Tình yêu - giới tính 2009-06-02 08:21:10

Câu chuyện về “chàng vệ sỹ” đắc lực :P


[size=1]Anh chàng Bao cao su thì ai cũng biết rùi, nhưng sự tích ra đời và các bước “thăng trầm” của chàng ta thì chắc không nhiều người biết đâu nhỉ??!!!
[/size]




[justify]Sự tích “chào đời” của chàng vệ sỹ nè![/justify]



[justify]Cho đến thời điểm này người ta vẫn chưa xác định được chính xác “anh chàng vệ sỹ” này ra đời từ bao giờ và “quốc tịch” ở đâu. Chỉ biết là vào khoảng thế kỷ 10 trước Công nguyên, người Ai Cập đã manh nha biết sử dụng “chàng trợ thủ” này để phòng tránh bệnh truyền nhiễm.[/justify]


[justify]Nhưng vào “thời thơ ấu” đó, “chàng ta” được làm hoàn toàn bằng … sợi gai. Khá khẩm hơn một chút khi người Ý khoác cho “chàng” cái áo bằng bong bóng hoặc ruột động vật, còn người Trung Quốc thì tạo ra “chàng” bằng giấy tơ tằm tẩm dầu. Nhưng kinh dị nhất phải kể đến đế chế La Mã, khi “chế tạo” ra “chàng vệ sỹ” hoàn toàn bằng … kim loại.[/justify]





[justify]Mãi đến thời Phục Hưng, BCS mới bắt đầu “thăng tiến”, được chú ý và trở nên phổ biến khi đại dịch giang mai lan tràn khắp châu Âu. Tuy nhiên, một điều ngạc nhiên là, vào thời ấy, người ta không hề biết BCS có khả năng tránh thai và chỉ sử dụng “chàng ta” vào một nhiệm vụ duy nhất: phòng tránh lây nhiễm bệnh tật.[/justify]



[justify]Còn cái tên “condom” nổi đình nổi đám khắp thế giới của “chàng ta” thực ra lại là tên của một ông bác sỹ. Ông này được sử sách ghi lại là bác sĩ riêng của vua Charles II và cũng là người đã sáng chế ra dụng cụ này để giúp nhà vua tránh có những đứa con ngoài giá thú.[/justify]



[justify]“Lịch sử thăng trầm” của “găng tay tình yêu”[/justify]



[justify]Ngoài cái tên condom khô khan, “chàng ta” còn có rất nhiều những tên gọi mĩ miều khác như: vớ tình, găng tay tình yêu, bao kiếm, áo mưa, áo chẽn bằng da của quý ông, chiếc khiên ngăn ngừa bệnh tật,… Và để có được hình dạng “điển trai” như bây giờ, “chàng vệ sỹ” của chúng ta cũng từng trải qua không ít thăng trầm đâu nhé![/justify]



[justify]Đầu tiên, chàng í được làm từ ruột động vật, nhưng khổ nỗi vì giá thành quá cao và phải sử dụng nhiều lần (vì quá hiếm). Kinh qua vài loại nguyên liệu khác, cuối cùng BCS mới được sản xuất bằng… cao su. Đến cuối thế kỷ 19, một bước ngoặt đáng nhớ trong “đời” BCS khi lần đầu tiên người ta biết kết hợp cao su với các chất hóa học như sulfur, benzene,… để tăng độ đàn hồi và độ bền (mặc dù thực tế là với sự kết hợp này, “chàng ta” nhanh “già” hơn và chất lượng cũng rất í ẹ). Sang tận thế kỷ 20, “chàng ta” mới được sản xuất hoàn toàn từ cao su tự nhiên, nhờ đó “chàng” trở nên mỏng hơn, “sống lâu” hơn và không có mùi. Với “bộ cánh” mới này, “chàng ta” được thế giới ưa chuộng hơn và bắt đầu “chu du” khắp nơi.[/justify]





