Những người nhỏ bé cao khoảng 40 cm này, là có thật và đã nhiều lần được các sách vở phương Đông cũng như phương Tây ghi chép lại trong lịch sử.
Trong sách“Cổ kim quái dị tập thành”có ghi lại chuyện như sau: Vào thời nhà Thanh ở vùng núi sâu Yên Đài tỉnh Sơn Đông có một người tiều phu. Anh mô tả lại như sau: người dân quanh vùng này thường gặp một giống người rất nhỏ bé. Giống người này cao khoảng 40 cm, giống như một đứa trẻ rất nhỏ, có đầy đủ cả nam nữ già trẻ. Khi hoàng hôn, những người nhỏ bé này thường tập hợp lại thành các nhóm, mỗi nhóm khoảng từ 3 đến 5 người xuất hiện và chơi đùa, nhảy múa với nhau. Tiếng nói của họ giống như tiếng người ta đang khóc nức nở nghẹn ngào, nghe không rõ được họ nói những gì. Những người nhỏ bé này thân thể rất nhẹ nhàng như chim, mỗi khi có người đến gần định bắt họ thì họ liền bỏ chạy nhanh như bay, đến mức người bình thường không sao đuổi kịp họ được. Không ai biết những người bé nhỏ này sống ở đâu.
Những người nhỏ bé cao khoảng 40 cm này là có thật và đã nhiều lần được các sách vở phương Đông cũng như phương Tây ghi chép lại trong lịch sử.
Ngoại trừ những truyền thuyết về người khổng lồ, người tí hon cũng xuất hiện trong các câu chuyện và truyền thuyết ở khắp nơi trên thế giới. Trong sách “Gu-li-vơ du ký” có một chuyện rất thú vị, kể rằng Gu-li-vơ từng tới nước của người tí hon và nước của người khổng lồ. Ở nước tí hon từ con người cho đến động vật cây cỏ đều có kích thước chỉ bằng 1/12 so với chúng ta. Còn nước khổng lồ thì ngược lại, mọi thứ đều lớn hơn của chúng ta khoảng 12 lần. Giờ đây đọc thấy những chuyện này, hiểu rõ rằng đó đều không phải là những chuyện hư cấu như kiểu “Ngàn lẻ một đêm”.
Ở Mexico từng phát hiện ra một bộ xương của người tí hon chỉ cao khoảng 12cm. Xét nghiệm cho thấy nó có niên đại khoảng 5.000 năm trước đây.
Bác sỹ Pháp Lan Tư, làm việc tại trường Đại học Berlin nước Đức, trong một cuộc điều tra nghiên cứu tại một hang động thuộc vùng trung du Mexico, đã khai quật được một số thứ rất kỳ lạ. Trước hết ông phát hiện trên mặt đất có một hình vẽ kỳ lạ, bèn thử đào quanh đó. Ông đã đào lên được một số thứ không thể tin nổi: đó là những vật dụng sinh hoạt hàng ngày nhưng có kích thước cực nhỏ, còn có cả những đồ trang sức cực nhỏ khác, trông như đồ chơi của trẻ con. Tiếp tục khai quật, cuối cùng đã phát hiện ra chủ nhân của những vật phẩm nhỏ xíu này. Đó là một người rất nhỏ bé. Bộ xương ấy ước chừng khoảng 12 cm, nhưng điều đáng kinh ngạc hơn cả là bộ xương này không phải là của một đứa trẻ, bởi vì hình dáng của bộ xương là của một người đã trưởng thành. Sau khi được các nhà khoa học giám định, họ đã xác nhận bộ xương này là của con người, sống vào khoảng 5.000 năm trước đây.
Sách cổ Trung Quốc ghi chép về những người tí hon.
Ở Trung Quốc vào triều nhà Thanh, học giả nổi tiếng Kỷ Hiểu Lam là một người rất được kính trọng. Ông làm quan tới chức Thượng thư bộ Lễ. Trong sách “Duyệt vi thảo đường bút ký” (nghĩa là “Xem qua những ghi chép trong lều cỏ của những ẩn sỹ”), ông có chép 2 câu chuyện nói về người tí hon. Bộ sách này ghi chép lại những kiến thức mà ông thu được từ khi sinh ra. Bởi vì thời đó Kỷ Hiểu Lam có học vấn danh tiếng lẫy lừng tại Trung Quốc, từng là tổng biên tập bộ sách “Tứ khố toàn thư” của hoàng gia, cho nên những ghi chép của ông có độ tin cậy và xác thực rất cao.
