[size=1]
[/size]
[/size]
[size=2]Bài viết trên tờ Huffingtonpost với nội dung về du lịch VN của blogger Matt Kepnes đã nhận được sự chú ý đặc biệt, với hàng trăm lời bình luận đa quan điểm. Nhưng liệu những gì blogger này viết là đúng và anh ta đã từng đặt chân đến Việt Nam?[/size]
[justify]Matt Kepnes là một blogger với thành tích du lịch khá nổi tiếng trên mạng xã hội Twitter với hơn 3.000 người theo dõi, có website cá nhân riêng với tên gọi Nomadic Matt (Matt du mục) và nhiều người hâm mộ trên mạng tin tức của Huffingtonpost - tờ báo điện tử lớn thứ 2 tại Mỹ.
Bài viết ban đầu có tiêu đề: 'Cho tiền cũng không quay lại Việt Nam' (nguyên văn tiếng Anh: 'There's not enough money in the world to get me to go back to Vietnam'), Huffingtonpost đăng tải với tiêu đề 'Vì sao tôi sẽ không bao giờ quay trở lại Việt Nam'.Sau bài viết, nhiều blogger đã chỉ cho Matt biết, vì sao anh ta lại không cảm nhận được vẻ đẹp của Việt Nam.
Bài viết của một blogger Mỹ
Đến Đông Nam Á, mọi người thường hỏi tôi rằng ‘bạn sẽ đi đâu?’ và tôi nói ‘khắp mọi nơi’… ngoại trừ Việt Nam. Sau những kinh nghiệm của tôi có được từ năm 2007, tôi sẽ không bao giờ quay trở lại đây trừ khi phải đến Việt Nam với mục đích kinh doanh hoặc do yêu cầu của bạn gái.
Không ai muốn quay trở về một nơi mà họ cảm thấy bị đối xử kém, khi tôi ở Việt Nam, tôi liên tục cảm thấy mệt mỏi, bị lừa gạt, tôi cảm thấy mình không được chào đón.
Tôi gặp những người bán hàng rong trên phố, họ luôn cố gắng đề mời chào tôi.
Matt Kepnes - tác giả của bài viết trên Huffingtonpost - ảnh: website của Matt |
Người bán đồ ăn thu tiền của tôi gấp 3 lần giá cả bình thường, người lái taxi gian lận về quãng đường để tính cước. Khi tôi mua áo phông ở Hội An, ba người phụ nữ chèo kéo tôi trong cửa hàng của họ để giữ tôi phải mua một cái gì đó, thậm chí là kéo áo sơ mi của tôi.
Trong một chuyến du lịch Hạ Long, tôi không có đủ nước để dùng trên tàu, công ty tổ chức tour nhận quá người vào chuyến đi, và điều đó có nghĩa là những người đã trả tiền để được ở phòng đơn đột nhiên thấy mình phải ở chung phòng… thậm chí là chung một giường với người khác.
Một trong những kinh nghiệm tồi tệ nhất mà Matt Kepnes miêu tả tại TP.HCM là việc mua một túi nước chanh, nhưng sau đó người phụ nữ bán hàng đã không cho vào túi nước đủ thành phần làm nên một cốc nước chanh và bán với giá đắt hơn bình thường.
‘Bà ta nói với bạn của mình rằng sẽ bán đắt cho bạn bởi bạn là một người da trắng’, một người Mỹ gốc Việt đi trên xe buýt cùng Matt Kepnes nói (lời của Matt).
‘Thực sự cốc nước là bao nhiêu tiền?’ tôi hỏi người bạn Mỹ gốc Việt, anh ta nói rằng ‘một con số nhỏ thôi… một vài cent’, sau đó ‘Tôi nói với bà ta (người bán nước) rằng bà không tốt và quay trở lại xe buýt, không phải là vấn đề tiền bạc mà tôi rất buồn vì việc bà ta không tôn trọng và chế diễu tôi…’
‘Có lẽ, đơn giản là vì tôi đã gặp phải trải nghiệm xấu và Việt Nam thực sự tuyệt vời’,nhưng ‘sau khi nói chuyện với một số du khách khác, tôi nhận ra rằng tất cả chúng tôi đều có những câu chuyện tương tự… chúng tôi phải đấu tranh trong tất cả mọi thứ và cảm thấy không được chào đón’.
