Chuyện shock 2010-04-29 17:56:08

Ai cập và những bí ẩn


[size=3]Những điều chưa biết về kim tự tháp Ai Cập[/size]

[size=3]
[/size] [size=3]




Trong suốt thời kỳ tồn tại của Vương quốc cổ Ai Cập (Old Kingdom), các pharaoh đã thiết lập một chính quyền trung ương ổn định tại thung lũng sông Nile phì nhiêu. Có lẽ, chứng cứ rõ ràng nhất về quyền lực của họ là các kim tự tháp.[/size] [size=3]


Người Ai Cập cổ đại tin rằng khi qua đời, pharaoh trở thành Osiris, vua của người chết. Pharaoh mới trở thành Horus, vị thần của thiên đàng và người bảo vệ thần mặt trời. Chu kỳ này được tượng trưng bởi sự mọc và lặn của mặt trời. Người ta tin rằng một phần linh hồn của pharaoh quá cố, được gọi là ka, vẫn ở lại trong thi thể. Nếu xác đó không được chăm sóc đúng, pharaoh sẽ không thể thực hiện những nghĩa vụ mới của mình với tư cách là vua của người chết. Nếu điều này xảy ra, chu kỳ trên sẽ bị phá vỡ và thảm hoạ xảy đến với Ai Cập.

Để ngăn chặn một thảm hoạ như vậy, mỗi pharaoh quá cố được ướp xác nhằm bảo quản thi thể. Mọi thứ mà pharaoh cần ở thế giới bên kia được cung cấp trong mộ - đồ đựng bằng đất sét, đá và vàng; đồ gỗ, lương thực và thậm chí là những bức tượng giống búp bê, đại diện cho đầy tớ và được gọi là ushabti. Thi thể của pharaoh tiếp tục nhận được thức ăn dưới dạng đồ tế lễ rất lâu sau khi qua đời.

Nhằm che chở và bảo vệ phần linh hồn còn lại trong thi thể của pharaoh, người Ai Cập xây dựng những nầm mồ lớn, không phải lúc nào cũng là kim tự tháp. Trước khi có kim tự tháp, các ngôi mộ được đẽo vào đá, bên trên là những cấu trúc có mái bằng tên là nhà mồ (mastabas).

Nhà mồ bị đất bao phủ theo thời gian. Do vậy, hình chóp của các nấm mộ sau đó có lẽ bắt nguồn từ những ụ đất cát này. Cũng có thể là các kim tự tháp Ai Cập được xây dựng theo hình dáng của một hòn đá nhọn, linh thiêng tên là benben. Benben tượng trưng cho các tia mặt trời. Tài liệu cổ xưa khẳng định các pharaoh lên thiên đàng thông qua tia nắng.

Trái ngược với một số mô tả thông thường, những người xây dựng kim tự tháp không phải là nô lệ hoặc người nước ngoài. Các bộ xương được khai quật cho thấy họ là người Ai Cập sống tại những ngôi làng do cận thần của pharaoh lập nên và quản lý. Các ngôi làng đó có nơi làm bánh mỳ, xưởng làm bia, hàng thịt, kho thóc, nhà cửa, nghĩa địa và có lẽ là một số ngôi nhà kiểu bệnh viện. Có bằng chứng về việc người lao động còn sống sót sau khi chân tay bị cưa cụt hoặc đè nát. Những lò bánh mì được khai quật gần các kim tự tháp lớn có lẽ đã sản xuất hàng nghìn ổ bánh mỗi tuần.

Một số người xây dựng kim tự tháp là nhân công lâu dài của pharaoh. Những người khác từ các ngôi làng địa phương phải đi phu trong một thời gian nhất định. Một số nhân công có lẽ là phụ nữ. Mặc dù giới khảo cổ chưa tìm thấy những mô tả về nhân công nữ song một số bộ xương cho thấy phụ nữ đã phải làm việc với những tảng đá nặng trong thời gian dài. Các bức bích hoạ cho thấy ít nhất cũng có một vài công nhân tự hào về công việc của họ. Họ gọi các đội lao động của mình là ''Những người bạn của Khufu'', ''Những kẻ tôn sùng Menkaure''… Các tên gọi đó thể hiện lòng trung thành của họ với pharaoh.

