Chuyện shock 2012-08-23 07:37:00

* Cả Làng hỗn loạn vì 2 cành cây khô có giá.....21 tỷ VND


[size=4]- Cả làng Phụ Chính, từ già trẻ lớn bé, không ai ngờ, 2 cành cây mà bán được tới 20,5 tỷ đồng, một số tiền quá lớn, ngoài sức tưởng tượng.

Vậy là đã tròn một năm kể từ ngày xảy ra vụ việc rắc rối: Các cụ già làng Phụ Chính biến thành… “sưa tặc”. Cho đến nay, câu chuyện này vẫn còn ầm ĩ làng trên xóm dưới. Các cơ quan chức năng chưa giải quyết xong vụ gỗ sưa thu được, còn các cụ trong làng thì cầm tiền mà chẳng được tiêu.

Phụ Chính (Hòa Chính, Chương Mỹ, Hà Tây cũ, giờ thuộc Hà Nội) là ngôi làng nghèo, bình yên sau lũy tre bên bờ sông Đáy, bỗng trở nên nổi tiếng, chỉ bởi… cành sưa. Từ cổ chí kim, chẳng ai nghĩ rằng, cái cây sưa nằm ngay rìa đê, cổng chùa Phụ Chính lại là một “cây vàng”. Dân làng náo loạn vì giá trị kinh khủng của gỗ sưa. Chỉ có 2 cành cây mà bán được tới 20,5 tỷ đồng, tức 1 triệu USD.

[/size]



[size=4][/size]
[size=4]Hai cây sưa cổ thụ trong chùa Phụ Chính.[/size]

[size=4]Khi các cơ quan chức năng bắt vụ vận chuyển gỗ sưa, rồi chiểu theo cái tội chặt gỗ quý, thì đổ cho các cụ là… “sưa tặc”. Sống ngót thế kỷ, gần hết cuộc đời, các cụ là những bô lão uy tín trong làng, giờ mang tiếng “sưa tặc” thì đau lắm. Nỗi oan của các cụ có lẽ chỉ có trời đất, thánh thần trong ngôi chùa Phụ Chính kia thấu hiểu.

Tôi tìm đến nhà ông Vũ Văn Xuyện, người trược tiếp tham gia, chỉ đạo vụ chặt cành sưa hồi năm ngoái. Tôi giới thiệu là nhà báo, ông Xuyện tỏ vẻ không vui và lạnh nhạt. Ông bảo: “Sau vụ đó, tôi mệt mỏi lắm, không muốn nhắc lại nữa. Giờ tôi cũng không làm trưởng thôn nữa rồi, không liên quan gì đến sưa xiếc nữa. Nhà báo cần thông tin thì cứ gặp cụ Thường. Cụ Thường nắm rõ mọi chuyện”.

[/size]



[size=4][/size]
[size=4]Gốc cây sưa khổng lồ.[/size]

[size=4]Lần dò hỏi đường, ra gần mép sông Đáy thì tìm thấy nhà cụ Thường. Người con trai cả đang đào móng xây nhà cũng tỏ ra khó chịu khi gặp nhà báo. Anh bảo, suốt cả năm nay, anh rất bực mình vì cha anh bị người đời gọi là “sưa tặc”.

Khác với vẻ nóng tính của người con trai, cụ Đinh Công Thường rất hòa nhã, gần gũi. Cụ Thường là Chi hội trưởng Chi hội người cao tuổi thôn Phụ Chính, là người đứng đầu, chỉ đạo thương vụ cưa xẻ, mua bán cành sưa của thôn. Dù đã ở tuổi 77, song cụ vẫn rất minh mẫn, nhớ từng sự kiện một cách cụ thể, chi tiết, logic.

Cụ Thường bảo, cuộc bán cành sưa đã làm cả nhà cụ, cũng như các cụ trong thôn Phụ Chính đau đầu. Sự việc rắc rối này không biết bao giờ mới giải quyết xong.