‘Một người bạn tôi mua chuối và người bán hàng đã bước đi mà không trả lại tiền thừa, vào siêu thị mua đồ thì được trả tiền thừa bằng socola … dường như kinh nghiệm của tôi là một chuẩn mực và không phải là ngoại lệ’.
Matt kể lể rằng, một giáo viên tiếng Anh tại Nha Trang cho anh ta biết rằng người Việt được giảng dậy rằng tất cả các vấn đề mà người Việt gặp phải đều được đổ lỗi cho người phương tây, đặc biệt là người Pháp và người Mỹ và người Việt hi vọng người phương tây đến để tiêu tiền ở Việt Nam… do đó họ (người Việt) không chào đón tây ba lô (những người ít tiền).
Những người có trải nghiệm tốt tại Việt Nam là do họ bỏ ra rất nhiều tiền để chi cho các tour du lịch sang trọng và tây Ba lô sẽ không có những trải nghiệm tốt như vậy - Matt đưa ra kết luận.
Matt Kepnes chưa từng đến Việt Nam?
Năm 2008, một sự kiện gây chấn động giới du lịch 'ba lô' thế giới đó là tác giả Thomas Kohnstamm (người Mỹ), một cây bút chuyên viết về mạng du lịch vùng Mỹ La Tin và Caribean thú nhận đã bịa đặt, hoặc đạo văn của người khác về những gì đã viết trên cuốn Lonely Planet - cẩm năng của những người mê du lịch bụi trên khắp hành tinh.
Lý do mà Kohnstamm đưa ra cho những việc làm sai trái của mình là do những nhà quản lý Lonely Planet không trả đủ tiền cho anh ta đến những địa danh mà anh ta đã viết trong sách. Thay vì đến Colombia để viết về đất nước này, Kohnstamm hẹn hò với một cô nàng trong Lãnh sự quán Colombia và 'moi tin' từ cô ta.
Và thực sự, chúng ta nên tin tưởng bài viết của anh chàng blogger này trên một tờ báo uy tín như Huffingtonpost? hay đây lại là một scandal mới của giới du lịch khắp hành tinh về một bài viết bịa đặt nhằm tạo dựng tên tuổi, trục lợi cá nhân?
Trước hết, bài viết được đăng tải lên website cá nhân của Matt vào 2010 - trong khi domain (tên miền) website của Matt mua vào tháng 2/2008 và anh ta cũng xây dựng website hoàn chỉnh trong thời gian đó không lâu. Thông thường, một người đi du lịch sẽ có cảm hứng viết ngay lập tức những gì mình được trải nghiệm và 3 năm (tính từ năm 2007 - 2010) là một khoảng thời gian khá dài để Matt viết lại trải nghiệm của mình về Việt Nam - tất nhiên là có thể có điều gì đó khiến Matt viết lại cảm nhận Việt Nam 2007 và đăng vào năm… 2010, nhưng có vẻ như giả thuyết không thuyết phục.
Những tấm ảnh về Việt Nam mà Matt chụp, không có ảnh nào có mặt của anh ta, trong khi một người đi du lịch thường thích thú với việc ghi lại những hình ảnh kỉ niệm của mình, chỉ có một tấm ảnh duy nhất có bố cục.
Đây là tấm ảnh duy nhất có thể kiểm tra được exif trên bài viết của Matt Kepnes |
không ổn cho lắm với hình ảnh một cây si đặt bên trong chậu, bên hồ nước còn exif (thông tin lưu trên ảnh) là chụp bằng máy Canon Ixus 60 và chụp vào tháng 1/2007, những tấm ảnh còn lại đều bị xoá sạch exif, khiến người khác không thể kiểm chứng thông tin về thời gian chụp. Trên Youtube, Facebook, Twitter… không hề có video, hoặc ảnh nào chứng minh rằng Matt đã từng ở Việt Nam.