Ước tính có 20.000-30.000 nhân công xây dựng các kim tự tháp tại Giza trong thời gian trên 80 năm. Đa phần công việc có lẽ được tiến hành khi sông Nile ở vào mùa lũ. Các khối đá vôi lớn có thể được vận chuyển bằng đường sông từ mỏ tới thẳng chân kim tự tháp. Sau đó, chúng được đánh bóng bằng tay và được đẩy theo những đường dốc tới vị trí đã định. Tuy nhiên, việc xây dựng kim tự tháp không chỉ đơn thuần là lao động chân tay. Để đạt được hình dạng chính xác của kim tự tháp, các kiến trúc sư phải rọi dây từ các góc ngoài tới đỉnh đã định nhằm chắc chắn các tảng đá được đặt đúng.

Các nhà thiên văn đồng thời là thầy tu chọn địa điểm xây dựng và hướng kim tự tháp. Vì vậy, chúng sẽ nằm trên trục phù hợp những chòm sao linh thiêng. Từ công nhân xây dựng cho tới thầy tu, tất cả họ hẳn là đã nhận ra vai trò của mình trong việc tiếp nối chu kỳ sống - chết của các pharaoh, do đó làm rạng danh Ai Cập. Kim tự tháp đầu tiên là kim tự tháp có bậc, cao 66m của Zoser ở Sakkarah. Nó được xây dựng vào năm 2650 trước CN bởi kiến trúc sư Imhotep.


Lời Nguyền của những KIM TỰ THÁP Ai Cập

Một tấm thảm kịch lạ lùng kinh dị cùng diễn ra một lần tại hai nơi rất xa khi con chó của nhà khảo cổ lừng danh Lord Carnarvon bỗng nhiên hốt hoảng tru lên những tiếng hãi hùng rồi lăn ra chết đúng vào lúc người chủ thân yêu của nó là Lord Carnarvon ở cách xa đến hàng ngàn dặm cũng tự nhiên kêu lên một tiếng rồi ngã vật ra trút hơi thở cuối cùng trong một căn phòng của khách sạn ở Cairo, thủ đô Ai Cập.

*******

Câu chuyện khởi đầu từ ngày 17 tháng 2 năm 1929, khi nhà khảo cổ Lord Carnarvon và đoàn thám hiểm của ông đục phá chiếc cửa đá bí mật của Kim Tự Tháp nổi tiếng ở Ai Cập để đột nhập vào ngôi mộ của vua Tutankhamen. Chính ngay ở ngôi mộ cổ này, Howard Carter đã khám phá ra được thêm một kho tàng vô giá vượt ngoài sức tưởng tượng hoặc ước mơ của họ, những đồ vật bằng vàng khối, những bảo thạch, những đồ dát ngọc tập trung nơi chiếc quan tài rực rỡ chứa đựng thi thể vua, nơi đây hai nhà khảo cổ còn tìm thấy được những thứ mà từ lâu họ từng thiết tha mong đợi.



Tuy nhiên, điều làm cho những người đột nhập ngôi cổ mộ trong thấy trước tiên có lẽ là hàng chữ khắc trong vách đá, hàng chữ mang nội dung là một lời nguyền đầy vẻ cảnh cáo hăm dọa: “Kẻ nào làm quấy động giấc ngủ của Pharaon (vua Ai Cập) đều phải chết!”
Không ai có thể ngờ được, nhất là đối với nhà khoa học, dòng chữ khắc trên đá ấy lại là cả một lời nguyền với sức mạnh siêu linh huyền bí tác động lên những ai dám mạo hiểm đột nhập vào ngôi cổ mộ của vua Ai Cập. Về sau, những người dấn thân vào việc khám phá Kim Tự Tháp và đến bên áo quan của vua Tutankhamen đều lần lượt trả giá rất đắt.

