Mỗi năm, chim, động vật có vú, cá, bò sát… trên toàn thế giới đều tham gia vào những cuộc di cư kéo dài hàng ngàn km để sinh sản hay kiếm thức ăn.
ảnh minh họa
Đó là những màn trình diễn ngoạn mục của thiên nhiên, những chuyến phiêu lưu đầy thú vị. Dưới đây là 14 cuộc di cư vĩ đại nhất hành tinh.
1. Rùa biển
Rùa biển là một loài có chuyến di cư vượt biển ngoạn mục nhất. Năm 2008, người ta đã ghi nhận được một con rùa lưng da băng qua Thái Bình Dương. Từ bãi biển làm tổ ở Papua Indonesia, chúng bơi hướng về phía đông để đến nơi kiếm ăn ngoài khơi bang Oregon, Mỹ rồi quay lại.
Chuyến vượt biển này dài hơn 19.000 km. Đây là quãng đường di cư dài nhất của một loài bò sát từng được ghi nhận. Một trong những điều ấn tượng của loài rùa biển là khả năng quay lại điểm ban đầu nơi sinh ra để đẻ trứng mặc dù có di cư xa thế nào đi nữa.
2. Cá voi tấm sừng
Trong số các loài động vật có vú, nắm giữ kỷ lục về chuyến di trú dài nhất là cá voi tấm sừng. Chúng dành cả mùa hè để kiếm ăn trong những vùng biển gần cực lạnh giá rồi bơi đến những vùng nước ấm nhiệt đới để nuôi con trong suốt mùa đông.
Trung bình hàng năm cá voi xám di chuyển 22.530 km, cá voi lưng gù đi khoảng 25.750 km. Đây là hai loài có quãng đường di chuyển lớn nhất trong cá động vật có vú.
Trung bình hàng năm cá voi xám di chuyển 22.530 km, cá voi lưng gù đi khoảng 25.750 km. Đây là hai loài có quãng đường di chuyển lớn nhất trong cá động vật có vú.
3. Chuồn chuồn
Chuồn chuồn cũng có khả năng di chuyển một quãng đường dài nhưng trên thực tế, các nhà khoa học vẫn chưa biết chính xác con số cụ thể.
Năm 2009, các chuyên gia đã phát hiện quãng đường di chuyển của chuồn chuồn kéo dài từ Ấn Độ đến Maldives Seychelles Mozambique Uganda và quay trở lại. Tổng cộng khoảng 14.000 đến 18.000 km.
Năm 2009, các chuyên gia đã phát hiện quãng đường di chuyển của chuồn chuồn kéo dài từ Ấn Độ đến Maldives Seychelles Mozambique Uganda và quay trở lại. Tổng cộng khoảng 14.000 đến 18.000 km.
Chuyến di cư của chuồn chuồn có khi kéo dài tới 4 thế hệ, với mỗi thế hệ sẽ di chuyển quãng đường của họ như một cuộc đua tiếp sức đường dài. Đây là cuộc di cư lớn nhất trong tất cả các loài côn trùng từng được phát hiện. Chuồn chuồn thường xuất hiện theo mùa mưa từ mùa mưa ở Ấn Độ cho đến mùa mưa ở miền Đông và Nam châu Phi.
4. Linh dương
4. Linh dương
Có lẽ, chuyến di cư ngoạn mục nhất của động vật phải kể đến loài Linh dương châu Phi diễn ra hàng năm với sự tham gia của hàng triệu con.
Chúng không bao giờ di cư một mình. Chuyến du ngoạn của chúng gồm cả ngựa vằn, linh dương gazen và linh dương châu Phi, theo sau là một số loài động vật săn mồi hàng đầu trên thảo nguyên. Đó là chưa kể đến sư tử, báo và cá sấu đang chờ đợi cuộc di cư khủng lồ này để nhân cơ hộp chộp lấy vài con mồi.
Và hành trình mà những chú linh dương này phải trải qua lên tới 2.897 km. Hành trình di cư của loài linh dương diễn ra quanh năm, bắt đầu vào mùa khô, đặc biệt là vào cuối tháng Sáu và tháng Bảy. Bạn có thể chứng kiến đàn di cư khổng lồ này tại khu bảo tồn thiên nhiên hoang dã Masai Mara, Kenya.
5. Các loài chim
Khoảng 1.800 các loài chim trên thế giới di cư. Vài cuộc hành trình đó là một trong những chuyến di cư lâu đời nhất trên thế giới.
Nhạn biển Bắc Cực được cho là có chuyến di cư dài nhất trong tự nhiên. Hàng năm chúng trải qua quãng đường dài khoảng 70.811 km, tương đương khoảng cách đi theo đường ziczac giữa Bắc Cực và Nam Cực.
Limosa lapponica thực hiện các chuyến bay thẳng, dài nhất trong bất kỳ loài chim nào, giữa New Zealand và Trung Quốc.
Chim cánh cụt hoàng đế, Nam cực cũng di cư. Chúng di chuyển để tránh mùa Đông lạnh khắc nghiệt ở Nam Cực, nơi chỉ có một màu trắng bao phủ toàn bộ. Từ tháng Mười đến đầu tháng Mười Hai, là thời điểm di cư của chim cánh cụt hoàng đế.
