Tin tức - pháp luật 2012-01-16 06:20:25

Cave ở Đồ Sơn


PHÓNG SỰ XÃ HỘI (nhạy cảm)
POST NGUYÊN VĂN (nhiều từ nhạy cảm, các bạn có thể lướt qua)

PHẦN I

Các bác hãy xem tấm hình này, sau đây tôi sẽ nói với các bác: đây là hiện vật gì? Công dụng của nó? Giá trị của nó? Tôi có nó trong trường hợp nào? và cuối cùng một vài điều tâm sự.
1. Đây là một trang giấy, tôi xé từ một quyển sổ tay, đúng là sổ tay, vì kích cỡ nó đúng là để vừa trong lòng bàn tay. Nó được xé ra từ một quyển sổ của một em “hàng” ở Đồ Sơn. ở Đồ Sơn, hầu như em nào cũng có một quyển sổ be bé thế này, đó là vật bất ly thân, quan trọng lắm. Vì nó là cơm áo gạo tiền của các em.
Hôm đó, tôi lưu lạc đến Đồ Sơn trong một chiều thứ bảy. Nhà nghỉ mà ông bạn tôi dẫn vào là nhà quen, nhưng hôm đó lại rất đông khách. Tôi ngần ngừ định ra, nhưng ông chủ tốt tính quá đâm nể. Ông ấy bảo: “Chỉ còn cái phòng của bọn nhân viên nó ở, anh nghỉ tạm”. OK. Mỗi nhà nghỉ thường nuôi 1-2 đứa gái “hàng”, gọi là nhân viên, chúng được bố trí nghỉ ở một phòng xa nhất, góc gách, thiết bị vệ sinh tồi tàn hơn vì ít được chăm sóc.
Tôi nằm nghỉ, tiện tay kéo cái ngăn kéo thấy gương lược, son phấn, bao cao su, cặp tóc, linh tinh lang tang, trong đó có 1 quyển sổ con con và 1 cái bút bi. Lúc đầu nghĩ: Hàng ghi nhật ký thì sang trọng nhẩy? Biết đâu sau này em hàng này lưu danh với đời chăng? Thế là tôi nằm giở xem. Chủ yếu các trang là ghi như cái ảnh tôi chụp lại đây.
Hàng số bên trái là ngày (các trang khác có chỗ ghi rõ chữ “ngày”), còn là một dãy dấu nhân. Đến đây các bác chắc đoán ra rồi. Đây là nhật ký làm việc của em. Hàng ngày, sáng hôm sau, khi em thức dậy, em không quên đánh dấu “X”, cứ bao nhiêu lần tiếp khách là bấy nhiêu dấu “X”. Tôi không khỏi bất ngờ về cách ghi chép thô sơ, đơn giản này. Hôm đó, tôi đợi cho được chính em ở phòng đó tiếp khách xong rồi đi qua đêm với em, sau đó tôi không thấy tiếc là mình đã đợi.
2. Em kể rằng, tất các các con hàng Đồ Sơn mà em biết đều ghi chép kiểu này. Công dụng của nó là để cuối tháng, cuối ngày, hoặc cuối tuần “đọ sổ” với chủ, tức là so sánh với chủ, rồi từ đó mà thanh toàn tiền. Tất nhiên có nhiều đứa ghi gẩm phức tạp hơn, có đứa viết nhiều chữ hơn, nhưng nói chung đều dùng ký hiệu. Trong trang này, có những ký hiệu dấu sao “*” trong vòng tròn, đó là đi qua đêm, tính bằng 3 cuốc đi nhanh. Tôi tỉ tê hỏi các ký hiệu khác, thì em chỉ nói cái dấu “X” có gạch dưới là những lần em đi một lần, tính với chủ là 1, nhưng em cho khách làm 2 nhát, được bo khá. Còn cái dấu “X” nằm trong ô vuông thì em không nói gì cả, nhất định không nói.
3. Như vậy, đây là một dạng “văn vật” có hồn. Tôi vốn dân làm nghề “tò mò” nên cố ý xé rách hẳn 1 tờ, bảo anh tưởng qua rồi em vứt đi. Tôi bèn đền em bằng cách chép lại cho em y sì trang này, vào 1 trang khác. Em khen xuyt xoa là anh chữ đẹp quá. Tôi thủ lấy 1 trang mang về, chả biết để làm gì, nhưng cứ giữ lấy. Bỗng hôm nay có ý định kể cho các bac trong 4r này câu chuyện về nó.
4. Trong trang này, có ngày em đánh dấu 16 “nhát”, nói chung số ngày có trên 10 nhát hơi nhiều, trung bình gọi cho là 10 nhát. Mới thấy cái cường độ làm việc của các em ghê gớm thật. Tôi tìm cả quyển sổ ghi nhật ký khoảng 3 tháng, ngày nhiều nhất là em đánh 21 cái dấu “X”, tính ra là 23 lần để đọ với chủ, lại có 3 lần gạch chân. Tức là ngày đó cái bím của em ăn 23 lần. Ghê quá. Ngày ít nhất là 1, nhưng chỉ 1-2 ngày như thế mà thôi. Em kể chuyện với tôi, ở Đồ Sơn có đứa dịp 30/4, đã đi khách tính với chủ là 50 lần. Không sao hiểu nổi. Em giải thích: Con ấy đẹp, cao như hoa hậu, ngày khách đông vì hội hè mà, nó đi 3-6 thằng một lần. Khoảng trên dưới 1 giờ là xong tất cả các anh. Tôi hỏi em: Đi mấy đứa 1 lần thì ghi thế nào? Em cười bảo: Em chưa đi bao giờ nên không nghĩ là sẽ ghi thế nào. Các bác tư vấn cho em ấy đánh dấu thế nào nhỉ? Hay là làm một cái vòng tròn to, trong đó đánh 3-6 cái dấu X?



