VNPT cho biết, VINASAT 2 hướng đến mục tiêu chiến lược của quốc gia trong việc tăng cường năng lực, an toàn hạ tầng viễn thông, đáp ứng nhu cầu mở rộng sử dụng dung lượng vệ tinh của thị trường trong nước và khu vực mà VINASAT 1 hết khả năng cung cấp, đồng thời cũng làm dự phòng cho vệ tinh VINASAT 1.
Ông Hoàng Minh Thống cho hay, vệ tinh VINASAT 2 có dung lượng lớn hơn vệ tinh VINASAT 1 nhưng vẫn thuộc loại vệ tinh trung bình. Tuổi thọ thiết kế của vệ tinh VINASAT 2 là 15 năm nhưng có thể kéo dài thời gian cung cấp dịch vụ tối thiểu là 16 năm.
Chủ tịch Nguyễn Tấn Dũng trong một buổi giới thiệu VINASAT 1.
VINASAT 2 có nhiều băng KU hơn VINASAT 1 nên đáp ứng tốt yêu cầu sử dụng do nhu cầu khách hàng trên băng tần KU cao hơn. VINASAT 2 có tổng kinh phí đầu tư khoảng 260 - 280 triệu USD. Theo VNPT, thời gian thu hồi vốn của VINASAT 2 dự kiến tương tự như VINASAT 1 là khoảng 10 - 12 năm.
[justify]Ông Hoan tiết lộ thêm, mặc dù việc đăng ký tần số này nghe có vẻ đơn giản nhưng không phải nước nào cũng thực hiện được. Dẫn chứng là khi phái đoàn Việt Nam sang đàm phán với Nga về 2 vị trí quỹ đạo này[/justify], Nga không tin Việt Nam có thể thay đổi, dịch chuyển để có được vị trí 126 và 131,8 cho Liên minh Viễn thông Thế giới (ITU) ghi vào bản tần số năm 2007. "Đặc biệt, vị trí 131,8 là sự chuyển dịch ngoạn mục của Cục Tần số Vô tuyến điện khi từ vị trí đăng ký dự thảo ban đầu cách đó rất xa đưa gần về vị trí sát 132. Lúc đó chúng ta mới có vị trí quỹ đạo để có ý tưởng cho vệ tinh thứ 2”, ông Hoan nói.
VINASAT 2 có nhiều băng KU hơn nên có thể cung cấp được các dịch vụ tốt hơn
"Cục Tần số Vô tuyến điện không bao giờ nghĩ rằng Việt Nam chỉ có 1 vệ tinh mà không có vệ tinh dự phòng. Do đó, ý tưởng phóng vệ tinh thứ 2 gần như đồng thời với vệ tinh thứ 1, chủ yếu là lựa chọn quỹ đạo và băng tần nào", ông Hoan khẳng định.
Vẫn theo ông Hoan, Cục Tần số Vô tuyến điện cũng đề phòng trường hợp VINASAT 2 bị phóng chậm giống như VINSAT 1. Vì vậy, tại Hội nghị vô tuyến thế giới năm 2012 WRC-12, Cục Tần số đã đề nghị Hội nghị xem xét và cho phép hồ sơ mạng vệ tinh VINASAT-FSS-131E-III (131.8E) của Việt Nam được kéo dài 1 năm trong trường hợp trễ phóng do phóng kèm. Đề nghị của Việt Nam đã được Hội nghị chấp thuận. Đây là một thành công lớn, giúp Việt nam có cơ hội giữ được vị trí quỹ đạo trong trường hợp phóng trễ do phóng kèm. Ông Hoan cho biết, vệ tinh VINASAT 2 sẽ phóng thẳng lên quỹ đạo sử dụng chứ không phóng qua quỹ đạo dự phòng.