Trong đó có một mẩu chuyện nói về người tí hon, ghi chép trong tập 3 của bộ sách –“Ghi chép trong chuyến đi chơi vào mùa hè ở Loan Dương – 3″. Trong đó miêu tả rằng, ở vùng Ô Lỗ Mộc Tề (nay thuộc huyện Địch Hóa) người ta thường xuyên trông thấy những người tí hon thân chỉ cao khoảng 40 cm, đầy đủ cả già trẻ lớn bé. Mỗi khi cây lựu ra hoa, những người tí hon này bẻ cành lựu, bện thành những vòng nhỏ đội lên đầu, đứng thành đội hình ca hát nhảy múa. Tiếng nói của họ nghe như tiếng hươu kêu, du dương êm ái.
Có một số người tí hon còn lẻn vào trong các lều vải nơi đóng quân của triều đình để trộm thức ăn, nhưng không cẩn thận bị bắt. Những người tí hon ấy quỳ gối trên mặt đất và khóc. Nếu bắt họ trói lại, họ sẽ tuyệt thực đến chết. Còn nếu thả họ đi, thì họ cũng không dám chạy ngay, mà trước tiên đi chậm rãi vài bước ra xa, quay đầu lại nhìn quanh xem. Nếu có người truy đuổi chửi mắng họ, thì họ lập tức quỳ xuống đất khóc. Còn nếu không ai truy đuổi thì họ chậm rãi đi ra xa, tới khoảng cách khá an toàn rồi mới nhanh chóng chạy trốn vào trong núi sâu.
Quân nhà Thanh không thể tìm thấy những chỗ mà giống người tí hon này ở, cũng chẳng biết gọi họ như thế nào, bởi thấy họ thích cài hoa lựu màu đỏ, bèn gọi họ là “Hồng lưu oa”. Lúc ấy huyện Khâu (nay là huyện Huy tỉnh Hà Nam) có viên quan tên là Thừa Thiên Cẩm, tuân lệnh đi tuần tra xem xét bãi chăn nuôi. Ở đây ông từng bắt được một người tí hon bèn đem về, đối xử rất tử tế với người tí hon. Râu tóc của họ đều giống như chúng ta chứ không có gì kỳ dị cả.
Một câu chuyện về người tí hon khác được ghi lại cũng trong bộ sách này, trong tập thứ 18 – “Cô vọng thính chi – 4″, là miêu tả của vị tướng quân tên là Cát Mộc Tát. Cát Mộc Tát nói rằng ông ta từng đuổi theo mấy con chim trĩ tới tận vùng núi sâu, nhìn thấy trên vách núi cao và dốc hình như có người, bèn vượt qua hẻm núi tới xem xét. Ở cách mặt đất khoảng 15 -17 m, nhìn thấy một người cao khoảng 40 cm, lông màu đen phủ đầy trên mặt và chân tay, trên thân khoác áo màu tía (hắc mao nhân). Ngồi đối diện với người đó là một người nữ tướng mạo xinh đẹp đang nướng thịt, dáng dấp như người Mông Cổ, khoác áo lông màu xanh lục. Bên cạnh người nữ có 4 5 hắc mao nhân hầu hạ. Họ chỉ lớn bằng đứa trẻ, khi nhìn thấy người thì cười vui, nói thứ tiếng không phải là tiếng Mông Cổ mà cũng không phải là ngôn ngữ địa phương nào, mà nghe như tiếng chim hót, không ai hiểu được. Thấy họ như thế, Cát Mộc Tát bèn thi lễ và tặng quà cho họ. Đột nhiên từ trên sườn núi có một vật rơi xuống, nhìn thử thì là một miếng thịt đùi của một con la. Sau đó ông thi lễ và tặng quà, nhưng cả 2 người đều khoát tay không nhận. Miếng thịt la đủ dùng làm thức ăn 3 ngày mới hết. Sau này Cát Mộc Tát cùng với đoàn người ngựa cùng đi tìm lại chỗ đó, nhưng không tìm được.
