[justify]Chuyện được đưa ra bàn tán ở khắp nơi, nhiều người hiếu kỳ ở các huyện lân cận còn kéo đến để được tận mắt chứng kiến cháu Nhi.[/justify]
[justify]Tiếng gọi lúc nửa đêm[/justify]
[justify]
|
Hai mẹ con bé Nhi. Ảnh: Quang Huy |
[justify]PV Báo GĐ&XH có mặt ở xã miền núi Tam Thanh để tìm hiểu sự thực của những lời đồn. Anh Hà Văn Thắng, Trưởng Công an xã Tam Thanh, huyện Tân Sơn cho biết: Trong thời gian vừa qua, trên địa bàn xã có thông tin đồn về cháu bé 43 ngày tuổi biết nói. Đó là cháu Nguyễn Thị Yến Nhi, sinh ngày 2/2/2010. Bé Nhi là con của anh chị Nguyễn Thanh Sơn (SN 1986) và Lê Thị Thùy (SN 1991) ở xóm Thanh Phú. UBND xã cũng đã cử đoàn công tác đến thăm hỏi, xác minh, tuy nhiên chưa ai được nghe cháu nói, đa phần thời gian khách đến thăm khi cháu bé còn đang ngủ. Bố cháu bé cũng đưa đoạn ghi âm lời gọi “mẹ ơi” của cháu, nhưng chưa đủ cơ sở để khẳng định là của cháu bé. Hiện tại, để giữ trật tự chung, đảm bảo sinh hoạt của gia đình không bị xáo trộn, chúng tôi tổ chức công tác đảm bảo an toàn cho cháu bé, đồng thời tuyên truyền người dân không được đồn thổi gây xáo trộn trật tự an ninh công cộng.[/justify]
[justify]
[justify]Các nhân chứng nói gì?[/justify] [justify] “Nhà tôi ngay cạnh nhà cháu nên “có điều kiện” sang mục sở thị bé nói! Tôi đã trực tiếp nghe bé Nhi nói vài lần. Có khi cháu nói lúc nửa đêm, nhưng nói nhiều và thường xuyên nhất là khoảng tầm lúc 4- 5h sáng. Trước đây, gọi bà ơi nhiều, giờ gọi mẹ ơi, ít thấy gọi bà. Tiếng nói của cháu giống như của đứa trẻ từ 1- 2 tuổi đã nói sõi” - anh Lê Hữu Hồng, Công an viên Khu 8 Thanh Phú (xã Tam Thanh) kể.[/justify] [justify] Bà Phùng Thị Tuyết, hàng xóm của gia đình cháu Nhi cho biết, thỉnh thoảng bà sang chơi cũng được nghe cháu gọi “mẹ ơi”. Vào lúc sáng sớm thường nghe thấy tiếng cháu gọi mẹ khá rõ.[/justify] [justify] Còn em Vũ Thị Loan (15 tuổi), nhà đối diện thì quả quyết, đã trực tiếp được nghe tiếng gọi “mẹ ơi” từ chính miệng em bé. Hôm đó (6/4), sau khi sinh hoạt Đội về em sang nhà chơi với bé Nhi. Lúc em cùng chị Thùy ngồi chơi với cháu ở trên giường, bỗng nhiên em ấy gọi “mẹ ơi” rất rõ” – Loan kể.[/justify] |
[justify]Khi PV có mặt ở nhà bà Nguyễn Thị Hường (bà nội bé Nhi), thấy cửa khóa trái. Anh Lê Hữu Hồng, Công an viên Khu 8 Thanh Phú dẫn đường gọi cửa. Nghe thấy tiếng người quen, bà Hường ra mở cửa mời khách vào nhà. Anh Hồng cho biết, trước đó, khi nghe tin cháu bé biết nói, rất đông người tới xem, có ngày lên đến vài chục người, ngồi đến tận khuya, quyết tâm đợi để nghe cháu nói. Việc này gây ra không ít phiền hà, mệt mỏi cho gia đình .[/justify]
[justify]
Bà Hường kể: Khoảng 7 giờ tối ngày 15/3, hôm đó cháu Nhi được 43 ngày tuổi. Như thường lệ, khi gia đình ăn uống, thu dọn xong tôi ngồi uống nước ở bàn, còn bố mẹ cháu ngồi chơi với cháu. Đang bế cháu trên tay bỗng nghe thấy tiếng nói khá rõ của cháu: “Bà ơi!”. Bố cháu vội vàng đặt bé nằm xuống rồi đổ vật ra giường, ú ớ: “Mẹ ơi, đi gọi người đến, sợ quá”. Cả nhà hoảng hốt, không ai dám động vào cháu vì sợ cháu bị “ma nhập”. Tôi chạy đi gọi chú Hồng nhà bên cạnh sang giúp. Sau khi được chú ấy phân tích đây là một hiện tượng đặc biệt, chứ không phải ma quỷ gì, lúc đó gia đình mới “hoàn hồn”.[/justify]
[justify]