[/size]



[size=4][/size]
[size=4]Cành sưa ruỗng thân bị đốn hạ.[/size]

[size=4]Cụ cho biết: “Tôi vốn là Trưởng phòng Tài chính huyện Chương Mỹ, hiểu biết về tiền nong, nên được các cụ trong làng giao phó nhiệm vụ mua bán, giữ tiền. Cũng may mà tôi hiểu biết pháp luật, làm theo đúng quy trình, rất cụ thể, minh bạch, chứ không thì tội nặng. Chúng tôi cũng mong các cơ quan chức năng sớm có cách giải quyết, để chúng tôi có tiền tu sửa chùa, chứ chùa dột nát lắm rồi, mà khách hàng mua gỗ cũng không bị sạt nghiệp”.

[/size]



[size=4][/size]
[size=4]Vết cưa cành sưa gần gốc.[/size]

[size=4]Cây sưa cũng như bồ đề, cây đa trước cửa chùa, đều là những cổ thụ, gắn bó với chùa từ xa xưa, được các cụ chăm bẵm cẩn thận, là biểu tượng văn hóa của làng Phụ Chính. Dù tình trạng buôn bán gỗ sưa sôi sùng sục, giá gỗ sưa tăng lên từng ngày, mà làng Phụ Chính vẫn nghèo, cần nhiều tiền để xây dựng các công trình công ích, song cả làng chưa bao giờ có ý định xẻ thịt cây sưa đem bán. Ý định đốn cành sưa xuất phát từ nguyên nhân cành sưa có hiện tượng mối mọt, mục ruỗng, trong khi chùa Phụ Chính thì dột nát, đang rất cần tiền để tu sửa.

Cụ Thường kể, vào hôm rằm tháng 7, khi các cụ đang làm lễ trong chùa, thì một cành sưa to bằng gốc chuối hột đột nhiên rơi xuống sân chùa rầm rầm. Cũng may, lúc đó không có ai đứng ở gốc cây, nếu không đã mất mạng.

[/size]



[size=4][/size]
[size=4]Cây sưa thứ 2 trong chùa Phụ Chính.
[/size]

[size=4]Sau khi một cành sưa rụng, các cụ đã tổ chức kiểm tra và phát hiện một số cành sưa cũng có dấu hiệu mối mọt, mục ruỗng. Đây là dấu hiệu già cỗi của cây sưa. Vậy là, các cụ già trong thôn đã tổ chức họp bàn nêu ý kiến khai thác những cành sưa già cỗi, có dấu hiệu mọt để bán lấy tiền sửa chùa.

Không ngờ, ý kiến đề xuất khai thác cành sưa nhận được sự ủng hộ của 100% các bô lão trong làng. Sự ủng hộ này được thể hiện rõ trong biên bản cuộc họp bất thường, với đầy đủ chữ kỹ của các bô lão.

Sau cuộc họp thống nhất về chủ trương này, các cụ tiếp tục tổ chức hàng chục cuộc họp khác nữa, gồm chi bộ thôn, mặt trận, quân dân chính, và toàn thể nhân dân thôn Phụ Chính. Tất cả các cuộc họp đều nhận được sự đồng thuận, nhất trí 100%.

[/size]



[size=4][/size]
[size=4]Cây sưa cổ cao chót vót, cành là xum xuê.
[/size]

[size=4]Khi đã có sự đồng thuận của toàn bộ thôn, từ chính quyền đến nhân dân, thì các cụ lập ra Ban khai thác gỗ sưa, gồm 22 thành viên. Ban khai thác gỗ sưa sẽ làm việc công tâm, minh bạch, dưới sự giám sát của toàn bộ nhân dân trong thôn.

Để tiến hành khai thác cành sưa, các cụ đã mời thầy cúng đến lễ bái. Thầy cúng đề xuất khai thác cành sưa vào ngày 13-9 dương lịch và các cụ cũng thống nhất khai thác vào ngày đó.

Các cụ đã thuê một thợ mộc ở bên kia sông Đáy, thuộc huyện Thanh Oai, chuyên “hạ sát” cổ thụ đến đốn hạ cành sưa. Hôm đó, các cụ làm lễ cúng to lắm, cúng từ chùa ra đến tận gốc sưa. Làm xong các thủ tục, giờ Thìn đã định, thợ mộc trèo lên ngọn cây và đốn hạ 2 cành sưa, một cành ở giữa cây, một cành ở cách gốc chừng 2,5m.