Vào những năm 40 của thế kỷ trước xuất hiện những người tí hon da đen
Trong tờ báo “Cầu tri thế giới” số thứ 17, tác giả La Quế Sinh trong bài “2 người tí hon da đen là loại sinh vật gì?” có nói: Nhà tôi ở bên sông Ly Giang ở tỉnh Quảng Tây, cách Quế Lâm không xa. Tôi nhớ rất rõ vào những năm 40 vào một ngày lúc giữa trưa, tôi đang mang bát cơm ra bên ngoài ăn. Tự nhiên ở chỗ băng ghế dài đằng sau nhà dùng để làm nơi phơi quần áo, từ sau tấm vải bước ra 2 người tí hon da đen. Họ cao khoảng 4 cm, tỉ lệ cơ thể tương tự như chúng ta. Toàn thân họ rất đen, trông như không mặc quần áo, đi đứng thẳng lưng. Họ đi tới giữa băng ghế, ngoảnh mặt về phía tôi đứng. Tôi giơ đôi đũa lên cao, họ cũng đồng loạt giơ hai tay lên cao. Dưới ánh mặt trời chiếu sáng nhìn thấy rõ ràng từng ngón tay của họ. Tôi rất sợ hãi, tiện tay nhặt một hòn đá ném họ, sau đó chạy ngay về nhà gọi người lớn ra xem, nhưng lúc đó 2 người tí hon da đen đó đã biến mất.
Người nước Lặc Tất thân cao 3 tấc
Trong sách “Biệt quốc động minh ký” của Quách Hiến triều đại nhà Hán có ghi: “Người nước Lặc Tất cao khoảng 12 cm, có cánh, ngôn ngữ của họ nghe như tiếng cười thân thiện, vì thế mà còn gọi nước này là nước Thiện Ngữ. Họ thường họp nhau thành nhóm bay dưới ánh mặt trời để phơi nắng, thân đã nóng đủ thì bay về, uống nước sương như uống sữa. Nước sương này xuất hiện lúc sáng sớm, trông như châu ngọc vậy”. Quách Hiến chỉ viết về người nước Lặc Tất rất ít, nhưng qua đó đã cho thấy một số điều. Họ phơi mình dưới ánh nắng mặt trời, nóng người là về. Họ cũng thu lấy năng lượng mặt trời giống như các khí công sư hiện đại hướng mặt về phía mặt trời để luyện công.
Trong bộ sách “Thái bình quảng ký” được biên soạn vào thời nhà Tống, tập 480 và tập 482 đều có một số ghi chép về người tí hon.
Nước Hạc Dân ở phía Tây biển Bắc Hải
Phía Tây biển Bắc có một nước gọi là Hạc Dân. Người dân thân cao khoảng 12 cm, nhưng ngày đi ngàn dặm, đi lại nhanh như bay, nhưng thường bị những con hạc biển nuốt chửng vào bụng.
Trong số họ cũng có hạng người quân tử cũng có kẻ tiểu nhân. Nếu như là quân tử thì tính trời thông tuệ, tinh tế và quyền biến. Mỗi lần để phòng bị hạc biển nuốt mất, họ thường dùng một miếng gỗ để khắc thành hình dáng của bản thân, có khi số lượng lên tới mấy trăm cái tượng như thế. Họ đặt tượng ở những vùng hoang dã ven bờ biển. Hạc biển cho rằng đó là người nước Hạc Dân, bèn nuốt tượng đó vào bụng. Thế là hạc biển bị tượng gỗ mắc kẹt trong cổ họng mà chết, qua hàng trăm hàng ngàn lần mắc lừa như thế, hạc biển về sau khi nhìn thấy người nước Hạc Dân thật sự cũng không dám nuốt chửng như trước nữa.
Người dân nước này phần lớn đều sống ở những chỗ hẻm núi bờ suối, tạc động và xây dựng thành trì. Một tòa thành thường dài 50 m đến 90 m, và có đến hàng ngàn hàng vạn tòa thành như thế. Mùa xuân hoặc mùa hè họ ăn cỏ trên đường, mùa thu mùa đông họ ăn rễ cây. Khi mùa hè họ ở trần, còn mùa đông họ dùng cỏ non kết thành quần áo để mặc. Họ còn biết cả phương pháp dưỡng sinh nữa.
