[justify]Đứng trước sự đa dạng đó, làm thế nào để tìm hiểu về 1 hệ điều hành một cách nhanh chóng nhất có thể nhằm tiết kiệm thời gian quý báu, là câu hỏi được không ít người đặt ra. 6 phương pháp dưới đây chính là câu trả lời cho câu hỏi đó. Dĩ nhiên, bạn cũng không cần áp dụng cả 6 phương pháp này mà tùy vào điều kiện hiện tại của mình, bạn chỉ cần tới 1 hoặc 2 giải pháp là đã có thể thuần thục 1 hệ điều hành mới.[/justify]
[size=6]Trải nghiệm tại cửa hàng[/size]
[justify]Trong thời đại thương mại điện tử, việc mua một thiết bị như laptop, điện thoại hay tablet mà thậm chí không cần phải sờ đến chúng một lần nào là việc không mấy khó khăn. Mọi giao dịch đều có thể thực hiện online và món hàng sẽ được chuyển đến tận nhà bạn. Tuy vậy, trải nghiệm sử dụng không thể được truyền đạt chi tiết qua mạng và đó cũng là lý do mà các showroom vẫn sống khỏe, sống mạnh.[/justify]
[justify]Showroom chính là một trong những điểm đến lý tưởng giúp bạn thoải mái trải nghiệm 1 hệ điều hành mới. Các máy tính cũng như các thiết bị tại đây đều có những sản phẩm mẫu trưng bày sẵn. Bên cạnh tìm hiểu về hệ điều hành, các phần mềm, các cửa hàng cũng là nơi giúp bạn tìm hiểu về chất lượng phần cứng, chất lượng gia công của thiết bị nữa. "Trăm nghe không bằng mắt thấy", trải nghiệm thực tế này sẽ giúp bạn nhanh chóng làm quen với 1 sản phẩm, cho dù đó là phần cứng hay phần mềm.[/justify]
[size=6]Tìm đọc hướng dẫn sử dụng[/size]
[justify]Thông thường khi làm quen với 1 hệ điều hành, nhiều người có 1 thói quen xấu đó là tự mày mò để khám phá. Tuy nhiên, đây là cách vừa tốn thời gian mà hiệu quả mang lại không cao bằng việc bạn tìm đọc các hướng dẫn sử dụng.[/justify]
[justify]Lấy ví dụ, nếu bạn nhảy bổ vào sử dụng Windows 8 ngay khi cài đặt xong sẽ không giúp bạn nắm hết được các gesture và shortcut ẩn của hệ điều hành này. Ngay cả với những hệ điều hành nổi tiếng là thân thiện và dễ làm quen như của Apple, công sức bỏ ra tìm hiểu rõ các tính năng sẽ không phản bội bạn khi có trục trặc gì đó xảy ra.[/justify]
[justify]Hướng dẫn làm quen với các hệ điều hành phổ biến có thể dễ dàng được tìm thấy trên mạng, hoặc đến từ chính nhà cung cấp. Việc của bạn là hãy tìm đọc chúng trước khi bắt đầu sử dụng 1 hệ điều hành nào đó.[/justify]
[size=6]Sử dụng máy ảo[/size]
[justify]Sự tiến bộ của công nghệ ảo hóa ngày nay giúp bất cứ người dùng với kiến thức máy tính cơ bản nào cũng có thể thử nghiệm một hệ điều hành mới ngay trên máy mình mà không cần phải bỏ thêm một xu nào cho các phần cứng mới. Vì phải chia sẻ tài nguyên với hệ điều hành mà bạn đang dùng để chạy phần mềm tạo máy ảo, hiệu năng mà ta trải nghiệm được trên các máy ảo này sẽ giảm đi đôi chút so với khi ta cài đặt trên phần cứng thật.[/justify]
[justify]Tuy vậy máy ảo là giải pháp tiện lợi và nhanh chóng nhất cho những ai muốn thử nghiệm các tính năng của một hệ điều hành khác hoặc một phiên bản mới hơn nhưng lại không muốn động chạm tới hệ thống hiện đang hoạt động ổn định của mình. Khi đã vọc phá xong, ta chỉ cần tắt cửa sổ máy ảo và tiếp tục sử dụng hệ điều hành hiện tại của mình.[/justify]
[justify]Đa số các distro Linux thường dùng như Ubuntu, Fedora có thể dễ dàng được cài đặt thành máy ảo, nhất là khi phần lớn các distro này luôn cho phép tải về miễn phí. Hiện nay, giải pháp dùng thử Chrome OS trên máy ảo cũng đã được nhiều nơi giới thiệu.[/justify]
[justify]Về phía Microsoft, tuy nhiều người dùng có xu hướng lạm dụng crack trên các sản phẩm của hãng này, nhưng đừng quên rằng Microsoft luôn cung cấp bản dùng thử cho các sản phẩm của mình, mới đây nhất là preview image của Windows 8.1 đã được công bố cho phép người dùng tải về. Dĩ nhiên là chẳng ai muốn cài đặt những bản dùng thử với thời gian giới hạn này lên máy thật của mình, vậy thì còn giải pháp nào hiệu quả hơn sử dụng máy ảo?[/justify]
