Jeane Dixon (1904 - 1997) là người gốc Đức nhưng định cư tại Mỹ. Khi còn trẻ, bà từng có cuộc “gặp gỡ định mệnh” với một thầy bói Ai Cập ở California và chính điều này làm thay đổi cuộc đời bà. Vị thầy bói nói rằng, Dixon có khả năng tiên tri đặc biệt và tặng bà một quả cầu pha lê. Từ đó, cuộc đời bà chuyển sang ngã rẽ mới.
Vì là một tín đồ Thiên Chúa trung thành, bà cho rằng, năng khiếu ấy là hồng ân của Chúa và nhiệm vụ của bà chính là giúp đỡ những người xung quanh. Bà thường nhìn vào quả cầu thủy tinh để tiên đoán, nghiên cứu chiêm tinh và bói quẻ.
Jeane Dixon, người được cho là có khả năng nhìn thấu tương lai.
Bà bắt đầu cứu mạng nhiều người khi báo trước cho họ những tai ương sắp tới. Bà khuyên người hàng xóm đừng đến gần cây sồi sân sau vì nó sắp đổ. Quả nhiên một tuần sau, dù không mưa bão, cây sồi bật gốc, làm hỏng công trình sau nhà.
Tháng 1/1942, Dixon khuyên nữ diễn viên điện ảnh nổi tiếng Carole Lombard nên hủy chuyến đi diễn 6 tuần sau bởi cô sẽ gặp tai nạn máy bay. Tuy nhiên, ngôi sao này đã không tin và chỉ đồng ý tung đồng xu để đưa ra quyết định.
Nếu đồng xu ngửa cô sẽ hủy, nếu sấp thì kế hoạch không thay đổi. Kết quả là Carole tiếp tục dự định của mình bởi đồng xu hiện mặt sấp. Lượt đi của cô an toàn, thế nhưng khi trở về…
Diễn viên Carole Lombard.
Những lời tiên tri của Dixon ám ảnh Carole nên cô dự định trở về bằng tàu hỏa. Tuy nhiên đến phút chót, Carole đổi ý, cô mua vé bay chuyến nửa đêm. Tại điểm dừng Albuquerquer (tiểu bang Mexico, Mỹ), cô và nhiều hành khách khác được đề nghị nhường vé cho một quân nhân nhưng cô từ chối vì nóng lòng trở về để giải quyết chuyện gia đình.
Thật không may, khi tới gần Las Vegas, máy bay gặp trận bão lớn và đã lao vào núi. Vụ tai nạn đã xảy ra đúng như những gì Dixon nói, Carole không bao giờ có thể trở về.
Tên tuổi Jean Dixon nhanh chóng vang xa khắp nước Mỹ, nhiều chính trị gia tìm đến bà để nghe tiên đoán về tương lai. Trong một buổi tiệc từ thiện được tổ chức tại Selgrave, Harry Truman đã hỏi đùa bà: “Jean Dixon, cô có nhìn thấy tương lai của tôi không?”. Jean Dixon cười và nói, “Nhanh thôi, ông sẽ trở thành Tổng thống”. Lạ lùng thay, vào đúng năm 1945, Harry đã trở thành Tổng thống thứ 34 của Hoa Kỳ.
Trong năm 1944, Tổng thống Roosevelt mời Jean Dixon tới Nhà Trắng và hỏi: “ Này Jean, hãy cho tôi biết liệu nhiệm vụ của tôi có thành công không?” .
Bằng giọng điệu nghiêm trọng, bà nói với Tổng thống: “Xin lỗi Roosevelt, ông sống không được thọ cho lắm”. Quả nhiên Franklin Roosevelt đã qua đời do đột quỵ vào ngày 29/03/1945.
Lời tiên tri cho cái chết của tổng thống Kenedy…
Dixon có rất nhiều lời tiên đoán cho các nhân vật nổi tiếng, nhưng có lẽ, dự báo về cái chết của Tổng thống J.F. Kennedy đã đưa bà trở thành một trong những nhà tiên tri nổi tiếng nhất nước Mỹ.
Vào một buổi sáng đầu thập niên 50, khi đứng trước tượng Đức mẹ Đồng Trinh tại nhà thờ St. Matthew, Washington (Mỹ), bà chợt thấy hình bóng tòa Nhà Trắng với con số 1-9-6-0 trên nóc và hình ảnh một người đàn ông trẻ tuổi, mắt xanh, tóc nâu, lơ lửng trước cửa chính.
Trong thâm tâm bà bỗng có tiếng nói mách bảo, người đàn ông trẻ đó là một người thuộc đảng Dân chủ, sẽ được bầu làm tổng thống vào năm 1960, nhưng rồi bị chết giữa nhiệm kỳ.
