạt giốngnhiều màu sắc cho dự án “Be Inspired”
với ý tưởng Trái Đất phát triển từ những chậu hoa. Người xem sẽ
cảm thấy như được truyền cảm hứng, tinh thần của người làm nên nó
bởi sự lớn lên của trái cây, rau, cỏ và hoa tại nhà. Từ đó sẽ giúp giảm bớt
lượng giấy gói và chuyên chở các sản phẩm này khi phải mua tại các cửa hàng.
10. Có cùng ý tưởng đó là tác phẩm “Green Roofs Save Energy”
(Mái nhà xanh tiết kiệm năng lượng) của Deborah Adams Doering
tại một cuộc triển lãm.
11. Trái Đất được chạm khắc từ gỗ tại một cuộc triển lãm ở Goettingen, Đức.
12. Còn đây là một quả cầu giấy dựa trên sự nghiên cứu về lịch sử vào
năm 1881. Với quả cầu "đơn giản" như thế này, bạn có thể làm nó tại nhà.