[size=2][justify]1. Vào một ngày tháng 7 năm 1854, Orian Williamson, một nông dân ở Selma, Alabama (Mỹ), đang đi bộ trên khu đất của mình thì bỗng dưng mất tích như bị “tan vào không khí”. Trường hợp này được xem là kỳ lạ, bởi vì ông biến mất trong tầm mắt của vợ, con trai ông cùng hai người khác (ông hàng xóm Armour Wren và con trai James). [/justify][/size]
[size=2][justify]Trước sự việc xảy ra một cách kỳ lạ này, hai cha con ông Wren lập tức cưỡi ngựa phóng nhanh trên con đường cạnh cánh đồng để đến nơi mà họ trông thấy Williamson lần cuối. Họ dùng cây gậy nhỏ, vụt qua, vụt lại vào những bụi cỏ cao đến mắt cá chân để tìm xem Williamson có té ngã dưới đất không nhưng vẫn không phát hiện được gì. [/justify][/size]
Vị trí nơi ông Williamson mất tích |
[size=2][justify]Chuyện về ông Williamson mất tích lan ra nhanh chóng khắp thành phố và ngay sau đó, 300 người đàn ông tập họp thành một đội quân tìm kiếm. Họ chia làm 3 nhóm, căng thành 1 hàng ngang lùng sục trên khắp cánh đồng, kiểm tra từng bờ cây bụi cỏ nhưng không tìm ra manh mối gì. [/justify][/size]
[size=2][justify]Khi tin tức lan ra khỏi Selma, hàng trăm người hiếu kỳ cũng tìm đến cánh đồng nơi Williamson mất tích để hỗ trợ công việc tìm kiếm. Một nhà địa chất cùng nhóm chuyên gia đã xới tung cả cánh đồng lên để xem có gì bất thường dưới lớp cỏ hay không, nhưng vẫn không phát hiện được gì.[/justify][/size]
[size=2][justify]Nhiều phóng viên báo chí đổ xô tới địa điểm này. Các bài báo của họ đều có chung đề tài: “Một người đàn ông biến mất một cách bí ẩn”. Vụ này còn gây tò mò trong công chúng cho đến cuối mùa xuân năm sau. Bà Williamson nghe nói đã tiết lộ rằng, tại nơi mà chồng bà biến mất, bà và con trai đã nghe văng vẳng tiếng cầu cứu của ông. Âm thanh này yếu dần và mất hẳn trong vài tuần sau đó. [/justify][/size]
[size=2][justify]Ambrose Bierce, một người quan tâm đến trường hợp này, đã phỏng vấn các thành viên trong đội tìm kiếm và khảo sát các bụi cỏ, cánh đồng, nơi Williamson biến mất. Bierce từng đọc quyển sách Disappearance And Theory Thereof (Tạm dịch : Sự biến mất và lý thuyết Thereof) của nhà khoa học Đức, TS Maximilian Hern, trong đó nêu cặn kẽ các lý thuyết xung quanh “ether vũ trụ”. [/justify][/size]
[size=2][justify]Hern tin rằng loại “ether” này có thể hủy hoại hoàn toàn bất cứ vật thể rắn nào hiện diện trong chúng. Bierce không tin lý thuyết trên. Và điều trớ trêu là bản thân Bierce sau đó cũng trở thành một trong những người mất tích nổi tiếng nhất trong lịch sử. [/justify][/size]
[size=2][justify]Từ trường hợp của Williamson, một nhà báo đã hư cấu thành một thiên phóng sự, trong đó nêu các chi tiết trùng khớp với sự kiện trên, ngoại trừ tên của người nông dân được đổi thành David Lang, sống ở Tennessee và thời điểm xảy ra là vào năm 1880. Bài báo mang tính hư cấu này đã khiến nhiều người bị nhầm lẫn trong nhiều năm. “David Lang” đã nhận được nhiều sự quan tâm của công chúng. [/justify][/size]
[size=2][justify]2. Parfitt là một cựu thợ may sống trong thị trấn Shepton Mallet, thuộc hạt Somerset của Anh. Ông là một người khuyết tật, tuổi khoảng 70, sống cùng với người em gái tên Susannah trong một ngôi nhà nhỏ bên một con đường đông đúc. [/justify][/size]
[size=2][justify]Vào một buổi tối tháng 6 năm 1768, Parfitt được người em và một phụ nữ trẻ, Susannah Snook, dìu xuống tầng dưới và đặt ngồi trên một chiếc ghế dựa cạnh cửa ra vào. Sau đó, em gái ông đi lên tầng trên, còn Snook thì ra về. Ông Parfitt ở lại một mình với chiếc áo khoác đắp ngang ngực. [/justify][/size]
[size=2][justify]Khoảng 15 phút sau, em gái ông nghe “một tiếng động” lạ và vội vàng chạy xuống. Bà thấy chiếc ghế trống trơn, chỉ còn chiếc áo khoác, ông Parfitt đã biến đâu mất. Một cuộc tìm kiếm với quy mô lớn được tiến hành nhưng không mang lại kết quả. [/justify][/size]
Bãi đá Stonehenge nơi một nhóm thanh niên “hippy” mất tích |
[size=2][justify]Ở vùng này ai cũng biết ông lão Parfitt và tình trạng tật nguyền của ông, ông không thể đứng lên khỏi ghế mà không có người hỗ trợ. Và nếu mà ông làm được điều này thì khi đi qua con đường nhộn nhịp, chắc chắn trong số 3000 cư dân của thị trấn sẽ có người nhận ra ông… Thế mà không ai phát hiện ra ông và từ đó, cũng không ai nhìn thấy ông nữa.[/justify][/size]