PHẦN II

Tôi sẽ kể cho các bác chuyện một em hành nghề ở Đồ Sơn. Em có quyển sổ mà tôi đã xé ấy. Tên em ta quy ước gọi là M. Khi tôi gặp em, thì em đã ở Đồ Sơn được khoảng 6 tháng. Đó là khoảng thời gian đủ cho em tốt nghiệp cấp bậc cử nhân, sau 6 tháng đến 1- 2 năm mà tồn tại ở Đồ Sơn coi như hạng Cao học. Theo M, ở Đồ Sơn có khoảng vài chục em cấp học vị Tiến sĩ, đã ở đây 2-4 năm.
Em M. đến ĐS do một đứa bạn cùng xã rủ. Em đã phải suy nghĩ mất khoảng 1 tháng. Em học hết lớp 7, ham học và học giỏi, nhưng bố mẹ không cho đi học nữa. Quê em ở một huyện thuộc tỉnh Hoà Bình, toàn bộ là dân tộc Mường. Mường gốc gác luôn. Bố mẹ đều làm ruộng, có 4 anh chị em. Em nói: “Quay đi quay lại, học có lớp 7, giờ làm được gì, làm ruộng thì cắm cúi cả năm có việc 4-5 tháng, một năm cả nhà làm được khoảng 1 vài triệu, không đủ ăn, có đứa rủ đi rửa bát cho nhà hàng, một tháng mang về cho bố mẹ 500.000 đồng coi như đổi đời, sống trong mơ. Người thực việc thực. Nên em đồng ý”. Đồng ý rồi, gần ngày đi thì nó kéo riêng ra, nói úp mở bảo người xuôi khác lắm, phải chiều. Chiều thế nào? Thì đại khái động chạm nhau. Em M bắt đầu hơi hiểu ra. Rồi không muốn đi. Nhưng lúc đó thì bố mẹ bảo phải lấy chồng. Lấy 1 thằng bằng tuổi. Em chán quá, hỏi con chị kia thực ra là làm gì. Bà chị bèn nói thẳng. Em nghĩ ngợi mãi, rồi bảo với bố mẹ theo chị đi rửa bát, phục vụ nhà hàng, thế là đi.
Lần đầu bán trinh, M được 3 triệu đồng. Nói chung, ở Đồ Sơn luôn luôn có khoảng 5-10 em túc trực để bán trinh. Đó là đội tân binh, mới nhập trường đời. Tôi đã hỏi thằng chủ, lý do tìm cho ông sếp một em trinh, nó hát rằng: 7 triệu đồng. Nó nói thật. Cá biệt có ông phải mua đến 10-15 triệu, với những em xinh. Mua trinh như đi mua nhà. Thích thì giá cả chả là gì, sân siu vô tội vạ. Nhưng các em thì chỉ có được 3 triệu mà thôi. Không biết giá cuộc chơi từ 80.000 lên 90.000, các em có được tăng từ 3 lên 3 triệu rưỡi không?
