[justify]Vài tháng trở lại đây, lưỡi em bỗng nhiên bị đau và rát vô cùng. Trên bề mặt lưỡi xuất hiện nhiều vết nứt, có vết còn chảy máu nên ăn cái gì vào cũng thấy xót và tê. Tuy nhiên, lưỡi em không bị sưng và cơ thể thì hoàn toàn bình thường, không bị sốt hay đau ở bất kỳ chỗ nào khác. Em đang rất băn khoăn, lo lắng không biết mình đã mắc phải bệnh gì và phải làm thế nào để điều trị bệnh nhanh chóng. Mong bác sĩ hãy giải đáp giúp em với ạ! Em xin cảm ơn! (angel…@yahoo.com)[/justify]
[/justify]
[/justify]
Theo những gì em mô tả trong thư thì bác sĩ Mèo nghĩ nhiều khả năng là em đã bị bệnh viêm lưỡi do thiếu vitamin, có thể kèm theo cả bội nhiễm nấm. Viêm lưỡi là bệnh khởi phát tại lưỡi do nhiều nguyên nhân khác nhau như:
- Nhiễm khuẩn, nấm: thường gặp ở người có cơ địa bị suy giảm miễn dịch hoặc đang dùng thuốc ức chế miễn dịch, kháng sinh kéo dài.
- Bị mẫn cảm với thuốc đánh răng, chất màu thực phẩm gây dị ứng.
- Các bệnh như thiếu vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B, vitamin PP, thiếu máu ác tính hoặc thiếu sắt.
- Một số bệnh về da như lichen phẳng, aptơ…
Tuy nhiên, biểu hiện của bệnh thường không đi cùng với mức độ trầm trọng. Lưỡi có thể đỏ, sưng to, cộm rộp, loét, nhợt nhạt hoặc láng bóng, trơn nhẵn, đau hoặc không. Có khi chúng ta còn thấy lưỡi có kẽ nứt, mảng đen có lông… Trường hợp lưỡi bị viêm cấp thể trầm trọng do nhiễm khuẩn tại chỗ, bỏng, chấn thương… thì nó có thể sưng to, thậm chí bị tụt lưỡi gây tắc nghẽn đường thở, khó thở.
Điều trị bệnh viêm lưỡi cần xử lý theo nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể là sử dụng kháng sinh nếu nhiễm vi trùng; kháng virus nếu do virus gây nên; kháng nấm nếu nguyên nhân do nấm; bổ sung vitamin nếu viêm lưỡi do thiếu vitamin và tránh các chất kích thích nếu viêm lưỡi do yếu tố kích thích.
Ngoài ra, song song với việc dùng thuốc, em cũng nên:
- Ăn nhiều rau quả, uống thêm các loại vitamin C, E, ribovlavine, B, PP và bổ sung 25 - 50mg kẽm/ngày.
- Chú ý vệ sinh miệng kĩ lưỡng. Thường xuyên làm sạch miệng bằng cách để lưỡi dưới vòi nước sạch đang chảy nhẹ nhàng hoặc sử dụng hỗn hợp mật ong trộn chung với một chút nghệ bột chà sát lên lưỡi. Ngoài tác dụng làm sạch, những chất này còn giúp niêm mạc lưỡi và miệng mau phục hồi.
- Nếu có bội nhiễm nấm, tùy theo mức độ nặng nhẹ và có kèm rối loạn tiêu hóa hay không mà em phải dùng thêm thuốc kháng nấm dạng uống hay thoa tại chỗ. Trường hợp này em nên đến bệnh viện hoặc các phòng khám chuyên khoa da liễu uy tín để được khám và điều trị kịp thời.
@: bác nào thấy bổ ích thì thaks mình cái nhá! thks