[size=6]Chạy thẳng từ LiveCD – Chỉ dùng cho Linux[/size]
[justify]Rất nhiều Linux distro có thể được khởi chạy thẳng từ các LiveCD hay USB. Người dùng có thể sử dụng các phiên bản Live này như một hệ điều hành đã được cài đặt thực thụ. Đây là giải pháp rất hiệu quả để trải nghiệm thử các hệ thống Linux mà không cần phải động chạm gì đến hệ điều hành đang sử dụng.[/justify]
[justify]Khi dùng thử xong, tất cả những gì chúng ta cần làm là restart máy và tháo LiveCD/USB Linux hoặc đơn giản là chỉnh lại boot device. Dĩ nhiên, nếu bị hớp hồn, bạn có thể quyết định cài đặt luôn sản phẩm Linux đó từ môi trường LiveCD.[/justify]
[justify]Phía Microsoft không phải không nhận ra sự tiện lợi của phương pháp này, chỉ là người dùng phải có Windows 8 bản….. Enterprise mới có thể sử dụng sản phẩm của Microsoft trên USB.[/justify]
[size=6]Cài thử lên một máy tính cũ[/size]
[justify]Có một dàn máy cũ, dù là yếu trong nhà luôn có nhiều cái lợi. Ta có linh kiện để thử mỗi khi dàn máy hiện tại có hỏng hóc, có nơi backup, có thể tận dụng làm NAS…. Và một lợi ích gần gũi nhất là có nơi để thử hệ điều hành mới.[/justify]
[justify]Cài đặt hệ điều hành lên máy ảo tuy có nhiều điểm tiện lợi, nhưng với những ai muốn thử nghiệm hiệu năng và độ ổn định của hệ điều hành đó trên phần cứng thật, hẳn nhiên không gì bằng một dàn máy cũ có sẵn trong nhà. Nếu chịu khó tìm hiểu các giải pháp trên mạng, thậm chí bạn sẽ không còn bị giới hạn trong Windows, Linux hay Chrome OS mà còn có thể vọc tới MAC OS X trên các máy không quá cũ.[/justify]
[justify]Người dùng có kinh nghiệm có thể thấy việc cài đặt hệ điều hành mới với chế độ dual-boot ngay trên máy đang sử dụng không mấy khó khăn. Tuy nhiên việc này đòi hỏi thêm một số thao tác phân vùng, làm việc với bootloader… và dĩ nhiên là khó mà nhanh chóng bằng việc tận dụng luôn một máy cũ có sẵn. Đặc biệt là nếu bạn cần vừa tra cứu vừa thao tác cài đặt, hoặc không muốn hành hạ ổ cứng mới quá nhiều.[/justify]
[size=6]Sử dụng các giải pháp mô phỏng[/size]
[justify]Một số công ty cung cấp các giải pháp giúp mô phỏng lại trải nghiệm sử dụng hệ điều hành của mình cho người dùng. Tuy đây không phải là phương án tối ưu vì thực tế ta không đang sử dụng hệ điều hành đó mà chỉ đang được giới thiệu các tính năng của chúng thông qua một môi trường trung gian chẳng hạn như môi trường web. Các phương án như online tour của Ubuntu, trong đó người dùng có thể thử trải nghiệm một giao diện sử dụng “tương tự” hệ điều hành Ubuntu cũng là lựa chọn không tồi cho những ai chỉ muốn ngó qua xem hệ điều hành này trông ra sao và có những gì.[/justify]
[justify]Trang giả lập chính thức mà Microsoft lập ra cho Windows Phone 8 giới thiệu cho người dùng một số thành phần trong giao diện Windows Phone, chẳng hạn như Start screen và các khối “tiles”.[/justify]
[justify]Nhìn chung, các vấn đề về như hiệu năng, tính ổn định hẳn nhiên sẽ khó mà được xem xét khách quan khi sử dụng phương pháp này, vì thực tế chẳng có hệ điều hành nào đang thực sự chạy cả. Những gì ta được cung cấp chủ yếu là các thông tin về giao diện, chức năng căn bản.[/justify]
[size=6]Tổng kết[/size]
[justify]Thực ra không có gì tiện lợi hơn việc tìm một người bạn nào đó đang sử hữu một chiếc máy chạy hệ điều hành mà bạn muốn tìm hiểu để mượn về trải nghiệm. Tuy nhiên với số lượng các thiết bị và hệ điều hành cực lớn ngày nay, nắm được một số giải pháp thay thế để có thể tự thử nghiệm khi cần cũng không thể nói là thừa. Theo kinh nghiệm của bạn, còn những cách nào để thử nghiệm các hệ điều hành mới đang xuất hiện gần như mỗi năm một vài lần hiện nay?[/justify]
[justify] [/justify]