Dọc bờ đảo có tới 887 bức tượng đá - gọi là moai - nặng từ vài tấn đến hàng trăm tấn, cao 1,2 đến trên 20 met đứng xếp hàng hoặc nằm ngổn ngang không hàng lối. Dân cư sống trên đảo biến đi đâu thì không ai biết, chỉ biết, khi các nhà khảo cổ đến đây thì chẳng còn thấy một loài vật nào, trừ… chuột.
Những bí mật của hòn đảo Phục sinh cuối cùng đã hé lộ. Ảnh: Citypictures
Nhiều giả thuyết về xuất xứ của các moai và sự biến mất bí hiểm của thổ dân được đề ra, từ những giả thuyết mang tính huyền thoại đến các giả thuyết đầy thực dụng. Đa số các nhà khoa học nghiêng về giả thuyết cho rằng, sự sụp đổ của hòn đảo phồn thịnh xưa kia là do lỗi của các thổ dân. Họ đã đốn hết cả những rừng cây nguyên thuỷ để vận chuyển những bức tượng nên tự mình đã gây ra một thảm họa sinh thái, và sau đó rơi vào một tình thế vô cùng khốn khổ. Thêm vào đó có thể là một cuộc nội chiến và kết quả là một sự tự huỷ diệt của cả một bộ tộc người.
Trong những bí ẩn chưa được khám phá còn sự tồn tại trên đảo một thứ văn tự cổ gọi là rongo-rongo. Các nhà khoa học cũng đã tìm cách giải thích và nhiều người cho rằng văn tự ấy ra đời là nhờ các nhà truyền giáo từ châu Âu đến đây sớm hơn cả.Song cuối cùng thì mọi điều bí ẩn cũng được phơi bày.
Các nhà khoa học đã suy đoán ra được quà trình dẫn hòn đảo đến diệt vong. Chính những thổ dân là người đã làm nên những tượng thờ (moai) để tiến hành những nghi lễ tôn giáo. Không phải toàn bộ dân trên đảo bị biến mất một cách đột ngột mà họ chết dần chết mòn trong một thời gian không dài vì bị mắc bệnh dịch hạch mà những người châu Âu đầu tiên mang sang.
Trường hợp đã từng xảy ra tại Nam Mỹ làm dân da đỏ bị tiêu diệt gần hết vì là lần đầu họ gặp phải thứ vi trùng dịch hạch mà cơ thể họ chưa hề có miễn dịch. Tuyệt nhiên chẳng có một thảm họa sinh thái nào xảy ra trên đảo.
Tất cả mọi bí ẩn đều đã rõ ràng. Những cánh rừng tất nhiên một phần lớn bị đốn để làm công cụ dựng tượng, phần còn lại thì các loài gặm nhấm hoàn tất việc thủ tiêu. Chúng đã chén sạch vì trên đảo chẳng có gì ăn. Kẻ phá hoại này theo chân những nhà thàm hiểm và truyền giáo châu Âu, neo tàu lên đảo. Lũ chuột cống được dịp lên bờ, sau khi thanh toán xác những thổ dân chết dịch, “dân số” của chúng tăng lên cực nhanh, bắt đầu thanh toán đến những cánh rừng để tồn tại.[/indent]