[size=2][justify]46 năm sau, một luật sư người địa phương ở Shepton Mallet tên là William Maskell, cùng với vài cư dân khác, tiến hành một cuộc điều tra lại về sự biến mất của Parfitt. Vẫn còn một số nhân chứng sống chứng kiến vụ việc trên nhưng không có thông tin gì mới được đưa ra. [/justify][/size]
[size=2][justify]Một người tên là Jehosaphat Stone đưa ra lời bình luận khá bí ẩn khi tuyên bố: “Tôi biết Owen Parfitt rất rõ. Ông ta là một thợ may kỳ cựu. Nhiều người ở đây vào thời điểm đó tin rằng Owen Parfitt đã biến mất bởi những thế lực siêu nhiên”. [/justify][/size]
[size=2][justify]3. Vào tháng 11.1930, Joe Labelle, một người bẫy thú, đi vào một ngôi làng đánh cá sung túc của người Eskimo nằm trên bờ hồ Anjikuni ở Canada. Khác với trước đây, chào đón anh là một sự vắng lặng đến rợn người. [/justify][/size]
[size=2][justify]Đối với Labelle đây quả là một điều kỳ lạ, bởi vì làng chài này vốn ồn ào với 2000 cư dân Eskimo sinh hoạt và buôn bán tấp nập. Anh tìm đến từng túp lều và các cửa hiệu bán cá của họ nhưng không tìm thấy một người làng nào. [/justify][/size]
[size=2][justify]Nhìn thấy xa xa có một ánh lửa bập bùng, anh cẩn thận tiến đến, và cảm thấy một không khí ma quái dưới ánh trăng huyền ảo. Phía trên bếp lửa là một chiếc ấm cháy đen nhưng không một bóng người. [/justify][/size]
Một góc làng chài của người Eskimo |
[size=2][justify]Cảm nhận có sự cố gì đó đã xảy ra với dân làng, Labelle vội vàng chạy không nghỉ đến trạm điện tín gần nhất và gửi đi một thông điệp báo cáo tình hình trên cho cảnh sát. Vài giờ sau, lực lượng cảnh sát đến và họ cũng vô cùng bối rối vì sự mất tích với quy mô lớn này. [/justify][/size]
[size=2][justify]Một cuộc tìm kiếm được tiến hành nhưng dấu vết của dân làng vẫn không tìm thấy. Tuy nhiên, người ta cũng đã phát hiện một vài sự việc bí ẩn. Tất cả những con chó kéo xe trượt tuyết của người Eskimo đã được tìm thấy dưới đống tuyết sâu tại bìa làng. Hầu hết chúng đều bị chết vì đói. [/justify][/size]
[size=2][justify]Thế nhưng người ta lại tìm thấy trong lều của dân làng, lương thực dự trữ và thực phẩm vẫn còn đầy đủ. Tuy nhiên, điều gây ngạc nhiên đối với toán tìm kiếm là tất cả những ngôi mộ trong làng đều trống rỗng. Ai đó, hay cái gì đó, đã mang tất cả dân làng đi, đồng thời cũng mang theo cả những xác chết trong các ngôi mộ, cho dù muốn đào mộ trong điều kiện băng tuyết không phải là chuyện dễ dàng. [/justify][/size]
[size=2][justify]Sau đó, trong đêm trăng yên tĩnh rùng rợn, nhóm cảnh sát quan sát thấy một ánh sáng màu xanh kỳ lạ bùng lên phía chân trời. Đây không phải là ánh sáng phương bắc, nó ổn định và dường như do nhân tạo. Sau khoảnh khắc xuất hiện, ánh sáng trên mờ dần và mất hẳn. Báo chí thế giới đã đăng tải về sự mất tích kỳ lạ này, hy vọng sẽ có những lời giải thích của khoa học. Tuy nhiên, cho đến nay, bí ẩn vẫn còn là bí ẩn.[/justify][/size]
[size=2][justify]4. Những tảng đá kỳ lạ đứng xếp thành hàng rào ở Stonehenge, Anh cũng là địa điểm xảy ra một sự mất tích bí ẩn vào tháng 8.1971. Thời điểm đó, Stonehenge chưa có quy định ngăn cản không cho công chúng xâm nhập như bây giờ. [/justify][/size]
[size=2][justify]Vào một đêm nọ, một nhóm “hippy” quyết định căng lều qua đêm ở giữa vòng tròn đá này. Họ tổ chức lửa trại, ngồi bên nhau ăn uống và ca hát. Cuộc vui của họ bất ngờ bị gián đoạn vào khoảng 2h sáng bởi một cơn bão và sấm chớp dữ dội giáng xuống khu vực này. Hai nhân chứng, một nông dân và một cảnh sát, cho biết lúc đó những tảng đá của công trình cổ rực lên với ánh sáng xanh lạ lùng, có độ sáng rất mạnh đến nỗi họ phải che mắt và quay sang chỗ khác.[/justify][/size]
[size=2][justify]Nghe những tiếng la của những người cắm trại, họ vội lao tới hiện trường ứng cứu. Nhưng trước sự ngạc nhiên của hai người, không một ai được tìm thấy. Phần còn lại bên trong hàng rào đá là các cọc lều đang bị cháy âm ỉ và đống lửa trại bị nước làm cho tắt. Những hippy đã biến mất khỏi nơi cắm trại mà không để lại dấu vết. Tung tích của họ về sau cũng không ai biết.[/justify][/size]