Trước tiên là nhà khảo cổ Lord Carnarvon, một hôm đang ngủ trong căn phòng của khách sạn Continental thì bỗng nhiên thức dậy nói lẩm bẩm như người ngủ mê: “Tôi cảm thấy thích chốn địa ngục”. Vừa lúc đó con trai của ông chạy vào lo lắng hỏi han, nhưng nhà khảo cổ vẫn lẫm bẩm câu nói quái gỡ ấy và ngớ ngẩn như chẳng còn biết gì ở chung quanh. Đêm đó, ông trút hơi thở cuối cùng. Cùng thời điểm ấy, con chó nhà ông tru lên từng hồi…

Sau đó không lâu cũng tại khách sạn này lại xảy ra một thảm kịch, nhà khảo cổ Mỹ là Arthur Mace, một thành viên trong đoàn thám hiểm trước đây với Lord Carnarvon, tự nhiên kêu van là mệt mỏi rồi bất thình lình vùng dậy tất tả đi về hướng Kim Tự Tháp và đòi vào thăm cho được chiếc quan tài của vua Ai Cập Tutankhamen lần nữa mặc dù đêm đã khuya. Thế rồi, Arthur Mace nấc lên và chết.
Các bác sĩ không tìm được nguyên nhân của cái chết kỳ lạ này.



Mọi người chưa dứt sự bàng hoàng về cái chết lạ kỳ trên thì George Gould, bạn của Lord Carnarvon (người đã vào tận hầm mộ của vua Ai Cập trong Kim Tự Tháp và đã chứng kiến tận mắt xác thân và gương mặt của nhà vua) bỗng nhiên lên cơn sốt dữ dội và chết sau một đêm không chợp mắt. Tiếp đến, Reid, người đã chiếu tia X qua xác ướp của vua Tutankhamen để mong khám phá những điều mới lạ cũng bị chết một cách đột ngột.

Thảm họa vẫn chưa dừng ở đó khi người thư ký của Lord Carnarvon (người đã theo ông ta bất cứ nơi đâu trong các cuộc khảo sát Kim Tự Tháp) cũng được người ta tìm thấy đã chết khi đang nằm trong phòng ngủ. Tuy nhiên, các bác sĩ khám nghiệm đã chẩn đoán là người thư ký này chết vì chứng trụy tim
Chưa hết, nhà tư bản công nghiệp Anh là Joel Wool, một trong những người đào hầm mộ của vua Tutankhamen, cũng tự nhiên chết sau một cơn sốt lạ kỳ.

Tính kỹ lại thì chỉ trong vòng có 6 năm sau cuộc khai mở canh cửa bí mật nơi Kim Tự Tháp của đoàn khảo cổ để vào tận mộ của vua Ai Cập , đã có 12 người chết một cách bí mật dị kỳ mà những cái chết này cho đến nay vẫn chưa được giải mã.



[/size][size=3]

[/size]

[justify][size=3]Khi tốn kém bao nhiêu vàng bạc châu báu vào việc xây dựng các lăng mộ làm nơi yên nghỉ vĩnh hằng cho mình, các Pharaông Ai Cập chưa nghĩ đến điều gì sẽ xảy ra sau đó: Rồi sẽ có lúc, lớp hậu sinh sẽ đào tới nơi các vị an nghỉ để xoáy của nả của các vị. Và có khó khăn gì đâu cho việc tìm kiếm này?[/size][/justify]
[size=3]

[/size]

[justify][size=3]Cho đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, gần như bọn ăn trộm đồ cổ đã đào xới hầu hết khu mộ cổ trên sa mạc Mimphis. Tuy vậy, xét các tư liệu đã thu được, các nhà khoa học biết rằng vẫn còn có một số hầm mộ chưa tìm ra, lịch sử vẫn có một khoảng trống chưa đủ tư liệu minh họa. Bởi vậy, đầu thế kỷ này, nhiều nhà khảo cổ đã tìm đến Ai Cập đào bới hy vọng mình sẽ là người san lấp được khoảng trống đó.[/size][/justify]
[size=3]

[/size]

[justify][size=3]Huân tước người Anh là Kanaphông thuộc số người hiếm hoi đó. Năm 23 tuổi, ông được thừa kế một gia sản khổng lồ của người cha để lại. Huân tước đã dùng gia sản ấy vào việc tìm kiếm thăm dò các di tích cổ Ai Cập. Ông rời nước Anh đến sống ở Ai Cập, cùng một số chiến hữu đào bới tìm kiếm.[/size][/justify]
[size=3]

[/size]

