(Sưu tầm tổng hợp) Theo tương truyền thì trên Thiêm Cẩm sơn có hơn 360 loại ngải ,nhưng họ ngải hiện diện ở đây nhiều hơn hết thuộc họ gừng.
Ước tính có khoảng 12 giống loài nầy, đa số thuộc họ nga truật.
Bà bên bùa ngải lại phân ra 5 giống chủ yếu trong số 12 giống nầy gọi là ngải ngũ hổ tướng .
1 - Bạch hổ:
Có 2 loại ,hổ lùn và hổ đực.
Đặc điểm hổ lùn là cây cao độ ngang đầu gối ,còn hổ đực có thể cao hơn đầu người,lá giống nhau ở chổ sống lá có màu đỏ tía trên bề mặt lá.
Công dụng của bạch hổ rất đa dạng. Ở những bài trước đã trình bày khá kỹ. Từ bó sưng trặc, đánh gió, cho đến chiêu tài, làm phép bán nhà, giữ nhà, phụ giúp đánh tà, nuôi con nít… v…v.. đều được. Có thể xem đây là một loại ngải hội.
2- Ngải Hắc Hổ (Khalamao):
Mặt lá xanh đậm có những đường sọc trắng đậm toả ra từ hai bên gân lá.
Chứ năng của loại ngải này sát phạt rất mạnh nên dùng để sát tà, giữ nhà, đánh kẻ trộm, thử phép nhau…củ ngải hắc hổ còn có thêm công năng trị đau bụng gió hay ăn không tiêu .
3- Củ ngải Bạch Hổ
Củ Nga truật thì ai cũng biết, nhưng khi ruột chuyển màu có quầng xanh tím rồi thì người thầy có thể làm phép được.
Bây giờ ngải có tên gọi khác là Cocầntu. Đây là từ ngữ trong giới huyền môn luyện ngải, nghĩa là củ ngải có tuổi. Nếu lấy củ ngải này đem nấu với sáp ong luyện thành chất keo đặc, thầy ngải gọi là Brô nạp.
Brô nạp được đổ vào một hộp gỗ nhỏ, mang theo trong người, khi cần lấy ra xức như dầu cù là trị nhiều thứ: bị cảm mao, bị gió máy, đi vào chỗ rừng sâu núi vắng nghĩa địa vướng ma tà.
Nếu loại Brônạp này luyện thêm bông Xâmàdao vô nữa thì trở thành sáp bùa yêu mà các thầy gọi là Nơ nê.
Bông Xâmàdao là loại bông mọc ngay chỗ con chồn đực đứng giao phối với con cái. Tinh khí của hai con rơi xuống đất rồi mọc lên cây. Mấy cây nầy lớn lên như quấn vào nhau từng cặp. Hoa màu trắng nhỏ bằng đầu ngón tay, lại có mùi thơm. Loại hoa nầy bên Kampuchia mới có.
Ở Việt Nam, các vị ngải sư thế nó bằng bông mắc cỡ (hoa Trinh nữ). Tôi nghĩ chắc do nó mọc thành đôi lá chúm lại nên có khả năng làm ngải yêu chăng?
Cách giải: Ai trúng sáp yêu nầy chỉ cần người nhà hái vài nắm lá mắc cỡ nấu nước cho uống và tắm là hết ngay.
4 - Hổ sọc Đông Nam bộ:
Tại Lâm Đồng - Đà Lạt còn có vài giống như hổ lùn và hổ sọc.
(Hổ lùn)
Cây mọc không cao ,nhưng nhưng thành từng lùm từng bụi, lá có dạng bầu tròn và dai, gân lá nổi rõ rệt ,màu sắc lấn sọc hay đốm trắng , đốm tím trên thân cây và lá Đa số mấy loại nầy thầy dùng để giữ nương rẫy, không cho kẻ xấu vào trộm. Nếu đã vào bẻ trái thì sẽ không biết lối ra khỏi đó ……. Mấy loại nầy cũng có thể dùng để uy hiếp, gây sợ sệt ,và tạo ác mộng cho những cô gái còn trẻ (một dạng ếm nhẹ ).
Loại hổ dưới đây được xem là dữ dằn nhất. Vì nó có thể được dùng thư ếm mà không cần phải bày biện phép tắc nhiều. Những cô gái nhẹ bóng vía thường dễ bị ám nhất…
5- Ngải diệp môn,
Tên gọi khác là Môn Tía Y.
Công năng: điều hòa âm dương, vận chuyển tài khí, giữ nhà.
6- Hổ vằn:
Lá phía trên có màu đỏ tía, mà sống lá nổi gân ửng lên, củ ngải có ruột màu vàng tươi nhưng màu nhạt hơn nghệ.
