[justify]Tôi là tôi[/justify]
[justify]Từ giữa năm 2008, thời trang slogan bắt đầu thâm nhập vào Việt Nam và nhanh chóng được giới trẻ ưa chuộng. Chỉ cần chiếc áo thun chất liệu cotton, kiểu dáng đơn giản, màu sắc dễ nhìn là các bạn đã có thể thoải mái thể hiện cái tôi của mình với vô vàn khẩu hiệu. Ban đầu còn dè dặt, các bạn trẻ chỉ chọn những câu slogan nổi tiếng từ các mẫu quảng cáo hay những câu danh ngôn, một phát ngôn có ý nghĩa và đa phần đều thể hiện bằng tiếng Anh: "Just do it" (Hãy làm đi), "War is not the answer" (chiến tranh không phải là câu trả lời)…[/justify]
[justify]Gần đây, thời trang slogan dần được Việt hóa và thực sự trở thành "vùng đất" màu mỡ, để các bạn trẻ sáng tạo các khẩu hiệu "độc", lạ, phù hợp với mình chứng tỏ "Tôi là tôi, không lẫn với ai khác" - như bạn Thúy Vy, học sinh trung học khẳng định. Yêu-ghét ai, điều gì… là các bạn thể hiện ngay, không ngại người khác bình phẩm. Bạn Như Ý - SV trường ĐH KHXH&NV TP.HCM rất "không ưa" lô cốt vì ngày nào đi học cũng bị kẹt xe nên chẳng ngại ngần mặc chiếc áo có dòng chữ ở cả mặt trước và mặt sau: "Em ghét đào đường".[/justify]
[justify]Bạn Hùng Chiến - từng bị một người bạn thân "đâm từ sau lưng" nên "chơi" chiếc áo có dòng chữ: "Tình bạn có hạn, khốn nạn có thừa". Bạn Phạm Xuân Lan - học sinh lớp 11 "dị ứng" với con trai nhà giàu học dốt, lại phá phách nên có cả bộ sưu tập áo thun slogan: "Trai đẹp miễn chê, không mê kẻ quậy quá”; "Ngu không phải là cái tội, tội là không biết mình ngu"; "Học dốt đốt vẻ đẹp"… Bạn Nguyễn Chí Thắng - 18 tuổi, học sinh lớp 12 mê chơi điện tử, nhiều lần bị cha mẹ "xử" nên quyết tâm từ bỏ và thể hiện quyết tâm đó bằng việc tậu luôn chục chiếc áo chỉ độc mỗi câu tự răn đe mình: "Cứ ăn chơi cho hết đời trai trẻ rồi âm thầm, lặng lẽ đạp xích lô!".[/justify]
[justify]Thời trang slogan với những chiếc áo chỉ khoảng 80.000đ - 150.000đ/áo nên còn trở thành một "kênh" tuyệt vời để các bạn trẻ tự giới thiệu mình: "Bây giờ tôi đỡ… đẹp hơn zồi"; "Vườn hồng mở lối đang chờ… giai nhân"…[/justify]
[justify]Điểm nhấn dễ thương trong dòng thời trang "chữ" này là nhiều bạn đã tận dụng thời trang slogan để bày tỏ tình yêu quê hương, đất nước, thể hiện ý thức, trách nhiệm cộng đồng, kêu gọi mọi người bảo vệ môi trường. Mỗi khi ra đường, bạn có thể bắt gặp đâu đó những teen Việt diện những chiếc áo pull xinh xắn với thông điệp: "Tôi yêu Việt Nam", "Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam" hay "Hãy đội nón bảo hiểm", "Trả thú về rừng, dừng ngay săn bắt".[/justify]
Bạn trẻ nào cũng muốn mình là "cha đẻ" của những câu khẩu hiệu ấn tượng (Ảnh minh họa)
[justify]Sân chơi thả nổi[/justify]
[justify]Theo các chuyên viên tư vấn, đặc điểm tâm lý của giới trẻ là thích làm nổi, khẳng định giá trị bản thân và thể hiện trước đám đông nên thời trang slogan là một lựa chọn hiệu quả để các bạn "khoe" mình. Theo ông Nguyễn Văn Lộc - chủ nhân của thương hiệu aothun.vn - nơi được xem là tiên phong trong việc đưa thời trang slogan du nhập vào Việt Nam, hiện đã có hàng trăm ngàn "tín đồ” của dòng thời trang đặc biệt này. Thậm chí, nhiều bạn sở hữu cả bộ sưu tập vài chục chiếc như Quỳnh Phương, Minh Thảo, Hùng Anh… đều là học sinh cấp III ở các trường trung học lớn của TP.HCM.[/justify]
[justify]Một kiểu thời trang slogan gây sốc![/justify]
[justify]Trở thành một sân chơi thú vị nhưng tiếc là thời trang "chữ" đang bị thả nổi và có quá nhiều sạn. Dạo một vòng các chợ hay cửa hàng thời trang, chúng ta như lạc giữa trùng vây áo in đủ loại khẩu hiệu, với đủ ngôn ngữ… Tích cực có, vui vẻ có, nhưng cũng không thiếu những khẩu hiệu ủy mị, vô duyên… Tuy nhiên, xu hướng của bạn trẻ là ít chọn "chữ" bán sẵn mà phải sáng tạo cho lạ, độc, quái, không đụng hàng.[/justify]
[justify]Bạn trẻ nào cũng muốn mình là "cha đẻ" của những câu khẩu hiệu ấn tượng. Do đó, đã có những khẩu hiệu nghịch ngợm kiểu như: "Đao còn người còn, đao mất thì… mua cái khác" và cả những câu thực sự gây sốc cho bất kỳ ai đọc thấy: "Im less. I love girls" (Tôi là đồng tính nữ, tôi chỉ yêu các cô gái); "Im Gay", "Tôi còn zin 99%"; "Khi tôi chạy, mọi người đều dõi theo bước chân tôi: mạnh mẽ, tự tin, thần tốc. Tôi là cướp"…[/justify]
[justify]Đáng lo hơn là thời trang slogan còn đang bị biến tướng, in kèm thêm những hình ảnh kỳ quái, phản cảm như: một đôi trai gái đang làm chuyện "người lớn" với dòng chú thích nửa tây, nửa ta; hay hình ảnh một bãi phân với ruồi nhặng bu quanh và dòng chữ "bảy ngày đợi mong"… Các bạn trẻ còn dùng nó làm quà tặng, bất chấp người nhận nghĩ thế nào.[/justify]
[justify]Để thời trang slogan vẫn dễ thương như buổi đầu mới đến Việt Nam, ngoài ý thức của các bạn trẻ, còn phải cần đến ý thức và cái tâm của những người làm dịch vụ in ấn. Ông Nguyễn Văn Lộc cho biết: "Khi khách hàng yêu cầu in những mẫu slogan, hình ảnh phản cảm, vi phạm thuần phong mỹ tục thì aothun.vn của chúng tôi luôn định hướng để các bạn chuyển sang ý tưởng khác hoặc từ chối in".[/justify]