[justify][size=3]Năm 1905, ông ký với nhà đương cục Ai Cập một văn bản tình nguyện bỏ kinh phí vào công tác khảo cổ, hiến toàn bộ các hiện vật tìm được vào Viện bảo tàng Ai Cập, đổi lấy quyền được đào bới sa mạc Mimphis vì mục đích khoa học. Kanaphông hì hục tìm kiếm suốt 17 năm trời không có kết quả, tiêu tán gần như toàn bộ gia sản. Song ông không vì thế nản lòng. Năm 1922, có việc, ông phải về Anh, trao lại công việc cho người bạn thân thiết là Hôvớc, một nhà khảo cổ có tiếng.[/size][/justify]
[size=3]

[/size]

[justify][size=3]Một ngày nọ, trong khi đào bới gần nơi có lăng mộ cổ đã bị bọn trộm lục lọi chán, Hôvớc tìm thấy một đường hầm, gõ vào tường có tiếng kêu chứng tỏ bên trong có khoang rỗng. Ông cho thợ đào ra, quả nhiên trong là một hầm mộ. Một mùi hôi phả ra. Dùng đèn bấm, Hôvớc nhìn thấy biết bao đồ vật lạ hiện ra trước mắt, ông lập tức cho lấp lại, chờ Huân tước đến sẽ xử lý. Hôm sau, từ bên Anh, Huân tước nhận được điện báo. Đã tìm được một hầm mộ rất lớn, hoàn toàn còn nguyên vẹn, đã lấp lại, chờ ngài đến sẽ xử lý.[/size][/justify]
[size=3]

[/size]

[justify][size=3]Vào thời điểm ấy, nhân loại chỉ còn cách thế giới cổ Ai Cập một tờ giấy mỏng! Huân tước cũng không ngờ rằng, ông đã đứng trước một kho báu lớn đến như vậy! Xuống đến 16 nấc thang vào lòng đất, xới lên lớp đất bạn ông đã lấp lại, huân tước đứng trước một hầm mộ gần như còn nguyên vẹn tất cả: Đủ mọi đồ vật, hòm xiểng, đèn, bình, lọ, chế tác hết sức tinh xảo bằng châu ngọc, và đều mang dấu ấn hoàng đế Tutakamông, chứng tỏ đều là tài sản riêng của vị Pharaông này. Tiếp đó, ba tuần sau, tìm ra hầm mộ số II cách đó 10m. Hiện vật trong hầm một do đá hoa cương, vàng, ngà voi chế tác thành, lộng lẫy chưa từng thấy. Tháng 2 năm sau, lại phát hiện hầm mộ thứ III, đó là một cung điện bằng gỗ quí dát vàng khảm ngọc bích, có quan tài hoàng đế.[/size][/justify]
[size=3]

[/size]

[justify][size=3]Hai nhà khảo cổ gần như ngất đi trước những phát hiện ấy, toàn công trường cũng nín lặng trước những kỳ quan như thế. Không khí trong hầm mộ như nóng rực lên. Người ta phải vộị vã rút lên mặt đất. Ra khỏi căn hầm, đột nhiên Kanaphông vuốt má như vừa bị một thứ côn trùng gì từ trong ngôi mộ bay ra đốt ông, nhưng trong cảnh vui như hội này, không ai lưu ý đến sự việc đó. Người ra mở sâm banh ăn mừng thắng lợi. Huân tước cho lập một phòng thí nghiệm để tiến hành xử lý hóa học các hiện vật thu được. Trong rất nhiều hiện vật lấy được, người ta đặc biệt chú ý chiếc quan tài vua Pharaông. Quan tài được quấn nhiều lớp vải bọc để giữ thi thể nhà vua. Lớp áo cuối cùng được dệt bằng kim tuyến cực ký tinh xảo, đến nay đã trải hơn ba ngàn năm mà sợi vàng vẫn còn lóng lánh rực rỡ. Lúc đến bước hệ trọng nhất là đưa quan tài vào phòng thí nghiệm, thì huân tước do lý do sức khỏe không dự được, đành phó mặc cho Hôvớc. ấn chương và các dòng chữ đã cho biết đây là chủ nhân chính của ngôi mộ: Pharaông 18 tuổi Tulankhamon. Thi hài ông và các hiện vật chôn vùi trong đất đã 35 thế kỷ nay. Khoảng trống bấy nay thế là đã tìm ra. Những hiện vật tìm được vừa nhiều vừa tinh xảo tuyệt vời, không ai không cảm thấy vô cùng thán phục.[/size][/justify]
[size=3]

