Tin tức - pháp luật 2014-05-30 14:04:41

Báo Trung Quốc Xếp Hạng 10 Xe Tăng Hàng Đầu Thế Giới


[size=7] [/size]


[size=6]Trang web quân sự Trung Quốc Mil.news.sina.com.cn mới đây công bố bảng xếp hạng 10 xe tăng hàng đầu thế giới.[/size]

 
10. Type-99 Trung Quốc
Được giới quân sự Trung Quốc mệnh danh là "Vua châu Á", xe tăng Tye 99 kết hợp các tính năng kỹ chiến thuật của các xe tăng T-72 của Nga, Abrams của Mỹ, Leopard của Đức và Merkava của Israel. Tuy nhiên, loại xe tăng này ngay từ đầu đã bộc lộ nhiều hạn chế đó là nó quá nặng nề và giá thành đắt đỏ (hiện mới chỉ có khoảng 200 chiếc được sản xuất).
Xe tăng chiến đấu chủ lực Type-99 Trung Quốc phát triển và đưa vào sử dụng từ năm 2001 và được đánh giá là xe tăng tiên tiến nhất trong kho vũ khí của quân đội Trung Quốc.
Type 99 dài 11 m, rộng 3,4 m, cao 2,2 m và nặng 54 tấn. Thân xe được bọc giáp riêng tháp pháo trang bị giáp phản ứng nổ (ERA). Type-99 trang bị pháo nòng trơn ZPT98 cỡ 125 mm, tích hợp khả năng bắn tên lửa chống tăng 9K119 (AT-11) qua nòng và hệ thống phòng vệ laser chủ động.
Xe tăng chiến đấu chủ lực Type-99 trang bị một động cơ diesel 1.500 mã lực cho phép nó đạt tốc độ tối đa 80 km/h, tầm hoạt động 400 km.
9. Arjun Ấn Độ
Arjun là loại xe tăng thế hệ 3 do Ấn Độ nghiên cứu, chế tạo. Ban đầu nó được đặt tên là MBT80, sau đó được đổi tên thành Arjun, tên của một vị thần chiến tranh trong Ấn Độ giáo.
Arjun dài 10,638 m, rộng 3,864 m, cao 2,32 m và trọng lượng 58,5 tấn. Xe tăngđược trang bị pháo chính nòng trơn 120 mm, súng máy 7,62 mm và 12,7 mm. Xe được trang bị một động cơ MTU công suất 1.400 mã lực, cho phép nó đạt tốc độ tối đa 70 km/h.
Arjun đi vào phục vụ quân đội Ấn Độ trong năm 2004. Quân đội nước này đã đặt mua thêm 124 xe tăng Arjun MK-I vào ngày 17/5/2010 và 124 xe tăng Arjun Mk-II (biến thể cải tiến của Arjun MK-I ) vào ngày 9/8/2010.
Arjun MK-II đã hoàn tất các lắp đặt và đang được chuẩn bị tích cực cho các cuộc thử nghiệm mùa hè cuối cùng diễn ra vào cuối tháng tới và đầu tháng 7 năm nay, trước khi được đưa vào sản xuất. Quân đội Ấn Độ đã yêu cầu xe tăng Arjun Mark II phải có 93 điểm cải tiến trong đó có 19 điểm thay đổi lớn.
8. Type 10 Nhật Bản
Type-10 là xe tăng chiến đấu tiên tiến nhất của Nhật Bản. Mẫu xe tăng mới lần đầu tiên được công bố năm 2008, năm 2010 bắt đầu trang bị cho Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản. Hiện có khoảng 39 chiếc xe tăng Type-10 đang phục vụ trong lực lượng này.
Type-10 được trang bị pháo nòng trơn 120mm L44 do công ty Steel Works của Nhật chế tạo. Ngoài ra, nó còn được trang bị súng máy M2HB 12,7 mm, súng máy 7,62 mm Type 74. Xe tăng sở hữu động cơ V8 công suất 1.200 cho phép nó đạt tốc độ tối đa 70 km/h. Xe có trọng lượng khá nhẹ - 44 tấn.
7. C1 Ariete Italy
C1 Ariete là xe tăng chiến đấu chủ lực của Italy do nhà sản xuất Oto Melara và Fiat hợp tác phát triển. C-1 Ariete được giới quân sự đánh giá là xe tăng có hỏa lực mạnh mẽ và khả năng phòng vệ tốt.
Xe tăng được trang bị pháo nòng trơn Oto Melara L44 cỡ 120 mm súng máy 7,62 mm và súng máy phòng không 12,7 mm. Thân xe và tháp pháo được lắp giáp tổng hợp và hệ thống laze cảnh báo sớm RALM.
C-1 Ariete được trang bị động cơ diesel Fiat công suất 1.250 mã lực cho phép nó đạt vận tốc tối đa 65 km/h.
6. T-90A Nga
