Chế độ ăn uống chưa đầy đủ, dị ứng thực phẩm, tổ chức vi sinh biến đổi, lo lắng và căng thẳng là những nguyên nhân phổ biến nhất làm cho chúng ta dễ bị mắc các loại bệnh liên quan đến vấn đề tiêu hoá.
Sử dụng các tính năng của một số loại gia vị quen thuộc thường có trong các món ăn là một phương pháp tiếp cận tự nhiên vừa cung cấp thực phẩm mà vẫn có khả năng loại bỏ và phòng tránh được bệnh. Dưới đây là 6 loại gia vị hàng ngày có thể giúp chúng ta chữa được bệnh đường ruột một cách tự nhiên mà không cần có sự can thiệp của thuốc tây y.
1. Nghệ:
Một trong số những gia vị được con người biết đến nhiều nhất là nghệ. Thành phần chính của củ nghệ vàng là chất màu curcumin. Tinh chất curcumin là chất có hoạt tính chống viêm cao có tác dụng hỗ trợ quá trình tiêu hoá lượng thức ăn thích hợp.
Nhờ có tính năng giúp vết thương nhanh lành, nghệ có thể bảo vệ niêm mạc đường ruột và đường tiêu hoá, ngăn chặn được tình trạng ruột bị rỏ rỉ. Nó cũng có tác dụng ức chế sự tạo khí, làm tăng lượng chất nhầy trong dịch vị, chống tổn thương viêm loét, ngăn chăn sự hình thành của loét dạ dày và tá tràng.
2. Rau mùi:
Nước ép từ rau mùi là thức uống vô cùng hiệu quả để chữa chứng rối loạn tiêu hoá như: ăn không tiêu, nôn mửa kiết lỵ, viêm gan và viêm ruột kết. Nó cũng rất hiệu quả để điều trị bệnh thương hàn.
Ngoài ra rau mùi khô còn chữa được bệnh tiêu chảy và kiết lỵ cấp tính. Rau mùi có tác dụng chống co thắt ruột, làm giảm tình trạng ruột bị kích thích mà không mang lại những tác dụng phụ gây hại đến sức khoẻ con người.
3. Thì Là:
Theo y học cổ truyền Thì Là có tính kích thích, mùi thơm hăng hắc và hơi đắng. Nó được xem là loại thuốc êm dịu giúp cải thiện hoạt động của dạ dày, ngăn ngừa các cơn đau xoắn bụng do táo bón, tiêu chảy do rối loạn tiêu hoá. Ngoài ra nó còn có tác dụng kích thích sự bài tiết nước tiểu, làm giảm các cơn đau do rối loạn đường tiết niệu như viêm thận, viêm bàng quang, sỏi thận.
4. Thì Là Ai Cập
Đây là loại gia vị truyền thống của người Bắc Phi, thường được dùng trong các bữa ăn vì có tác dụng điều trị chứng khó tiêu, kích thích quá trình tiêu hoá, có thể làm giảm đầy hơi và đau bụng.
Ngoài ra nó còn có thuộc tính giúp lợi tiểu, gây trung tiện, tiêu chảy, điều kinh và trị co thắt. Ở phương Đông loại gia vị này được coi là một phương thuốc từ thảo mộc, có thể làm tăng tiết sữa và giảm cảm giác buồn nôn ở phụ nữ khi mang thai.
5. Gừng:
Trong củ gừng vàng có trên 400 chất khác nhau, bao gồm tinh dầu, chất béo, các vitamin B1, B2, B6, C và nhiều chất khoáng như kali, canxi, sắt, kẽm…Gừng giúp hệ thống tiêu hóa làm việc tốt hơn nhờ khả năng kích thích tiết nước bọt, dịch mật, kích thích sự vận chuyển trong đường tiêu hóa. Kích thích sự sinh trưởng các loại vi khuẩn có ích trong hệ tiêu hóa, có tác dụng chống rối loạn tiêu hóa do kháng sinh.
Gừng cũng làm giảm bài tiết dịch vị, ức chế sự co bóp dạ dày, ức chế sự phát triển của các loại vi trùng gây bệnh dạ dày. Trên thực tế, gừng là một phương thuốc hiệu quả để điều trị và ngăn ngừa ung thư đại tràng và nhiều bệnh khác như ngăn ngừa tiêu chảy, loại bỏ cảm giác bồn nôn và trị chứng bệnh đau bụng kinh.
6. Ớt cay:
Vì có tính cay rất mạnh nên loại gia vị này thường được coi là không tốt cho dạ dày của chúng. ta nhưng trên thực tế là ớt không chỉ là loại gia vị có khả năng kích thích quá trình tiêu hoá mà còn giúp điều chỉnh bài tiết lượng axit tiêu hoá trong đường ruột, làm dịu các bệnh đường ruột bằng cách kích thích bao tử tiết chất nhầy.
Ớt cay còn có tác dụng làm giảm cholesterol, làm gia tăng sức khoẻ của toàn bộ hệ thống tim mạch, có tính kháng sinh cao - chuyên chở các chất dinh dưỡng cần thiết đến những vùng bị nhiễm trùng và viêm.