[justify]Lần đầu tiên, “chàng ta” được bôi trơn là vào năm 1957, ở Mĩ. Tiếp đó, lại một bước thăng trầm nữa với “chàng vệ sỹ” khi viên tránh thai, vòng tránh thai và các biện pháp triệt sản xuất hiện khiến sức tiêu thụ “chàng ta” giảm mạnh. Mãi đến những năm 80, BCS mới trở lại “thời kỳ vàng son” khi HIV/AIDS được phát hiện. Kể từ đây, “chàng ta” thực sự vững chân trong vai trò “vệ sỹ an toàn” của con người. Thời gian này, các loại BCS với hình dáng, màu sắc và mùi vị khác nhau cũng lần lượt ra đời và do đó, càng được sử dụng rộng rãi hơn trên thế giới.[/justify]



[justify]Con đường “vượt vũ môn” của mỗi “chàng” BCS[/justify]



[justify]Chẳng khác gì teens mình muốn vào được trường học hì phải “vượt vũ môn” qua các kỳ thi, anh chàng BCS cũng phải chịu thử thách không kém trước khi được đưa vào sử dụng. Đầu tiên là về độ dày. Nhìn “anh ta” mỏng manh thế thôi chứ thực ra 1 BCS được làm từ nhiều lớp mủ cao su chồng lên nhau. Ở Pháp, tiêu chuẩn tối thiểu của 1 “anh chàng” phải là 0,04mm (tối đa là 0,07mm), còn ở Nhật thì nhẹ nhàng hơn, “anh ta” phải dày 0,03mm. Để tạo dáng, “chàng vệ sỹ” được cho vào khuôn thủy tinh kèm thêm các chất lưu huỳnh để tạo độ bền và dẻo như… vỏ xe hơi. Tiếp đó, để tạo hình, “chàng ta” được phủ một chất taọ màu thực phẩm, rồi được cho vào lò “sưởi ấm” với nhiệt độ… hòm hòm 200oC. Kế đến, “chàng ta” được tách ra khỏi khuôn bằng tia nước áp lực cao, làm khô, cuộn lại và đóng bao.[/justify]



[justify]Tuy nhiên, chặng “vượt vũ môn” cuối cùng lại nằm ở khâu kiểm định chất lượng. Mỗi chàng BCS trước khi “ra đời” đều phải qua một công đoạn “đau đớn và kinh hoàng”. Đổ đầy nước để kiểm tra độ kín, thổi phồng lên, đo kích thước, dùng tạ nặng 8kg kéo giãn ra,… vẫn chưa phải là thử thách lớn nhất. “Các anh chàng” chỉ thực sự được công nhận là “vệ sỹ đắc lực” khi vẫn “trụ” được sau khi bị thổi vào ít nhất 20 lít không khí và phải bền trong thời gian hành sự kéo dài 165 giờ!!![/justify]



[justify]Và một vài điều thú vị về “anh chàng” này![/justify]



[justify]- Hình ảnh “cổ kính” nhất của “chàng vệ sỹ” này là trên vách đá trong một hang động tại Pháp. Tuy nhiên, điều hài hước là người đàn ông trên vách không “mặc” BCS như ngày nay mà lại… vung nó lên như kiếm. Lí giải về chuyện này, các nhà nghiên cứu cho rằng có lẽ người đàn ông kia đang “tuyên truyền” cách tránh bị lây nhiễm bệnh qua đường XXX.[/justify]




[justify]- Trong một thời gian dài, vì được làm từ ruột cừu nên BCS khá đắt đỏ và hiếm hoi, thường được dùng đi dùng lại. Đặc biệt là, “chàng ta” từng chỉ được sử dụng khi … có đơn của bác sỹ (ở Mĩ hẳn hoi đấy nhé)![/justify]



[justify]- Hiện nay, Nhật Bản đang là nước dẫn đầu thế giới về tỷ lệ XY sử dụng BCS (đặt trong sự so sánh với các cách phòng tránh thai khác).[/justify]



[justify]- Người ta đang cố gắng thay đổi “diện mạo” của BCS bằng cách không sử dụng cao su nữa mà dùng gel, nó sẽ cứng lên hay mềm đi tùy vào sự thay đổi của nhiệt độ. (Nếu thành công thì có lẽ “anh chàng” sẽ mang tên mới nhỉ, Bao gel chẳng hạn).[/justify]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)