[/size]

[justify][size=3]Người ra cũng đọc thấy trong hầm mộ dòng chữ: Kẻ nào khuấy rối nơi an nghỉ của các Pharaông, kẻ đó sẽ bị thần chết giáng tai họa lên đầu! Người ta cả cười xem thường lời cảnh cáo đó, xem chẳng qua chỉ là lời dọa nạt vô căn cứ của người xưa. Tuy nhiên với huân tước Kanaphông, ông cảm thấy trong người có điều gì không ổn. Từ khi phát hiện ra ngôi mộ cổ, người ông như rộc hẳn đi, vết cắn của con côn trùng hôm nào ngày càng sưng tấy, đau nhức không chịu nổi, nhiều ngày không ngủ được, các thầy thuốc chữa mãi không chuyển. Ngày 4 tháng 6, tức 45 hôm sau khi khai quật, Kanaphông qua đời. Bấy giờ người ta mới nhớ đến lời cảnh cáo ghi trong hầm mộ. Hôvớc tiếp tục tiến hành các bước còn lại. Ông thấy chiếc quan tài rất lớn còn chứa bên trong ba cái quách nhỏ, khảm ngọc ngà, cái trong cùng bọc sợi kim tuyến ra, thì đó chính là xác ướp của Tulankhamon, dung mạo tươi tắn như đương ngủ, lạ lùng thay, trên mặt hoàng đế có một vết hệt như vết con côn trùng nọ đã đốt huân tước. Ngẫu nhiên hay tất nhiên? không ai giải thích nổi.[/size][/justify]
[size=3]

[/size]

[justify][size=3]Điều đáng ngạc nhiên nữa là: sau đó 1 năm, toàn bộ những người tham gia khai quật đều lần lợt qua đời hết, chưa nói đến nhiều công nhân, nhiều nhân viên nhà bảo tàng Cairô. Mãi năm này mới có một vài lời giải thích hiện tượng lạ lùng đó. Người thì bảo: Người Ai Cập từ rất lâu đã biết tính năng nguyên tố Uranium. Họ chứa Uranium trong hầm mộ, dùng tia phóng xạ để trừ khử những người dám xâm phạm đến nơi an nghỉ của các Pharaông. Lại có người bảo: người Cổ Ai Cập đã dự trữ một bộ độc tố sau nhiều thế kỷ mới phát bệnh để nghiêm trị những tên đào bới mộ cổ. Nhưng cả hai cách giải thích ấy, chưa cách nào được nhiều người tán thành.[/size][/justify]
[size=3]

[/size]

[justify][size=3]Bạn đọc hẳn còn nhớ trong "ngàn lẻ một đêm" có chuyện về một câu thần chú kỳ diệu: Vừng ơi, mở cửa ra! Biết câu thần chú đó, cất lên, thì lập tức tảng đá khép kín trước cửa hang sẽ từ từ mở ra, cho ta bước vào cái hang chứa đầy châu báu. Phát hiện của Kanaphông xứng đáng là một khám phá ra hang châu báu cho toàn nhân loại, có điều là do chưa nắm được câu thần chú nói trên, nên cái giá phải trả quả là quá đắt![/size][/justify]
[size=3]

[/size]

[justify][size=3]Được biết đối với khu đền Đế Thiên Đế Thích (Ăngko Thơm và Ăngko Vát bên Campuchia) cũng có tình hình như vậy: các nhà thám hiểm người Pháp đều bỏ mạng sau cuộc phát hiện lịch sử. Dường như người xưa tỏ ra rất thiêng trong sự bảo vệ những công trình thần bí của mình. Hiện nay người ta chưa lý giải được hiện tượng bí ẩn đó.[/size][/justify]
[size=3]

[/size]

[size=3]Bí Ẩn về Kim Tự Tháp[/size]

[size=3]
[/size]


