Bóng đá 2013-03-31 10:00:25

Cầu thủ thuận 2 chân: Điều xa xỉ với những kẻ lười biếng


Thế giới bóng đá ngày càng trở nên xa hoa, các cầu thủ ngày càng sống thiếu chừng mực, và một trong những biểu hiện của sự suy thoái nằm ngay trong những trận đấu: tìm cầu thủ thuận 2 chân bây giờ như… tìm kim đáy bể.

Việc chỉ có thể sử dụng chân trái khiến Robben dễ bị bắt bài

BI KỊCH "MỘT CHÂN"
Arjen Robben là một cầu thủ giỏi, không ai nghi ngờ gì điều đó. Nhưng anh chỉ sử dụng được chân trái. Chân phải của siêu sao người Hà Lan hoàn toàn không có khả năng xử lý bóng. Việc bố trí anh chơi bên hành lang phải là một phát kiến của HLV Luis Van Gaal, và nó phát huy những hiệu quả đặc biệt: Robben có thể sử dụng kỹ thuật để đi vào khu vực giữa sân tung ra những cú dứt điểm chân trái đầy hiểm hóc.

Anh đã "cứu" Bayern Munich hơn một lần với những cú sút như thế, mà ấn tượng nhất, chắc chắn là ở Champions League 2009/10, khi Robben loại Fiorentina và Man United theo cùng một cách.

Nhưng đó là "bài" duy nhất của Robben với chiếc chân trái bên hàng lang phải. Anh không có khả năng tạt bóng: trong hơn 300 phút gặp Real Madrid (bán kết) và Chelsea (chung kết) ở Champions League 2011/12, tiền vệ "cánh phải" này chỉ đưa ra được 12 cú tạt bóng, và không một lần nào quả tạt của anh đến được chân đồng đội.

Các hậu vệ Chelsea bắt bài Robben một cách dễ dàng. Họ khóa chặt đường vào trung lộ của cầu thủ Hà Lan, không cho anh di chuyển chếch sang trái, và mở toang cánh phải cho Robben "thích làm gì thì làm". Như một sự giễu nhại. Robben không thể làm gì nếu bám vào biên phải.


Robben dễ bị bắt bài vì chỉ thuận chân trái


Lionel Messi cũng là một cầu thủ chỉ thuận chân trái. Nhưng anh là mẫu cầu thủ thiên tài nên được gạt ra khỏi mọi danh sách đánh giá, vì anh là… người ngoài Trái đất. Các cầu thủ thuận một chân rất dễ dàng bị bắt bài, vì họ sẽ chỉ có một hướng xử lý với mỗi tình huống, đặc biệt là trong dứt điểm.

Thủ môn Ben Foster kể rằng trong trận chung kết League Cup 2009 giữa Man United và Tottenham, anh chỉ sử dụng quãng thời gian ngắn sau khi hiệp phụ kết thúc để xem video đá penalty của các cầu thủ Spurs trên máy iPod cá nhân. Kết quả: Ben Foster chặn được một quả penalty của Jamie O'Hara và Man United đăng quang. Đơn giản như một trò đùa.

Cầu thủ chỉ thuận một chân, ngoài việc dễ bị bắt bài, còn phải thực hiện những động tác thừa tai hại khi có bóng: họ buộc phải tìm cách chuyển bóng sang chân thuận của mình để sút hoặc chuyền. Rất nhiều cơ hội bằng vàng đã bị bỏ lỡ bởi những tình huống như thế.

TẠI SAO NÊN NỖI?
Những cầu thủ có thể sử dụng tốt cả 2 chân sẽ chiếm ưu thế hơn rất nhiều so với các đồng nghiệp chỉ thuận có… một chân. Không cần phân tích quá nhiều để nhận ra sự khác biệt giữa Wesley Sneijder và Arjen Robben. Trong khi Robben là mẫu cầu thủ của những tình huống, thì Sneijder là một nhạc trưởng đích thực. Và vấn đề nằm ở việc anh có thể chơi bằng cả 2 chân.

Một thống kê năm 2009 trên toàn bộ châu Âu cho thấy trung bình, các cầu thủ thuận 2 chân nhận lương cao hơn 15% so với cầu thủ chỉ thuận một chân. Cứ nhìn Diego Forlan thì biết: anh đã giành danh hiệu "Cầu thủ xuất sắc nhất VCK World Cup 2010" bằng cả 2 chân. Một bàn thắng được ghi vào lưới Ghana từ khoảng cách hơn 20m bằng chân trái. Một bàn thắng được ghi vào lưới Hà Lan, cũng từ khoảng cách hơn 20m, nhưng lại bằng chân phải.

Nhưng đó là những ví dụ rất hiếm. Và câu hỏi đặt ra là: tại sao cầu thủ thường chỉ đá được một chân?
Câu trả lời rất đơn giản: phương pháp đào tạo. Theo xu thế, các cầu thủ trong bóng đá hiện đại ngày càng được đào tạo kỹ hơn về chiến thuật, và thời gian dành cho kỹ thuật ít đi. Các nhà đào tạo cũng không cảm thấy cầu thủ cần biết chơi bóng bằng 2 chân.

Jimmy Gilligan, HLV trưởng của Học viện Nike, có nhiều năm kinh nghiệm đào tạo trẻ ở Premiership trả lời thẳng: "Không việc gì phải chú ý quá nhiều đến điều đó. Cầu thủ ngày nay xử lý bóng rất tốt bằng một chân. Tất nhiên là có thể dạy được. Nhưng cầu thủ có chịu học không? Tôi nói rằng không. Tại sao phải tập chân không thuận, khi có thể dành thời gian đó để tập chuyền hoặc sút bằng chân thuận?".

Các cầu thủ cũng không có ý thức về việc mình cần sửa chân không thuận. Việc gì phải làm điều đó, khi ngày nay, họ được mời chào và giành giật bởi các CLB lớn từ khi 14-15 tuổi? Sự phát triển nóng của thị trường đã khiến các cầu thủ lười hơn. Bởi việc sửa chân không thuận là một quá trình đòi hỏi sự kiên trì và rất nhiều công sức.

Những cầu thủ thuận 2 chân hay nhất thế giới
Cầu thủ hay nhất thế giới hiện nay, Lionel Messi, là người thuận chân trái. Nhưng không vì thế mà những người đã dày công tập luyện để sử dụng cả 2 chân thành thục, không được biệt đãi. Sau đây là danh sách những người đá 2 chân hay nhất thế giới còn đang thi đấu.

Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)