Dixon miêu tả vô cùng chi tiết: “Tổng thống bị ám sát trên phố bằng súng. Thi hài sẽ được chuyển về Nhà Trắng. Một cảnh tượng ghê rợn hiện ra trước mắt. Nhiều người sẽ chết và bị thương. Em gái tổng thống cũng không tránh khỏi nạn này”. Chuyện này được bà kể lại nhiều lần và năm 1956 được đăng hàng loạt trên báo.
Gần 10 năm sau, John Fitzgerald Kennedy thuộc đảng Dân chủ trở thành chính khách trẻ tuổi nhất đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ. Dixon nhận ra, đây chính là người bà nhìn thấy năm nào. Bà tìm mọi cách thuyết phục ông và những người thân cận bảo trọng. Thế nhưng Kenedy dù biết tin vẫn bỏ ngoài tai, chỉ coi đây là một tin đồn lừa bịp rẻ tiền.
Tháng 10-1963, trong mơ bà bỗng nhìn thấy thêm nhiều chi tiết mới: Kẻ ám sát có 2 vần và 5-6 chữ, chữ đầu trông như O hay Q, chữ sau chắc là S, chữ cuối dựng đứng.
Sau đó ít ngày, Dixon đến gặp Kay Halle - người có mối quan hệ thân thiết với gia đình Kennedy, nhờ khuyên nhủ Tổng thống. Tuy nhiên, Kay Halle đã không làm theo đề nghị của Dixon, một phần vì không tin, một phần không dám ngăn cản chuyến công tác quan trọng của Tổng thống.
Ngày 22/11/1963, Dixon đang dùng bữa trưa tại khách sạn Mayflower cùng hai người bạn. Bỗng nhiên bà nói: “ Trong lúc chúng ta đang ngồi đây một cách bình thản thì Tổng thống lại sắp gặp một chuyện vô cùng khủng khiếp, khó mà qua khỏi”.
Đúng lúc đó, Kennedy tới Texas để tham gia hoạt động chuẩn bị cho việc tranh cử Tổng thống nhiệm kỳ tới, cũng như hòa giải các xung đột chính trị tại đây.
Khoảng 11h30, xe chở Tổng thống khi tiến gần đến kho sách ở trung tâm thành phố, bất ngờ nhiều tiếng súng vang lên. Kennedy bị trúng đạn ở lưng nơi giáp cổ và bên phải phía sau đầu. Thống đốc Texas cũng bị thương nặng. Ngay lập tức, tất cả được đưa tới bệnh viện Parkland.
Các đài phát thanh nhanh chóng đưa tin: Tổng thống bị ám sát. Trong phòng cấp cứu, các bác sỹ đang cố gắng hết sức cứu mạng vị Tổng thống trẻ. Bên ngoài, Dixon ngậm ngùi: “Tổng thống không thể sống được. Điều này đã được dự báo từ 10 năm trước. Tất cả phải chịu trách nhiệm, mọi người đã không tin tôi”.
Sau nhiều nỗ lực bất thành, 1 giờ trưa ngày 22/11/1963, các bác sỹ thông báo Tổng thống qua đời. Không lâu sau, nghi phạm của vụ ám sát bị bắt. Đúng như những gì Dixon đã nói, đó là một kẻ có tên bắt đầu bởi chữ O, sau là chữ S và kết thúc bằng chữ D - chữ có nét cong: Lee Harvey Oswald. Hơn nửa tiếng trước khi đoàn xe của tổng thống Kennedy đi qua, hắn có mặt trên tầng 6 của kho sách đối diện.
Chân dung Lee Harvey Oswald.
Cảnh sát đã tìm thấy một khẩu súng trong kho sách ở gần cầu thang tòa nhà, đồng thời một nhân chứng cũng nhìn thấy Oswald bắn chết một cảnh sát tuần tra.
Oswald bị bắt tại nhà hát Texas, sau khi thẩm vấn và điều tra, y bị kết tội giết người và ám sát tổng thống. Việc Tổng thống Kennedy bị ám sát đã gây rúng động lớn cho không chỉ nước Mỹ mà nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Phó tổng thống Lyndon Baines Johnson đã tuyên thệ nhậm chức Tổng thống trên chính chiếc phi cơ chở thi hài Kennedy về Nhà Trắng. Trong bức ảnh ghi lại cảnh nhậm chức hy hữu này, người ta thấy đệ nhất phu nhân Jacqueline Kennedy xuất hiện với bộ quần áo còn dính máu của chồng.
Nhiều tài liệu đã ghi nhận, ngoài lời tiên đoán về cái chết của tổng thống Kennedy, Jeane Dixon còn dự báo về cái chết Tổng thư kí Liên Hợp Quốc - Dag Hammarskjold năm 1961, vụ tự tử của diễn viên nổi tiếng Marilyn Monroe năm 1962 hay cái chết Martin Luther King - nhà hoạt động nhân quyền gốc Phi có sức hút khá lớn thời bấy giờ.