Xác khô
Lý Chương Vũ có một cái xác khô của một người tí hon, gọi là “Nhân kiền nhi”. Nó dài khoảng 12 cm, đầu, đùi, ngực đều còn nguyên vẹn, lông mày và mắt cũng rất rõ ràng. Ông nói đó nhất định là người của nước Tiêu Nghiêu – một đất nước của người lùn được ghi chép trong truyền thuyết xa xưa.
Những người nhỏ bé rơi xuống đất trong mưa bão
Thời nhà Ngụy, khi trời mưa, tại sân nhà Vương tử họ Sung có 8 9 người nhỏ bé theo mưa rơi xuống. Họ cao chỉ khoảng 20 – 25 cm. Những người tí hon này nói rằng, nhà họ ở vùng biển phía Đông Nam, đang bay thì gặp phải cơn gió lớn đánh dạt vào và rơi xuống đây. Khi nói chuyện với họ thì thấy rằng họ rất có tri thức, những gì họ nói đều tương tự như những điều ghi trong sách lịch sử.
Như vậy, trong nhiều sách cổ Trung Quốc đều có ghi chép về người tí hon, đủ để chứng tỏ rằng người tí hon đã từng tồn tại trên Trái Đất.
1. Ghi chép trong “Sơn hải kinh” về người tí hon
“Sơn hải kinh – Đại hoang Đông Kinh” chép: “Có nước tí hon, tên gọi là Tĩnh Nhân”.
“Sơn hải kinh – Đại hoang Nam Kinh” chép: “Có nước của người tí hon, tên gọi là nước Tiêu Nghiêu”, và “Có người tí hon, tên gọi là người nấm”.
“Sơn hải kinh – hải ngoại Nam Kinh” chép: “Nước Chu Nhiêu ở phía Đông, thân người họ thấp và nhỏ, đeo thắt lưng”.
2. Ghi chép trong “Sưu Thần ký” về người tí hon
Trong bộ sách “Sưu Thần ký” tập 12 chép: “Vương Mãng Kiến Quốc tứ niên, trì dương hữu tiểu nhân cảnh, trường nhất xích dư, hoặc thừa xa, hoặc bộ hành, thao trì vạn vật, đại tiểu các tự tương xưng, tam nhật nãi chỉ”. (Tạm dịch: “Đời Vương Mãng năm Kiến Quốc thứ 4, ở Trì Dương có tộc người tí hon gọi là Cảnh. Họ cao hơn 30 cm. Họ đi xe hoặc đi bộ. Họ lên kế hoạch để xử lý mọi sự vật, phân chia công việc lớn nhỏ tương xứng từng người, chỉ làm 3 ngày là xong”). Trong đó còn chép rằng có một giống người tí hon gọi là “Khánh kỵ”: “Khánh kỵ có hình dáng như con người, họ cao khoảng 16 cm, mặc áo màu vàng, đội mũ màu vàng, dùng lọng che màu vàng, cưỡi ngựa nhỏ, bay nhanh như tên bắn”.
3. Ghi chép trong sách “Liệt Tử” về người tí hon
Trong bộ sách “Liệt Tử – Thang vấn đệ ngũ” chép “Từ Trung Châu hướng về phía Đông ở nơi xa xôi có nước Tiều Nghiêu. Người nước này cao khoảng 60 cm. Ở phía cực Đông Bắc có một giống người tên gọi là Tranh. Họ cao khoảng 35 cm”.
4. Ghi chép về người tí hon trong “Sử ký” Tư Mã Thiên và “Pháp uyển châu lâm”
“Sử ký – Đại Uyển liệt truyện – đệ lục thập tam” có nội dung khái quát về địa lý. Trong sách có nói: “Nước của người tí hon ở phía nam nước Tần, giống người này cao khoảng 3 xích (khoảng 1,2 m), khi họ cày cấy trồng trọt, sợ bị chim hạc ăn mất, nước Tần bảo vệ và hỗ trợ họ. Đó chính là nước Tiêu Nghiêu. Người nước này cũng sống trong hang động”.