[/size]



[size=4][/size]
[size=4]Cây sưa cổ này đã bị đốn hạ mất 2 cành.[/size]

[size=4]Chiếc cưa xăng nổ rền rĩ, cắt gỗ phăng phăng. Cả thôn Phụ Chính kéo đến xem. Giới buôn sưa không rõ ngửi hơi thế nào mà kéo đến chật làng, ô tô đỗ dài mấy trăm mét. Đám mặt rô, bặm trợn cũng kéo đến xem có xơ múi được gì không. Người ta chen nhau hứng từng hạt mùn cưa vãi xuống như thể hứng từng hạt vàng.

Hai cành sưa được đốn hạ nhanh chóng. Đặt lên bàn cân, tổng số gỗ sưa là 1,9 tấn. Các đại gia buôn gỗ kéo về nườm nượp suốt ngày, ô tô chật kín làng, song việc bán được gỗ sưa không phải đơn giản.

Các cụ đưa ra đấu giá công khai, ai trả giá cao nhất thì các cụ bán. Tuy nhiên, suốt mấy ngày trời, không đại gia nào dám mua. Lý do là bọn đầu trộm đuôi cướp, tóc xanh tóc đỏ từ khắp nơi kéo về, chặn đầu làng để vòi tiền giới mua sưa. Hễ thấy ô tô nào vào làng, chúng đứng chặt đầu ô tô và yêu cầu cho 1 tỷ nếu mua được số gỗ sưa đó. Nếu ai đồng ý thì chúng cho vào làng, còn không thì chúng đuổi. Ai cố tình vào chúng sẽ đập vỡ xe.

Các đại gia buôn gỗ phải đóng giả dân thường, đi xe máy hoặc đi bộ vào làng để thỏa thuận mua bán với các cụ.

[/size]



[size=4][/size]
[size=4]Chùa Phụ Chính đã dột nát, nên các cụ mới đề xuất đốn cành sưa bán lấy tiền sửa chữa.[/size]

[size=4]Suốt một tháng sau, thương vụ mua bán mới hoàn thành. Người trả giá cao nhất cho 1,9 tấn gỗ sưa là anh Nguyễn Văn Thái, người Đồng Kỵ (Bắc Ninh). Anh này đã đồng ý mua với giá 20,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, điều kiện anh này đưa ra, là các cụ phải chuyển gỗ ra Hà Đông cho anh, để tránh bị bọn đầu gấu vòi vĩnh, trấn cướp.

Sau khi nhận tiền đặt cọc là 1 tỷ đồng, các cụ đã lập đội vận chuyển, mang gỗ ra nhà một cán bộ ở Hà Đông để chứa. Tại đây, cuộc mua bán được hoàn tất. Các cụ nhận tiền, chuyển khoản vào ngân hàng, còn gỗ sưa anh Thái mua thì bị các lực lượng chức năng thu giữ trên đường vận chuyển.

Số tiền 20,5 tỷ đồng chuyển vào ngân hàng, được chia ra thành 4 sổ tiết kiệm, đứng tên 4 cụ trong làng. Các cá nhân đều viết xác nhận đây là tiền của thôn, không được phép rút dù chỉ một đồng. 4 sổ tiết kiệm được cất trong két sắt, đặt trong chùa Phụ Chính. 22 bô lão trong làng thay phiên nhau ngày đêm trông giữ két sắt.

Theo cụ Thường, số tiền 20,5 tỷ này, sau một năm gửi tiết kiệm đã sinh lời thành gần 23 tỷ đồng.

Cả làng Phụ Chính, từ già trẻ lớn bé, không ai ngờ, 2 cành cây mà bán được tới 20,5 tỷ đồng, một số tiền quá lớn, ngoài sức tưởng tượng. Trong khi ngôi chùa thì dột nát, mà số tiền ấy lại nằm im trong ngân hàng vì không được tiêu.

Các cụ đã khổ, vì có tiền mà không tiêu được, lại bị mang tiếng là “sưa tặc”, nhưng người bỏ tiền mua số gỗ này còn khốn đốn hơn. Tiền thì đã trả cho làng Phụ Chính, nhưng gỗ thì bị thu giữ, chưa biết bao giờ và liệu có được nhận lại hay không. Kỳ án gỗ sưa làng Phụ Chính có lẽ sẽ còn nhiều rắc rối, phức tạp.

[/size]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)