[size=3]
Theo các báo cáo gần đây, nhóm khảo cổ học của tiến sĩ Pon-Gia-Lu phát hiện một đố.ng vật đóng băng trong một buồng kín ở Kim Tự Tháp. Họ đã dùng các máy móc thám trắc hiện đại để đo kiểm phát hiện thấy con vậy này có nhịp tim và báo hiệu có huyết áp. Tiến sĩ Ga-ba cho rằng: Con vật này vẫn là sinh vật có sức sống, tin rằng nó đã tồn tại 5000 năm trước. Ngoài ra được biết trong phòng kín (mật thất) này còn có một cuốn sách ghi chép bằng chữ tượng hình. Cuốn sách có ghi cách đây 500 năm về trước có một cỗ xe "thiên mã" đi vào gần thành Cai-rô để lại một người "Sinh hoàn giả". Ddây là một nhà thiết kế, khả năng người này đã thiết kế ra Kim Tự Tháp. Kim tự Tháp này dùng làm tháp tín hiệu thông báo cho đồng loại ở bầu trời tới cứu viện.

Nhà hóa học đương đại người Pháp là Da-viđu-uyt, lại có một cách giải thích khác. Ông cho rằng: Những khối đá lớn xây dựng Kim Tự Tháp là những khối đá nhân tạo đổ ép lại, không phải là đá thiên nhiên, ông đã lấy mẫu các viên đá nhỏ thu được ở Kim Tự Tháp đem về hoá nghiệm. Kết quả cho thấy những viên đá này được làm từ những mỏ đá vỏ sò. Vì thế, thời bấy giờ rất có khả năng sử dụng phương pháp "Hóa chỉnh vi linh" tức là trước hết cho bê tông đã trộn vào các khoang sọt rồi mới đưa lên Kim Tự Tháp đang xây, từ đấy mới đúc từng khối một, từng tần từng tầng cao dần. Với giả thuyết này cũng có thể là lời giải đáp vì sao các mối ghép giữa các viên đá với nhau lại khít như vậỵ Mặt khác, Đa vi du uýt còn dự đoán rằng: số no lệ lao động trên công trường vào thời ấy không quá 1500 người mà không phải là 100,000 người như Heroestos nêu rạ Lời giải thích này hoàn toàn thống nhất với quan điểm của đại đa số người trước đây, cho rằng người Ai Cập cổ hoàn toàn có đủ khả năng tự thiết kế và hoàn thành việc xây dựng Kim Tự Tháp.

Bản thảo này là di cảp của Ma Si Út - nhà văn người Kô phút Ai Cập. Ttác giả đã qua một thời gian dài nghiên cứu điều tra cho biết: Trước đại hồng thủy, nhà vua hiền Su - bít trị vì Ai Cập đã từng ra lệnh cho tín đồ của mình là ghi chép tất cả những học vấn của mình lại và lưu cất trong Kim Tự Tháp. Tác giả còn vạch rõ rằng theo truyền thuyết của người Kô phút thì Kim Tự Tháp thực ra là được xây dựng vào trước thời đại Hồng Thủỵ Như vậy, nó có trước vài trăm năm thời Khê ốp. Trong cuốc lịch sử (quyển 2) của nhà sử học Hy Lạp cổ Hêrodotos xác thực là có sự suy diễn nàỵ Bây giờ chúng ta hãy tìm hiê/u số lượng người tham gia xây dựng tháp và thời gian xây dựng nó thực tế phải mất bao lâủ.Các nhà khoa học còn phát hiện trong tháp còn tồn tại sóng vũ trụ rất lớn, có ảnh hưởng với mức độ khác nhau ở đầu và cơ thể ngườị Vậy sóng vũ trụ trong tháp từ đâu tớỉ Các nhà nghiên cứu cho rằng: trong quần thể Kim Tự Tháp Ai Cập (gần trên 70 tháp nằm rải rác vùng Chi-Tát, hai bên vờ hạ lưu sông Nil và một khu rộng lớn ở phía Nam) thì tháp nào cũng đều có hướng chính Nam đi Bắc và không hề có sai lê.ch. Theo hướng này thì hoàn toàn đúng với đường sức từ của trái đất, như vậy sẽ làm cho đường sức từ đi qua tháp được nhiều nhất. Bên trong tháp còn có đá hoa cương thu nhận sóng vũ trụ và có khả năng tích điện. Bên ngoài tháp lại là đá vôi không thể thu nhận, tồn trữ các loại điện năng và sóng vũ tru.. Như vậy đá hoa cương trong tháp sau khi đã tiếp nhận, tồn trữ từ năng quả đất và sóng vũ trụ thì dùng đá vôi ở bên ngoài tháp đề phòng khuếch tán. Chính vì vậy, trải qua trên 4000 năm, bên trong Kim Tự Tháp đã thu nhận và tồn trữ một lượng rất lớn sóng vũ trụ và năng lượng địa cầụ Từ những gợi ý về kết cấu của Kim Tự Tháp Ai Cập, hiện nay đã có nhiều nước xây dựng các vật kiến trúc theo kiểu Kim Tự Tháp với nhiều hình dáng khác nhau để tiến hành thử nghiệm. Có nói thì xây kho theo đúng kiểu Kim Tự Tháp dùng để bảo quản lâu dài lương tực hoặc là các kho chứa vật dự trữ chiến tranh.