Thứ 3, những điều mà Matt miêu tả trên trang cá nhân và trong nick name của anh là là 'Matt Du mục' như một người chuyên du lịch cừ khôi, vậy mà liên tục 'bị lừa' tại Việt Nam, khiến nhiều người khác không khỏi nghĩ tới việc Matt như một đứa trẻ mới lớn mới bị doạ một chút đã khóc nhè và không có biện pháp tự vệ, hoặc có tiền mà không biết cách chơi. blogger Deno phản hồi trên website của Matt: 'Tôi có một chút ngạc nhiên về bài viết này, bạn giống như một du khách ngây thơ, khó chịu khi phải trả thêm 5 cent cho những người nghèo khổ và sẵn sàng chi 50 USD cho một chầu bia… vậy mà bạn viết rằng bạn là một du khách có kinh nghiệm'.
Thứ 4, website đăng tải bài viết của Matt mặc dù từ chối việc 'đánh giá' về một nơi nào đó theo yêu cầu, nhưng đồng ý nhận quảng cáo, hoặc tài trợ 'thấp nhất là 100 USD/tháng'. Liệu để đánh bóng website của mình và kiếm tiền cá nhân, anh chàng này có dùng những thông tin sai sự thật để lấp đầy nội dung website? trong bài viết về Việt Nam của Matt là có tip (hướng dẫn) về kinh nghiệm đi du lịch Việt Nam chèn trong các link ẩn. Trên website đầy rẫy quảng cáo của nhiều công ty du lịch.
Không ai - những 'nhân chứng' trong bài viết của Matt Du mục là xác thực, không có ảnh người phụ nữ đã bán đắt cho anh ta, không có ảnh của những người đã 'lừa' anh ta, không có địa điểm cụ thể về shop quần áo mà Matt đã bị chèo kéo tại Hội An, không có tên của người giáo viên tiếng Anh tại Nha Trang nói với Matt rằng 'người Việt Nam được giáo dục rằng tất cả những rắc rối của họ được gây ra bởi người phương tây'.
Trong bài viết của Matt, những điều mà Matt viết có thể sai hoặc đúng ở Việt Nam, những khách du lịch đến Việt Nam có thể yêu hoặc ghét, nhưng mỗi người sẽ có một cảm nhận khác nhau về Việt Nam.
Một blogger tên Mark bình luận trong bài viết của Matt rằng Mark cũng gặp vài điều như Matt đã nêu, ví dụ như việc Taxi có ý định gian lận tiền cước, hoặc mời chào mua đồ lưu niệm… nhưng bên cạnh đó, Mark gặp những người Việt Nam rất tốt. Đó là người đàn ông mà anh đã quên trả cho ông ta 2 USD (tiền mua tem) để chuyển bưu thiếp đến châu Âu và cuối cùng thì tấm bưu thiếp cũng được gửi đi, mặc dù người đàn ông Việt Nam này có thể hoàn toàn không làm điều đó, hoặc Mark cũng nhận được hoa xin lỗi của một nhà nghỉ khi nhà nghỉ này trót cho người khác thuê phòng mà Mark đặt trước và để anh chàng này phải ở 1 đêm ở căn phòng chất lượng kém hơn.
Giới blogger trên mạng du lịch và Huffingtonpost có lời khuyên dành cho Matt, anh ta nên chuyên nghiệp hơn trong việc đi du lịch, học cách mặc cả, sử dụng GPS và Google Map để tránh bị taxi lừa, học hỏi văn hoá của người bản địa để hoà nhập… và cho dù Matt có viết rất xấu về du lịch Việt Nam chăng nữa, nhưng nếu anh chàng này đến du lịch Việt Nam thực sự theo cách của một du khách đúng nghĩa ở bất cứ thời điểm nào, chắc chắn rằng Matt Kepnes sẽ được chào đón tại Việt Nam.[/justify]
[justify]
Theo VTC
[/justify]