Quấn tã cho con suốt cả ngày
Quấn tã là một trong những biện pháp giúp trẻ bớt quấy khóc, khó chịu nhưng quấn tã cho bé suốt 24/7 sẽ cản trở sự phát triển dây thần kinh vận động của bé. Khi trẻ không có cơ hội để di chuyển, các khớp, xương, cơ bắp và khớp nối không thể phát triển bình thường, giúp trẻ đi, đứng,… sau này được.
Thay vì thế, bố mẹ chỉ nên quấn tã cho con khi bé đi ngủ. Tránh cản trở những chuyển động của bé khi bé đang tỉnh giấc. Khi bé vẫn còn tỉnh táo, hay giúp bé vận động, chơi các trò chơi và chơi những đồ chơi kích thích bé vươn, rướn người.
Cho con ngồi khi con chưa sẵn sàng
Thông thường, em bé sẽ học cách ngồi vào khoảng 7-8 tháng tuổi. Bé sẽ tự dùng sức mình để nâng đỡ cơ thể và ngồi dậy được. Tuy nhiên, nếu bố mẹ cho bé ngồi quá sớm, ngồi một cách thụ động (không phải để bé tự ngồi) khi bé chưa đủ sức, hành động này có thể kìm hãm khả năng ngồi tự nhiên của bé.
Thay vì thế, bố mẹ hãy dành nhiều thời gian cho con tiếp xúc với nền phẳng, được tự do ngóc đầu, lật, bò và kết hợp các động tác lại cho đến khi bé đủ khả năng, sẵn sàng để có thể tự ngồi một mình.
Cho con dùng xe tập đi để con nhanh biết đi
Thực tế, đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học cảnh báo về nguy hiểm tai hại khi dùng xe tập đi cho trẻ. Thứ nhất, trẻ dùng xe tập đi không được thoải mái, tự do vận động đôi chân mà bị giới hạn trong một không gian nhất định, không tốt cho sự phát triển khả năng đi tự nhiên. Thứ hai, xe tập đi còn tiềm ẩn nguy cơ làm trẻ bị vướng trượt, lật nhào, có thể gây chấn thương.
Không tạo điều kiện cho con nằm sấp
Mặc dù Viện Nhi khoa Hoa Kì (AAP) khuyên các bậc phụ huynh nên cho con nằm ngửa khi ngủ để giảm nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh nhưng trong ngày, trẻ vẫn cần dành thời gian để được nằm sấp. Khi trẻ đạt tới mốc 4 tháng tuổi, mỗi ngày, bố mẹ nên để trẻ nằm sấp khoảng 20 phút để trẻ rèn luyện sức mạnh ở cổ và phần thân trên của cơ thể cũng như các kĩ năng vận động kết hợp, cần thiết cho việc lật, bò, ngồi, đứng,… ở những tháng về sau.
Cho con tập bò và đi trên nệm mềm
Bề mặt quá mềm làm trẻ không có cơ hội được cảm nhận độ cứng của mặt đất và không được thử thách, khám phá, học cách di chuyển. Mẹ nên chọn loại thảm mỏng, không trượt để thay thế. Nếu bàn chân bé bị chìm vào trong tấm thảm, có nghĩa là tấm thảm quá mềm với bé.
Nguyên tắc này cũng cần được áp dụng khi lựa chọn giày dép. Đi chân trần là tốt nhất cho việc bò và tập đi bộ. Nếu bé ra ngoài, hãy cho bé đi giày dép đế mỏng, nhẹ và linh hoạt để bàn chân bé có thể cảm nhận được mặt đất.
Nguồn: Nhà thuốc Nghĩa Hưng