[/size]

[size=3]Bí Ẩn Kim Tự Tháp Ai Cập[/size]

[size=3]

[/size] [size=3]*Thứ Nhất: Kim Tự Tháp được kết cấu và thiết kế với các số liệu vô cùng chính xác. Tháp cao 146.5 x 1000 triệu thì tương đương với khoảng cách từ Trái Đất tới Mặt Trời, lấy 2 lần chiều cao tháp chia cho diện tích tháp 52,900 mét vuông thì sẽ là số p (3.14159). Đường kinh tuyến đi qua tháp vừa đúng là đường phân chia hai nửa bằng nhau giữa lục địa và hải dương của quả đất. Còn bình phương chiều cao tháp thì bằng diện tích hình tam giác của một mặt tháp. Nếu kéo dài đường góc đối hình vuông góc đáy tháp thì vừa đúng bao gồm vùng Tam Giác Châu cửa sông Nilẹ Còn kéo dài đường chia đôi hướng dọc từ điểm đỉnh tam giác sẽ đi qua đường chia đôi của chau thổ này .

*Thứ hai: Đo lường kiến trúc vô cùng chính xác. Tất cả đầu đá mặt tháp đều được xếp chồng lên nhau và dựa vào trọng lượng của bản thân để liên kết mà không dùng bất cứ một chất kết dính nàọ Các khe hở ở bề mặt thân tháp và đầu đá xếp khít với nhau tới mức một lưỡi dao cực sắc, cực mỏng cũng không thể luồn vào được. Chênh lệch độ cao ở góc Ddông Nam và góc Tây Bắc chỉ tới 1.27 cm. Sai lệch chiều dài các cạnh đáy cũng không quá 20 cm, dung sai không quá 9/1000.

*Thứ ba: Có nhiều lực thần bí siêu tự nhiên. Bên trong Kim Tự Tháp như một chiếc tủ lạnh cực lớn. Nếu đem sữa tươi, nước quả, hoa quả, thịt tươi đặt vào trong đó vài ngày vẫn giữ được như mớị Nếu gieo mần các loại sản phẩm ở trong Kim Tự Tháp thì thời gian sinh trưởng ngắn hơn vài lần so với gieo trồng ở ngoài tháp mà sản lương lại cao, chắc hạt. Các vật bằng kim loại đang có các vết đốm gỉ nếu đặt trong Kim Tự Tháp một thời gian sẽ trở lên sáng bóng lấp lánh. Ngoài ra trong tháp còn có hiệu ứng gây tê và chống thối rữạ Người nao suy nhược thần kinh, nếu nằm ngủ trong tháp sẽ nhanh chóng đi vào giấc mô.ng. Người khó chịu toàn thân, bao gồm đau đầu, đau răng, phong thấp, viêm khớp … khi vào tháp sẽ cảm thấy dễ chịu, tinh thần sảng khoái, đau đớn tiêu tán. Những cây gỗ còn ở trong tháp đều được thoát (bay) nước tự nhiên và diệt khuẩn, có thể tồn trữ đã vài ngàn năm mà vẫn không bị mục.
[/size][size=3]
[/size] [size=3]
[/size]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)