“Suốt đêm hôm đó, cả nhà lo lắng. Sáng sớm hôm sau, khi tỉnh dậy cháu cũng gọi “bà ơi” đến 4 câu liền. Vì ban ngày ở nhà một mình (mẹ và chồng đi hái chè) nên em cũng thấy sợ, vì thế ngay buổi sáng hôm sau em đưa cháu về nhà bà ngoại ở vì nhà bà có đông người nên đỡ sợ. Nhưng rồi, ngay chiều hôm đó cháu cũng đã làm ông bà ngoại “phát hoảng” vì tiếng gọi “bà ơi”. Ở được 3 hôm, thấy không có biểu hiện gì khác nên em lại đưa cháu về nhà bà nội. Sau đó 10 ngày, cháu chuyển sang gọi “mẹ ơi” và ít khi gọi bà. Cháu thường nói vào lúc ngủ dậy, nhưng nói nhiều vào lúc đêm và sáng. Giọng nói càng ngày càng rõ hơn” – chị Thùy, mẹ cháu Nhi kể.[/justify]
[justify]
Đứa trẻ nhiều điều đặc biệt[/justify]
[justify]
Ngắm bé Nhi, cảm nhận đầu tiên đối với chúng tôi đó là một bé gái rất đáng yêu, cứng cáp như đã được 5 - 6 tháng. Khuôn mặt tròn trĩnh, nước da trắng sáng, tóc đen, dài mượt. Đôi mắt to, đen láy, mũi cao. Bé Nhi có nhiều điểm giống bố và mẹ, bé đã biết “chọn” những nét đẹp của bố mẹ. Nhìn cháu “chuyện trò” vui vẻ với mẹ có thể thấy đây là đứa bé rất lanh lợi.[/justify]
[justify]
Mẹ cháu Nhi cho biết, trong quá trình chị mang thai, không có gì đặc biệt. Chị ăn uống, vận động bình thường, sức khỏe tốt… Không ốm đau và dùng bất cứ loại thuốc gì. Chỉ một lần duy nhất khi thai 8 tháng tuổi, chị có đi siêu âm ở huyện. Lúc đó, bác sĩ siêu âm nói là hai bên não cháu bé rất khác thường và viết giấy giới thiệu lên tuyến trên (BV tỉnh - PV), nhưng lúc đó vào dịp giáp Tết Nguyên đán, gia đình bận việc nên không đi được.[/justify]
[justify]
Ngày 2/2/2010, cháu Nhi cất tiếng khóc chào đời lại trùng với ngày sinh của bố. Khi đó, chị Thùy sinh cháu ở nhà, có cán bộ y tế thôn đến đỡ đẻ. Khi sinh cháu nặng 3,3kg, lúc 40 ngày tuổi được 4,3 kg, hiện giờ là gần 6kg.[/justify]
[justify]
Theo gia đình, từ lúc ra đời đến nay cháu Nhi chưa bị ốm lần nào, hoàn toàn bú mẹ và hiện giờ đang “tập” ăn thêm sữa ngoài. Cháu có thời gian thức và ngủ giống như những đứa trẻ khác. Thời gian này, cháu đã biết đòi bế, khi đang nằm mà thấy bố, mẹ hay bà là Nhi ngửa mặt lên nhìn rồi giơ hai tay lên đòi bế. Nếu “đòi” bế mà không được, cháu sẽ khóc cho đến khi được bế lên mới thôi.[/justify]
[justify]
Những người hàng xóm cũng phải thừa nhận, bé Nhi có nhận thức rất tốt và có phần “khôn” từ nhỏ. Họ cho hay, rất nhiều lần chứng kiến bé Nhi rất ưa nịnh, khi cháu khóc chỉ cần bố mẹ “nịnh” nhẹ nhàng vài câu thì nín ngay, hoặc bố quát to, bé sẽ nín ngay. Khi cháu đang ngủ, thấy người đang bế, ăn cái gì đó, dù là nhai khẽ cháu cũng tỉnh dậy nhìn, hoặc miệng cũng tóp tép nhai theo. Rất muốn được tận tai nghe bé Nhi nói, PV Báo GĐ&XH đã “phục” hơn 4 tiếng đồng hồ, nhưng rất tiếc bé chưa chịu “cất lời”.[/justify]
[justify]
“Tôi và gia đình chỉ muốn cháu khỏe mạnh bình thường như bao đứa trẻ khác, điều mà gia đình lo lắng nhất đó là chẩn đoán của bác sĩ siêu âm ở huyện cho rằng hai bên não của cháu có dấu hiệu khác thường. Đến nay gia đình vẫn chưa có điều kiện để đưa cháu đi kiểm tra”- bố cháu nói.[/justify]
[justify]
[justify] Tuy nhiên, chúng ta chưa nên kết luận vội vã rằng đứa bé đó đã biết nói, bởi việc xác thực giọng nói của cháu bé cần phải dựa trên đánh giá một cách chính xác và đầy đủ bằng chứng. Bản thân tôi cũng đã từng được nghe có người tâm sự rằng con của họ biết gọi bố từ lúc 5 tháng tuổi, nhưng độ xác thực của thông tin cần trực tiếp trải nghiệm…”. [/justify] Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải (Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người) |