Được nâng cấp từ huyền thoại tăng T-72, T-90 hiện là xe tăng hiện đại nhất của quân đội Nga. Xe tăng được đánh giá là có hệ thống phòng vệ thuộc hàng tốt nhất thế giới với giáp phản ứng nổ Kontakt - 5.
Hỏa lực của T-90A vô cùng mạnh mẽ với việc được trang bị pháo nòng trơn 2A46 125mm tích hợp khả năng phóng tên lửa chống tăng có điều khiển 9M119 Refleks (AT-11).
T-90A dài 9,53 m, rộng 3,78 m, cao 2,22 m và nặng 46,5 tấn. Xe tăng sở hữu một động cơ có công suất 1.000 mã lực cho phép nó đạt tốc độ tối đa 60 km/h.
5. Leclerc Pháp
Leclerc là xe tăng chiến đấu chủ lực của Pháp do công ty Giat thiết kế chế tạo. Xe tăng được đưa vào trang bị trong quân đội Pháp từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước.
Xe tăng được trang bị hệ thống kiểm soát chiến trường FINDERS, có khả năng hiển thị vị trí xe tăng địch - ta. Đây được xem là ưu thế nổi trội của loại xe tăngnày.
Tăng Leclerc vũ trang pháo nòng trơn GIAT CN-120-06 cỡ 120mm có thể bắn được hầu hết các loại đạn cỡ 120mm tiêu chuẩn NATO. Hệ thống phòng vệ của Leclerc được thiết kế với lớp giáp tổng hợp Galix.
Xe tăng được trang bị động cơ diesel SAXM V8X-1500 công suất 1.500 mã lực cho phép nó đạt tốc độ 70 km/giờ và tầm hoạt động hơn 500 km.
4. Merkava Israel
Merkava là xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại nhất của Israel. Được mệnh danh là "Vua Lục quân", Merkava có hỏa lực mạnh, sức cơ động cao, bảo vệ an toàn tuyệt đối cho kíp lái với giáp phòng hộ tích cực Trophy ở phía trước và hai bên sườn. Xe tăng này được giới quân sự đánh giá là xe tăng phòng vệ tốt nhất thế giới.
Merkava được trang bị pháo 120mm và 3 súng máy 7,62 mm. Merkava Mk4 trang bị động cơ diesel V12 công suất 1.500 mã lực cho phép nó đạt tốc độ tối đa 65 km/h và tầm hoạt động 500 km.
3. Challenger 2 Anh
Challenger 2 do hãng BAE System Land System thiết kế chế tạo và là xe tăngchiến đấu chủ lực của quân đội Anh. Thân xe cùng tháp pháo được bọc giáp tổng hợp Chobham thế hệ thứ 2 bảo vệ tối đa cho xe và kíp lái.
Challenger 2 trang bị pháo nòng xoắn L30A1 cỡ 120 mm bắn các loại đạn tiêu chuẩn NATO. Challenger 2 sử dụng động cơ diesel CV12 công suất 1.200 mã lực cho phép nó đạt tốc độ tối đa 59 km/h.
2. Leopard-2A6 Đức
Leopard-2A6 là một biến thể hiện đại hóa sâu của xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2 được phát triển bởi Krauss-Maffei trong đầu những năm 1970 cho quân đội Tây Đức.
Xe tăng được trang bị pháo nòng trơn Rheinmetall 120mm L55. Leopard 2A6 sử dụng động cơ diesel máy nén kiểu tuabin MB-837 Ka501 1.500 mã lực, tốc độ tối đa lên tới 72 km/h, tầm hoạt động 550 km.
1. М1А1 Abrams Mỹ
Là dòng xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ 3 do hãng General Dynamics và Chrysler Defense phát triển, xe tăng chiến đấu chủ lực Abrams là trang bị tiêu chuẩn của lục quân Mỹ. Nhờ trang bị động cơ turbin khí Honeywell AGT1500C, Abrams có khả năng đạt tốc độ 67 km/h và tầm hoạt động là 470 km. Khả năng bảo vệ của MBT Abrams là lớp giáp composite Chobham.
Hỏa lực của Abrams gồm pháo nòng trơn L44 M256 120 mm, súng máy đồng trục 7,62 mm và súng phòng không M2HB 12,7 mm.
Biến thể M1A1 được sản xuất từ 1985 có khối lượng chiến đấu 57,2 tấn, tốc độ lớn nhất 66,77 km/h, pháo nòng trơn (đạn biên chế 40 viên), dài 9,83 m, rộng 3,66 m, cao 2,44 m và vỏ được tăng cường lớp hợp kim có thành phần uran nghèo.
Theo Tri thức trẻ
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)