Công dụng: cũng như các loại hổ khác, hổ vằn ngoài dược tính để chữa bệnh còn có thể giữ nhà, đuổi trộm, doạ mấy người yếu bóng vía…
7 Huỳnh hổ:
Ở trên núi Cấm , giống ngải ruột vàng và trắng rất nhiều ,dược tính lại yếu ,thuộc tính trong huyền môn chỉ vào hàng thứ yếu so với mấy loại hổ kia.
Cho nên người trồng hay lấy phối hợp nhiều loại củ ngải hổ, nấu chung lại thành cao để đắp ,hay làm thuốc tê , thuốc kiện tỳ và giúp lưu thông máu huyết hoặc làm thuốc trục máu dơ cho phụ nữ bị tắt kinh…
Nói chung thì ngải hổ xanh, hổ vàng và hổ vằn có củ gần giống nhau. Khi cây còn non rất khó phân biệt. Chỉ khi nào xem củ, ta mới khẵng định chắc chủng loại của nó.
Tuy vậy, những trường hợp chúng lai tạp lẫn nhau rất khó phân biệt trừ những thầy có kinh nghiệm lâu năm.
8- Ngải xanh
Còn gọi là Thanh Hổ, lá như Bạch Hổ , nhưng không có sống tía trên lá. Có loại lá soc trắng dọc theo đường gân lá.
Tuy nhiên, nó khác Huỳnh Hổ ở chỗ cọng lá tròn ở phần cuống, có màu nâu nhạt.
Công năng: ngoài công năng chữa trị đau bụng gió, bó sưng trặc, đánh gió… ngải xanh còn được dùng trị tà, nuôi con nít, gọi người về trong phạm vi gần (người được gọi đang ở trong làng xóm)…
9 - Ngải xích hổ
Thân lùn lá màu xanh đậm, bông đỏ hồng, không mọc thành búi như các loại hổ khác.
Công năng : trồng trước cửa để coi nhà, ngừa trộm đạo.
10-Gừng gió
Tên gọi khác là ngải gió ( đây là cây nga truật thuộc họ ngải hổ) ,ruột trắng tựa như củ riềng.
Công năng: kết hợp với các loại hổ khác phun trừ tà , giải phép thư , giải thuốc độc.
Loại này cũng có mấy dạng khác nhau. Các loại cây có xuất xứ ở miền đông thân mảnh, lá nhỏ hơn so với cây trồng ở vùng bảy núi.
11- Huỳnh hổ
Còn gọi là hổ vàng,lá như bạch hổ mà không sống tía trên lá. Ngải vàng nầy không lai tạp ,ra bông đúng màu (Huỳnh hổ chánh tông)
Công năng về huyền pháp của loại ngải vàng này yếu nhất trong họ ngải. Cho nên chủ yếu người ta trồng làm thuốc. Hoặc sử dụng phối hợp nhiều loại ngải khác. Xét về diệu dụng, ngải Huỳnh hổ có công năng chiêu tài, kéo khách. Nếu là Huỳnh hổ chánh tông, bông của cây ngải vàng có màu vàng nghệ, lợt dần ở phần cuống hoa. Nhưng, cũng có khi trồng gần các loại hổ khác, cây bắt đầu chịu ảnh hưởng và có sự lai tạp lẫn nhau.
12- Ngải bạch hổ chánh tông:
Giống nhau ở chỗ sống lá có màu tíaHoa trắng là chủ yếu ,có sọc tím chạy dài theo sống lá…nhiều công dụng…coi như 1 thứ ngải hội.
Sau này, ngải cũng lai tạp giao thoa nên hoa ngải thay đổi nhiều m àu sắc khác nhau.
14-Bông cây nga truật tím :
Là 1 trong 12 giống tra truật thuộc họ gừng ,có mọc trên đỉnh núi Cấm sơn và Hoàng Liên sơn……về mặt y học đa số làm thuốc chữa bệnh phụ nữ ….hay góp phần làm thuốc ngâm rượu xoa bóp trật đả …..bó gân cơ bong trặc …..
Về mặt ma thuật làm ngãi trông nhà ,ngãi gọi ngừoi về ,ngãi báo mộng …tầm con nít đi lạc…..
Các thể loại ngãi hổ thường được thầy tơm trồng hai bên cửa nhà với công năng trị trộm ,kêu gọi giữ nhà ,kêu người về (tại địa phương),…khi đi trị tà ma thì kêu binh ngãi theo phụ và nhai củ ngãi phun bịnh ,…cũng đôi khi lấy hoa ngãi hổ và củ xắt miếng đưa cho khách dùng để nói cho người khác nghe.