Khoa học - Lịch sử 2013-08-11 03:13:07

Bí mật chiến tranh tại nhà máy khí độc bỏ hoang ở Nhật


[size=6]Tàn tích nhà máy bị bỏ hoang này đã trở thành “vương quốc” của những chú thỏ.[/size]
Okunoshima là một đảo nhỏ thuộc khu biển Inland, nằm giữa Hiroshima và Shikoku của Nhật Bản. Nơi đây đã từng được mệnh danh là “hòn đảo thiên đường” với hệ thống thực vật rất tươi tốt, phong phú, những bãi biển cát trắng xanh xinh đẹp bao phủ. 
 
Ngày nay, hòn đảo này đã bị con người bỏ hoang và trở thành nơi cư trú của của những chú thỏ dễ thương nên được gọi là Đảo thỏ. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, Okunoshima đã từng là một nơi có quá khứ kinh hoàng của bệnh tật và chết chóc. 
 

Khung cảnh bên ngoài của một nhà máy sản xuất khí độc bị bỏ hoang.

 
Mặc dù Nhật Bản đã ký kết Nghị định thư Geneva vào năm 1925 trong đó có lệnh cấm sản xuất, sử dụng và lưu trữ vũ khí hóa học. Tuy nhiên, điều này vẫn không ngăn chặn việc chính phủ xây dựng một nhà máy vũ khí hóa học riêng trên đảo này. Đây chính là lý do tại sao nơi đây được giữ bí mật trong suốt hơn 16 năm hoạt động. Hơn thế nữa, đảo Okunoshima thậm chí còn bị xóa tên khỏi bản đồ hành chính của Nhật Bản. 
 

Hệ thống thảm thực vật trên các bức tường của nhà máy.

 
Thời bấy giờ, Okunoshima được chọn làm nơi để xây dựng nhà máy sản xuất vũ khí hóa học, khí độc vì đây là một nơi có vị trí chiến lược quan trọng. Chúng được nằm yên cô lập, cách xa thủ đô Tokyo của Nhật Bản - nơi có nhiều cư dân sinh sống. Điều này nhằm đảm bảo an ninh cũng như hạn chế tầm ảnh hưởng của sự lan tràn chất độc cho người dân nếu như gặp phải thiên tai.
 

Những tàn tích còn lại của máy phát điện.
 
Trong Thế chiến thứ II, Okunoshima được sử dụng như một vị trí quân sự tối mật bậc nhất phục vụ cho cuộc chiến tranh. Từ năm 1929 - 1945, đảo Okunoshima là nơi sản xuất vũ khí hóa học cho quân đội Hoàng gia Nhật Bản với 5 loại khí cực kì độc hại. 
 

 
Theo một số tài liệu ghi lại, có khoảng hơn 6.500 công nhân làm việc tại khu vực này. Mặc dù phải làm việc trong môi trường độc hại nhưng những người lao động trên đảo không được bảo vệ như trong cam kết của chính quyền. Hàng ngàn người bị thương, dẫn đến tử vong nhưng không được chữa trị bởi không ai được phép tìm kiếm sự hỗ trợ y tế từ đất liền do phải giữ bí mật.
 

Phần khoảng không bên trong khu vực nhà máy.
 
Trong thời điểm diễn ra Thế chiến thứ II, người ta ước tính, có khoảng hơn 6.000 tấn khí độc Iperit đã được sản xuất, khiến hơn 80.000 binh sĩ và dân thường Trung Quốc bị thiệt mạng.
 
Sau khi Chiến tranh thế giới II kết thúc, Nhật Bản đã cố gắng che giấu toàn bộ chứng cứ tồn tại của nhà máy vũ khí hóa học trên đảo Okunoshima. Tất cả nhân viên và cư dân trên đảo đều được yêu cầu giữ im lặng, không được tiết lộ bất cứ thông tin gì. Lực lượng Đồng minh chiếm đóng đã tiêu hủy hết những địa điểm liên quan, những chiến binh có dính líu đến vụ việc đều được yêu cầu phải giữ bí mật. 
 

 Những tàn tích còn sót lại về nơi để xử lý bệnh tật cũng như thương vong của người lao động.

 

Ánh Mặt trời xuyên qua hai cửa sổ bị hỏng của nhà máy.


Những tài liệu liên quan đến nhà máy này đã bị đốt bỏ nhanh chóng, nhà máy, máy móc hoàn toàn bị phá bỏ, hỏng hóc, ngay cả động vật thí nghiệm (chủ yếu là thỏ) cũng được thả ra khỏi các phòng thí nghiệm và tự do sống trên đảo. 
 

Những đống đổ nát còn sót lại.
 
Hiện nay, tất cả những gì người ta có thể thấy được là một nhà máy thiêu rụi bị bỏ hoang với hệ thảm thực vật xanh tốt bên ngoài. Mọi thứ dần trôi vào lãng quên và bị bỏ rơi trong suốt một khoảng thời gian rất dài. Chính vì thế, nơi đây đã từng được xem như là một hòn đảo chết.


Một đường hầm dẫn đến nhà máy…
 

Theo một số nguồn tin lân cận, những con thỏ đã được đưa đến đảo Okunoshima để thực hiện việc kiểm tra mức độ ảnh hưởng của chất độc. Những nguồn tin khác cho biết rằng, một nhóm học sinh trên đường đi thực tập đã phát hiện ra tám con thỏ ở đảo vào năm 1971. Cho dù số lượng thỏ ban đầu trên Okunoshima là bao nhiêu, chúng vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ bởi trên đảo không tồn tại bất kỳ loài săn mồi nào có thể đe dọa chúng.
 



Những chú thỏ là “cư dân” của đảo.

 
Mặc dù hầu hết du khách đến hòn đảo này với sự tò mò về đảo thỏ và nhà máy bị bỏ hoang, tuy nhiên, khí độc trên đảo vẫn còn tồn tại. Năm 1988, bảo tàng khí độc đã được xây dựng trên đảo và mở cửa đón chào các du khách đến tham quan. Họ cảnh báo về sự tồn tại của nhà máy khí độc cũng như những ảnh hưởng không nhỏ của chúng.
 

Bảo tàng khí độc Okunoshima.


Bảo tàng khí độc không lớn, chỉ duy chứa hai phòng, nhưng lại sở hữu các thiết bị, vũ khí mà nhà máy đã từng sản xuất, thậm chí cả nhật ký của người lao động. Ngoài ra, nơi đây còn có hình ảnh gần đây của các nạn nhân của vũ khí hóa học - để họ có thể nhìn thấy tác động khủng khiếp của chúng trong quá khứ.
 
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)