Thuốc đặt là “cứu cánh” hữu hiệu của XX khi “vùng kín” bị “tấn công”. Nhưng sử dụng thuốc như thế nào để hiệu quả nhất thì không phải “nàng” nào cũng biết đâu nhé! Cách dùng thuốc an toàn nè!
Thuốc đặt là dạng dành riêng cho XX, nhưng không nên vì thế mà dùng “vô tội vạ” đâu nhé. Trước tiên phải có chỉ định của bác sĩ (vì có nhiều loại thuốc đặt lắm và mỗi loại lại có 1 công dụng khác nhau nữa), tiếp đó, bạn phải sử dụng cho “chuẩn”, theo đúng hướng dẫn, nếu không sẽ khiến hiệu quả của thuốc giảm và còn hại thêm nữa đó. Một số quy tắc “bỏ túi” dưới đây sẽ giúp “các nàng” dễ dàng hơn trong việc sử dụng thuốc đặt.
1. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra viêm nhiễm “vùng kín” (vi trùng, kí sinh trùng, nấm,…) nhưng thường thì ở mỗi XX lại có một ‘thủ phạm” chính. Việc quan trọng là bạn phải “điều tra” ra “tên tội phạm” đó là gì, từ đó xác định loại thuốc đặt phù hợp. Không nên cứ thấy ngứa là ra tiệm thuốc mua “bừa” một loại thuốc đặt. Thực tế là việc “truy tìm” tác nhân gây bệnh cũng khá đơn giản và ít tốn kém, bạn chỉ cần làm xét nghiệm dịch tiết âm đạo và soi tươi là được rồi.
2. Khi “vùng kín” bị ‘tấn công”, bạn phải dùng thuốc đủ liều thì mới đẩy lùi được “quân địch”. Tuy nhiên chỉ nên dùng thuốc trong khoảng 7 – 10 ngày, không nên quá 14 ngày. Nếu đã dùng đúng mà không thấy “địch” suy yếu nhiều thì có thể thay thuốc. Dùng một loại thuốc kéo dài hoặc dùng liều quá thấp, không đều đặn, đều có thể gây kháng thuốc.
3. Khi “vùng kín” bị “đánh phá” nặng nề, bạn nên dùng thuốc đặt kết hợp với thuốc uống (tất nhiên có sự chỉ dẫn của bác sĩ). Đặc biệt là, viêm âm đạo có đặc điểm thường rất dai dẳng, tái đi tái lại nên lần đầu tiên nên chọn một loại thuốc có tác dụng vừa phải, rẻ tiền; chỉ khi không đáp ứng mới nên dùng một loại thuốc đặc hiệu khác đắt tiền và tác dụng mạnh hơn.
4. “Kĩ thuật” đặt cũng rất quan trọng nhé. Với loại viên trứng, viên nhét có thể mềm thì đặt thẳng vào âm đạo, không cần thao tác hay “bí kíp” gì. Với viên nén “chuyên dụng” có thể cứng, khó tan thì phải “cầu kì” hơn một chút: đầu tiên làm ẩm bằng cách nhúng viên vào nước 20 – 30s, hoặc đặt lên 1 miếng gạc ướt sạch, sau đó mới đặt vào “vùng kín”.
5. Nên đặt vào buổi tối trước khi đi ngủ, đặt xong nằm nghỉ luôn. Còn nếu đặt vào lúc khác thì sau khi đặt phải nằm nghỉ vài tiếng (cho thuốc ngấm mừ).
6. Một vài XX có thể bị dị ứng với thuốc đặt, nếu chỉ bị dị ứng nhẹ thì có thể tiếp tục đặt, nếu nặng nên dừng và đổi sang loại thuốc khác.
7. Nếu tình trạng viêm nhiễm không “nguy kịch” đến mức phải dùng thuốc thì bạn không nên đặt thuốc. Lạm dụng thuốc sẽ gây nên sự kháng thuốc, làm mất cân bằng hệ vi sinh trong “vùng kín”, gây bội nhiễm các tác nhân gây bệnh khác, có khi sẽ dẫn đến bệnh nặng và khó chữa trị hơn.
“Điểm danh” các loại thuốc đặt
Thuốc đặt có nhiều loại, nhưng “túm gọn lại” là 3 loại có chứa các thành phần sau:
Loại chứa hormone Estrogen: hormone này có tác dụng làm niêm mạc âm đạo phát triển, giúp “tam giác mật” của XX “mềm mại dịu dàng”. Estrogen còn giúp tạo ra lượng vi khuẩn có ích, từ đó giữ cho môi trường “vùng kín” luôn có acid, trong môi trường ấy vi khuẩn có hại bị “kìm kẹp hạn chế” còn vi khuẩn có lợi càng sinh sôi nảy nở hơn.
Loại chứa nhiều kháng sinh: loại này còn được gọi là “thuốc đặt đa năng”, vì thường được sử dụng để điều trị viêm âm đạo do nhiều loại vi khuẩn gây ra mà lại không có biểu hiện đặc trưng. “Thuốc đặt đa năng” giống như “một mũi tên bắn trúng nhiều đích”, nhưng nhiều bác sĩ khuyên rằng không nên lạm dụng loại thuốc này.
Loại chứa một kháng sinh: dùng để trị một tác nhân gây bệnh nhất định (chẳng hạn trị trùng roi, nấm candida,…). Thuốc này có chứa hoạt chất có thể tan ra được, giữ cho độ pH trong môi trường âm đạo ở mức độ phù hợp và không gây kích ứng.