[size=medium]
Sự thỏa mãn trong công việc là quan trọng không chỉ vì nó thúc đẩy hiệu suất công việc mà nó còn làm tăng chất lượng cuộc sống của chúng ta.
Công việc của mỗi người là khác nhau nhưng ở đây có 9 yếu tố mà các nhà tâm lý học thường tìm thấy được xem là quan trọng , ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của con người với công việc của họ.
Những rắc rối nho nhỏ.
Nếu bạn hỏi các bác sĩ về điều tồi tệ nhất trong công việc của họ, bạn nghĩ họ sẽ nói gì ? Thực hiện những ca phẫu thuật khó khăn, gây đau đớn ? Nói với bệnh nhân là họ chỉ sống được vài tháng nữa thôi ? Không, nó là 1 cái gì đó có vẻ ít căng thẳng hơn.
Chúng ta có xu hướng xem nhẹ những điều gây bực mình hằng ngày, nghĩ rằng mình nên tập trung vào những việc lớn. Nhưng thực sự là sự thỏa mãn của con người trong công việc bị ảnh hưởng bởi những rắc rối nhỏ hằng ngày. Những rắc rối nhỏ đó có vẻ như không nhiều nhưng khi chúng xuất hiện gần như mỗi ngày và nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta, chúng sẽ gây khó khăn cho sự hài lòng trong công việc của chúng ta.
Nhà quản lý có thể dễ dàng nâng cao sự thỏa mãn cho nhân viên của mình bằng cách phát hiện ra những rắc rối nhỏ hằng ngày và nhắm vào nó – những nhân viên của bạn sẽ yêu bạn vì điều này.
Nhận thức về sự trả lương công bằng.
Cho dù công việc của bạn là gì, để bạn cảm thấy thỏa mãn thì thù lao phải được trả công bằng. Sự bất công càng lớn giữa những gì bạn nghĩ mình nên nhận được và những gì bạn được trả thì bạn sẽ càng ít thỏa mãn.
Điều quan trọng ở đây là nhận thức. Nếu bạn nhận thấy những người khác cùng làm 1 công việc giống bạn và được trả lương như bạn thì bạn sẽ càng cảm thấy thỏa mãn với công việc của mình hơn là nếu bạn nghĩ rằng người khác được nhận lương nhiều hơn bạn.
Thành tựu.
Con người cảm thấy thỏa mãn hơn với công việc của họ nếu như họ đạt được thành tựu nào đó. Trong 1 số công việc thì thành tựu đạt được là rõ ràng, nhưng 1 số công việc khác thì không.
Hồi đáp.
Không có gì tệ hơn việc không biết liệu mình có đang làm tốt 1 công việc nào đó không. Khi nói đến sự thỏa mãn trong công việc, không có phản hồi mới đồng nghĩa với tin tức xấu. Việc nhận được 1 hồi đáp tiêu cực có thể gây đau khổ cho bạn nhưng ít nhất nó cũng nói cho bạn biết chỗ nào có thể được cải tiến. Mặt khác , hồi đáp tích cực có thể tạo nên sự khác biệt cho mức độ thỏa mãn mà con người cảm nhận.
Sự phức tạp và đa dạng.
Nhìn chung, con người thấy công việc của họ có nhiều thỏa mãn hơn nếu công việc đó phức tạp hơn và mang lại sự đa dạng nhiều hơn. Dường như con người thích những công việc phức tạp ( nhưng không phải là công việc khó thực hiện ) , có lẽ vì chúng thúc đẩy họ nhiều hơn. Công việc quá đơn giản, dễ dàng sẽ khiến con người nhàm chán.
Để thỏa mãn với công việc, con người cần được thách thức một chút và cần một vài sự đa dạng trong những nhiệm vụ mà họ tiến hành. Điều này nghe có vẻ dễ dàng nhưng có nhiều công việc chỉ mang lại sự phức tạp hoặc sự đa dạng.
Sự kiểm soát.
Bạn có thể có những nhiệm vụ nhất định phải làm, nhưng làm như thế nào thì nó nên phụ thuộc vào bạn. Con người càng nhận thấy mình có nhiều khả năng kiểm soát trong việc tiến hành công việc của họ thì họ càng cảm thấy thỏa mãn.
Nếu con người không được trao cho 1 số quyền kiểm soát thì họ sẽ tìm cách đạt được nó bằng cách ăn cắp 1 lượng nhỏ hoặc tìm cách phá hoại hệ thống. Các nhà tâm lý học phát hiện thấy : những người làm những việc mà họ có rất ít sự kiểm soát ( ở mọi mức độ ) thì cảm thấy công việc của mình là rất căng thẳng và hậu quả là sự không thỏa mãn.
Sự hỗ trợ của tổ chức.
Người lao động muốn biết rằng tổ chức quan tâm đến họ : nghĩa là họ đang nhận lại được 1 số thứ cho những gì họ đang cống hiến. Ví dụ nhu sếp đối xử với chúng ta như thế nào và những thông điệp tinh tế khác. Nếu con người nhìn nhận rằng tổ chức hỗ trợ họ nhiều hơn thì họ sẽ trải nghiệm sự thỏa mãn cao trong công việc.
Nhớ là : nó không chỉ là tổ chức liệu có thực sự hỗ trợ người lao động, mà nó còn là cách thức ( hình thức ) mà tổ chức hỗ trợ. Quan điểm ở đây là hình thức bên ngoài cũng thực sự quan trọng. Nếu người lao động không nhận thấy điều đó thì đối với họ sự hỗ trợ của tổ chức là không tồn tại.
Công việc – gia đình ảnh hưởng lẫn nhau.
Ít thỏa mãn trong công việc không chỉ là lỗi của sếp hoặc của tổ chức, đôi khi nó cũng là do cuộc sống gia đình của người lao động. Những rắc rối ở gia đình làm phát sinh những rắc rối tại công sở.
Một số nghiên cứu khác cho rằng những rắc rối tại nơi làm việc có nhiều khả năng ảnh hưởng đến đời sống gia đình (Ford et al., 2007). Tìm cách thức nhằm tách biệt bản thân khỏi công việc khi ở nhà có nhiều khả năng sẽ bảo vệ bạn trước những căng thẳng trong công việc (Sonnentag et al., 2010).
Dễ dàng cảm thấy thỏa mãn ?
Một vài người trong chúng ta dễ dàng cảm thấy thỏa mãn ( hoặc bất mãn ) hơn những người khác, bất kể công việc của họ tốt ( hoặc xấu ).
Một khái quát chung mà chúng ta có thể làm , đó là con người trở nên thỏa mãn hơn với công việc của họ khi họ già đi. Có lẽ điều này bởi vì con người càng lớn tuổi thì họ càng có khả năng tìm thấy công việc phù hợp với họ. Có rất ít bằng chứng cho quan điểm này như tôi chắc chắn muốn nghĩ rằng đó là sự thật.
Nguồn : spring.org.uk
[/size]