“Pháp uyển châu lâm” từ xưa tới nay được xem như bộ bách khoa toàn thư của Phật giáo, có ghi lại rất nhiều kinh luận Phật giáo cũng như các câu chuyện và điển tích bên ngoài. “Pháp uyển châu lâm – tập 8″ có dẫn ra một bức tranh nước ngoài, và ghi: “Người nước Tiêu Nghiêu cao khoảng 60 cm, gió thổi trước mặt thì ngã ngửa, gió thổi sau lưng thì ngã sấp, mặt mũi đầy đủ cả, nhưng sống ở nơi hoang dã. Có một thuyết khác nói rằng, người Tiêu Nghiêu cao khoảng 3 xích (khoảng 1,2 m), ở nước này cỏ cây mùa hè héo tàn còn mùa đông thì sinh sôi, cách Cửu Châu khoảng 3 vạn lý”.
Ở đây nói người tí hon cao khoảng 1,2 m, nhưng lại nói là sợ bị chim hạc ăn mất, mâu thuẫn lẫn nhau. Vì người cao 1,2 m tuy là nhỏ nhưng chắc chắn không sợ bất kỳ loài chim nào ăn thịt cả. Các sách vở khác nói về người tí hon Tiêu Nghiêu đều ghi rằng họ chỉ cao khoảng chừng 3 tấc (khoảng 12 cm). Có lẽ các tác giả của các bộ sách nổi tiếng kia vì cảm thấy giống người chỉ cao vài cm như vậy là không thể nào tưởng tượng nổi, cho nên mới viết thành 3 xích.
5. Ghi chép trong “Sơn hải kinh tân thích – quyển nhất” về người tí hon
Trong sách chép: “Tề Hoàn Công đi săn, bắt được một con thiên nga, làm thịt nó, thấy trong diều của nó có một người, cao khoảng 13 cm, mặc áo dài bằng bạch ngọc”.
6. Ghi chép trong “Nam thôn xuyết canh lục” về người tí hon
“Nam thôn xuyết canh lục” là tác phẩm của Đào Tông Nghi dưới thời nhà Nguyên. Trong tập 14 của bộ sách này có nói: Lúc đó có một người mua xác khô của người tí hon, Đào Tông Nghi mượn xem một chút, thấy người tí hon này thân chỉ cao khoảng 24 cm, nhưng tất cả các nét đặc trưng đều là của con người chứ không có gì kỳ dị, ngay cả cơ quan tiểu tiện cũng có. Tương truyền người tí hon này là do mấy năm trước người ngoại quốc mang đến. Người tí hon sau khi chết, mới giải phẫu từ phía sau lưng, lấy hết nội tạng ra, sau đó lấp đầy bằng hương liệu, khâu lại, rồi sấy khô. Giống người tí hon mà nước ngoài cống nạp này, trong sách “Hán Vũ cố sự” đã từng nói qua: Trước kia ở quận Đông có người đem tặng một người lùn cao khoảng 30 cm, có tên là “Cự linh”.
7. Ghi chép trong sách”Tân Tề hài” về người tí hon
“Tân Tề hài” là tác phẩm của Viên Mai (1716 – 1798), còn có tên là “Tử bất ngữ”. Viên Mai là nhà thơ lớn đời nhà Thanh, Tiến sỹ dưới triều Càn Long, từng nhậm chức Tri huyện của Giang Ninh, Lật Thủy, có thành tích rất lớn.
Trong tập 9 bộ “Tân Tề hài” có ghi: “Năm Càn Long thứ 4, ở Sơn Tây, Bồ Châu sửa thành. Khi đào ở chỗ bãi sông thì được một cái quan tài, vuông và dẹt như một cái rương. Mở ra, bên trong có 9 ngăn, mỗi ngăn có 2 người, mỗi người cao khoảng hơn 30 cm, đủ cả già trẻ trai gái, trông như vẫn còn sống, không biết là quái vật gì”.
Như vậy, trong nhiều sách cổ Trung Quốc đều có ghi chép về người tí hon, đủ để chứng tỏ rằng người tí hon đã từng tồn tại trên Trái Đất.