Khí hậu ngày càng ấm khến ngựa Sifrihippus giảm 1/3 trọng lượng xuống còn 7 kg
[justify]Nghiên cứu của nhà khoa học Ross Secord thuộc Đại học Nebraska, Lincoln cũng hé lộ viễn cảnh về trọng lượng và hình hài của các loài động vật có vú khi khí hậu toàn cầu đang ngày càng ấm hơn.[/justify]
[justify]Trong suốt thời kỳ "Cực đại nhiệt khởi đầu" (PETM) cách đây khoảng 56 triệu năm, một lượng lớn carbon được phát tán ra bầu khí quyển và các đại dương, đẩy nhiệt độ toàn cầu tăng lên khoảng 5,5ºC trong suốt 150.000 năm. Và để thích nghi với điều kiện khí hậu khắc nghiệt, các loài động vật có vú đã phải giảm dần trọng lượng.[/justify]
[justify]Ban đầu, loài ngựa Sifrhippus tiền sử giảm cân nặng xuống chỉ còn khoảng 5,6 kg – tương đương trọng lượng trung bình của một chó sơnauxe sơ sinh của Đức.[/justify]
[justify]Và khoảng 130.000 năm sau trong giai đoạn PETM, ngựa Sifrihippus sụt cân chỉ còn 3,9 kg. Tới 45.000 năm tiếp theo, loài ngựa này trải qua giai đoạn tăng cân trở lại lên mức 7 kg, bằng với cân nặng của một chú mèo nhà.[/justify]
[justify]Sau quá trình phân tích mẫu răng hóa thạch của loài ngựa Sifrihippus thuộc phía nam lưu vực Bighorn tại tiểu bang Wyoming, các nhà khoa học khẳng định nhiệt độ trong khu vực tăng hoàn toàn phù hợp với hiện tượng giảm trọng lượng của các loài động vật. Do đó, thời tiết càng nóng thì trọng lượng loài ngựa càng giảm.[/justify]
[justify]Kết quả của nghiên cứu trên cũng hoàn toàn trùng khớp với các loài động vật có vú và các loài chim sống gần khu vực xích đạo ngày nay. Việc giảm trọng lượng cơ thể mang ý nghĩa đặc biệt nhằm giúp chúng dễ dàng điều hòa thân nhiệt cũng như đảm bảo nguồn thức ăn nuôi dưỡng.[/justify]
[justify]Điều khiến các nhà khoa học lo ngại là kịch bản trong thời kỳ PETM có thể tái diễn trong thời gian sắp tới khi mà trái đất đang ngày càng thải ra nhiều khí nhà kính hơn.[/justify]
[justify]Ông Bloch chia sẻ: “Nếu các loài động vật không kịp thời tiến hóa thì số lượng loài tuyệt chủng sẽ còn nhiều hơn giai đoạn PETM”.[/justify]