Ôtô - xe máy 2011-06-02 11:31:05

Biến Honda Future Neo Fi thành siêu xe tiết kiệm nhiên liệu


Bằng cách thêm một lớp vỏ khí động học vào chiếc Honda Innova 125i (mẫu xe tương tự Honda Future Neo Fi được phát hành tại Việt Nam), nhà thiết kế xe máy người Hà Lan Allert Jacobs đã biến một chiếc scooter bình thường thành một chiếc xe có tốc độ cao với mức tiêu thụ nhiên liệu đáng kinh ngạc. Chiếc xe đã được Jacobs thiết kế, lắp ráp, chỉnh sửa từ lúc bắt đầu ý tưởng đến khi đưa vào đường thử thực tế.




Vấn đề khí động học

Khi chiếc xe lao lên phía trước, đương nhiên xe phải chịu lực cản chuyển động từ không khí và mặt đường. Bên cạnh đó, thiết kế khí động học của xe cũng chính là yếu tố quan trọng quyết định đến tốc độ của xe. Điều này có thể giải thích rõ ràng bởi hầu hết những người điều khiển xe máy đều biết nếu cuối rạp người xuống yên xe, chúng ta có thể dễ dàng tăng tốc mà không cần tăng ga quá nhiều. Theo tính toán của Jacobs, với tốc độ 88,5km/h, một chiếc xe máy bình thường phải chịu đến 90% lực cản bởi hình dáng khí động học của nó. Về vấn đề tiết kiệm nhiên liệu cho xe, sáng kiến đầu tiên là sử dụng điện thay cho xăng. Tuy nhiên, Jacobs nhận thấy xe chạy điện vẫn bị hạn chế bởi cự ly hoạt động. Do đó, anh chọn một chiếc xe máy có động cơ nhỏ và nhẹ như chiếc Honda Innova 125i.


Honda Future Neo 125i


Honda Innova 125i là mẫu xe được bán tại châu Âu kể từ năm 2006 nhằm thay thế cho dòng xe Super Cub của Honda trước đây. Chiếc Innova 125i được chú ý đến bởi mức tiêu thụ nhiên liệu thấp. Theo Honda Anh Quốc, chiếc Innova chỉ "uống" khoảng 1 lít xăng cho quãng đường dài 74km với tốc độ gần 53km/h.


Khi đổ đầy thùng xăng của xe là 3,7 lít, trong quá trình chạy thử nghiệm, Jacobs đã đi được quãng đường 225 km trên 1 gallon nhiên liệu (1 US gallon = 3,7 lít). Khi tăng tốc, xe vẫn đảm bảo mức tiêu thụ nhiên liệu và tầm hoạt động vào khoảng 172 đến 196km. Hiện Jacobs đang nhắm tới mục tiêu đạt được quãng đường 375km cho mỗi gallon xăng.

Vào mùa đông nằm 2007, Jacobs bắt tay vào thiết kế phần thân và ghế ngồi cho chiếc Innova. Anh lắp đặt bộ phận để chân trên bánh trước xe để cố định tư thế ngồi lái, bỏ bớt chổ ngồi đồng thời gắn thêm phần mũi nón vào trước đầu xe. Qua thử nghiệm cho thấy xe đã đạt được tốc độ cao hơn và tiết kiệm nhiên liệu hơn. Tuy nhiên, chiếc xe cần phải được cải tiến thêm nữa.



Phiên bản thử nghiệm đầu tiên của Innova


Vấn đề về thiếu ổn định buộc Jacbos phải bao bọc toàn bộ phần bánh trước vào phần thân khí động học thay vì để lộ ra dưới phần mũi nón. Ngoài ra, vị trí ghế ngồi lái cũng cần được chỉnh sửa để 2 chân có thể đặt xuống đất hai bên bánh xe trong lúc dừng. Cuối năm 2008, Jacobs hoàn chỉnh mô hình tỉ lệ 1:5 và tiến hành tạo khuôn cho chiếc Innova bằng chất liệu PU (một dạng polymer được dùng làm nệm mút). Năm 2009, Jacobs hoàn tất phần khuôn xe. Bộ phận lái được chỉnh sửa, ống xả được đặt thấp hơn và nằm bên ngoài lớp vỏ khí động học. Bên cạnh đó, chỉ cần trượt phần thân giữa và phần được gắn phía trước theo rãnh tới khoảng 46 cm nữa là có thể bước ra hoặc vào xe. Phần nón và các khớp bằng cao su đảm bảo độ kín gió và vừa vặn khi ngồi trong quá trình điều khiển.

Quá trình tạo khuôn và lắp ráp vào xe:










Phiên bản hoàn chỉnh của Innova sau khi Jacobs thiết kế lại


Trên đường thử




Đưa Innova vào đường thử


Jacobs đang ngồi trên một chiếc xe nặng tới 319 cân Anh (144kg) hơn trọng lượng chiếc xe ban đầu gần 40kg. Anh sử dụng đường thử thẳng, có chiều dài 257km. Theo dự tính, xe sẽ đi được đoạn đường 344km cho mỗi gallon xăng với tốc độ 88,5km/h và tốc độ gió chỉ vào khoảng 40km/h. Tuy nhiên, thời tiết xấu đã ảnh hưởng đến cuộc thử nghiệm, Jacobs hy vọng khi thời tiết khá hơn, anh sẽ đạt được kết quả theo mong muốn.
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)