6. Bướm chúa, Mỹ
Cuộc diễu hành của bướm chúa bắt đầu vào tháng Mười, cao điểm là tháng Mười Hai và tháng Giêng. Hàng chục ngàn con bướm chúa có màu da cam hay màu đen tuyệt đẹp bay đến Pacific Grove, California để tránh mùa Đông giá rét.
Đây là cuộc di cư màu sắc nhất trong thế giới tự nhiên. Loài bướm chúa di chuyển quãng đường khoảng 7.000 km gồm ba đến bốn thế hệ, đôi khi chúng còn bay vượt qua cả Đại Tây Dương.
Những quốc gia như Australia và New Zealand có thể chiếm ngưỡng những hình ảnh tuyệt đẹp về chuyến di cư này.
7. Tuần lộc, Bắc Mỹ
Tuần lộc Bắc Mỹ có chuyến di cư dài nhất trong tất cả các loài động vật có vú trên cạn. Trung bình hàng năm, chúng di chuyển khoảng 4.828 km.
Chúng thường di cư từ Canada và Alaska tới vùng đồng bằng bên bờ biển Bắc cực. Mục đích của hành trình là tìm kiếm nguồn thức ăn dinh dưỡng.
8. Cá hồi
8. Cá hồi
Một trong những loài có cuộc di cư ấn tượng nhất trong tự nhiên là cá hồi. Khả năng đặc biệt của chúng đó là có thể di chuyển ở nước biển mặn và cả nước ngọt trong suốt cuộc hành trình.
Cá hồi di chuyển hàng nghìn km vượt qua sông suối để trở về vùng biển nơi chúng được sinh ra.
9. Động vật phù du
Động vật phù du là vô vàn những sinh vật trôi nổi trong các cột nước biển và đại dương, bao gồm các loài như sứa, nhuyễn thể và cá con.
Cuộc di cư của chúng rất khác lạ vì chúng di chuyển lên xuống theo độ sâu của nước biển chứ không phải chỉ là cảnh quan. Được biết đến là việc di chuyển theo chiều dọc, chuyến di cư của động vật phù du là đối thủ của những loài di cư theo mùa như tuần lộc hay chim nhạn Bắc Cực.
Mặc dù cơ thể có kích thước nhỏ bé nhưng chúng có khả năng bơi được quãng đường hơn 900 mét mỗi ngày để tìm kiếm thức ăn.
10. Dơi
10. Dơi
Không phải tất cả loài dơi đều có cuộc di cư. Dơi ăn quả là loài có cuộc hành trình lớn nhất.
Vào mỗi tối từ tháng Ba đến tháng Mười, những đàn dơi khổng lồ khoảng 750.000 đến 1.500.000 con từ Mexico bay đến rợp trời trung tâm thành phố Austin, Texas.
Vào mỗi tối từ tháng Ba đến tháng Mười, những đàn dơi khổng lồ khoảng 750.000 đến 1.500.000 con từ Mexico bay đến rợp trời trung tâm thành phố Austin, Texas.
Mục đích của chuyến đi là tìm thức ăn và ước tính mỗi đêm chúng có thể tiêu thụ số lượng côn trùng lên tới 15 tấn.
11. Cua đỏ, đảo Christmas, Australia
Hơn 120 triệu con cua đỏ thực hiện chuyến di cư ngoạn mục trông như một tấm thảm đỏ khổng lồ bao trùm toàn đảo. Chúng ồ ạt di chuyển ra biển để đẻ trứng vào khoảng tháng 10 đến tháng 12 hàng năm.
Trong thời gian cao điếm, giao thông trên đảo cũng ảnh hưởng vì phải nhường đường cho cua đỏ “đi đẻ”.
12. Cá mập
Hàng năm, rất nhiều loài cá mập di cư đến hàng trăm nghìn km qua những làn nước đại dương để tìm kiếm thức ăn.
Cá mập trắng được biết đến là loài có quãng đường di chuyển dài nhất. Chúng xuyên qua Ấn Độ Dương, giữa Nam Phi và Australiam sau đó sẽ quay lại.
13. Cá ngừ
13. Cá ngừ
Cá ngừ là một trong những loài cá di cư bơi nhanh nhất. Các nhà khoa học ghi nhận, cuộc hành trình của cá ngừ kéo dài ít nhất 40.000 km giữa Mỹ và Nhật Bản.
14. Động vật chân màng
Các loài động vật chân màng như hải cẩu, sư tử biển và hải mã cũng có những chuyến di cư đáng kinh ngạc.
Hải cẩu có thể bơi khoảng cách tương đương một phần tư quãng đường vòng quanh thế giới. Các nhà khoa học ghi nhận được hàng năm hải cẩu voi bơi được 20.000 km trong chuyến di cư của nó. Hải mã thường di cư qua vùng biển Bắc Cực băng giá. Cho đến nay, đây vẫn là quãng đường bí ẩn đối với các nhà khoa học.
Hải cẩu có thể bơi khoảng cách tương đương một phần tư quãng đường vòng quanh thế giới. Các nhà khoa học ghi nhận được hàng năm hải cẩu voi bơi được 20.000 km trong chuyến di cư của nó. Hải mã thường di cư qua vùng biển Bắc Cực băng giá. Cho đến nay, đây vẫn là quãng đường bí ẩn đối với các nhà khoa học.
Tin tức nguồn: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=1095061#ixzz3Sx50tqe8
doc tin tuc www.xaluan.com