Trời ơi, các em vừa bán trinh xong thì coi như thời kỳ vàng son làm nghề. Em chưa biết gì, thái độ phục vụ kém, nhưng khách thì xếp hàng, ở Đồ Sơn gọi là “ăn sái”. Có một em vừa bán trinh, lập tức các ông chủ ở Đồ Sơn thông tin cho nhau, chén trước. Nên bọn làm ở Đồ Sơn, bọn chủ và bọn làm thuê cho chủ thường sơi món này. Sau đó, mỗi nhà hàng có 1 ít khách ruột thì ưu tiên cho “ăn sái”. Em M kể với tôi 1 nguyên tắc: “Không bao giờ chủ nuôi gái lại đi chén gái mình nuôi, mà nó chén tất cả bọn gái ở các nhà hàng khác”.
Đồ Sơn thấy hàng đi đầy rẫy, nhưng cũng có nhiều đẳng cấp, các bác phải hiểu điều này để phân biệt thân phận các em. Loại được nuôi bao, thường là các em mới chân ướt chân ráo ra, như em M tôi gặp. Loại nuôi bao cũng có 2 loại.
Một là được ông chủ nhà nghỉ nuôi, ở tại nhà nghỉ. Trước kia Đồ Sơn chỉ có 1 loại hình thức này. Sau khi Đồ Sơn có chuyện giải toả một số nhà nghỉ làm đường, thì sinh ra loại nuôi bao thứ hai. Đó là những ông chủ vốn có kinh nghiệm nuôi gái, thuê hẳn 1-2 phòng của 1 nhà nghỉ nào đó, nuôi mấy đứa hàng. Tôi đã hỏi, biết 2 phòng thuê ở khu 2 là 6 triệu đồng. 2 phòng ấy nó nhét 5-6 em. Thế đấy. Tất cả các em hàng loại này đều gọi là “nhân viên”, có hợp đồng lao động hẳn hoi (rửa bát, phục vụ buồng… Ăn chia thì như sau: 90.000 chia nhà nghỉ 40.000, chủ nuôi 50.000. Chủ nuôi sẽ cho hàng 20.000, còn nó xơi 30.000, chỉ lo cho các em 2 bữa cơm chính và chỗ ngủ mấy em chen nhau 1 phòng.
Loại hàng thứ hai dĩ nhiên đại khái đã được giải phóng, không lệ thuộc thằng chủ nào. Những em này đã qua cử nhân ở Đồ Sơn, tự lo cho mình, tự trả tiền phòng ở. Những em này có cái hay là thường là xinh (mới tồn tại được), nhưng bọn chủ khi gọi hàng cho khách, thường ưu tiên gọi các em được nuôi bao, để giải quyết công ăn việc làm giúp nhau. Các em loại tự do thì chỉ được 40, nhà nghỉ 50. Dĩ nhiên các em phải thuê phòng ở, tự lo ăn. Thuê phòng thì không có giá 3 triệu đồng/ năm như các ông chủ cho nhau thuê đâu. Có nhiều em ra tự do, rồi lại tình nguyện ở 1 nhà nghỉ nào đó với bác chủ, kiếm 20.000/phát dễ sống hơn 40.000/phát.
Em M. đã ở đó khoảng gần 1 năm rồi, nhưng giờ đây muốn phá ra ngoài không được. Lý do là Luật Lao động phải ký hợp đồng ít nhất 1 năm. Mịa kiếp, bọn chủ ấy thạo luật lao động hơn tôi và các bác. Và, chủ thường chỉ đưa tiền cho nhân viên khoảng 50-60% để giữ chân.
Em M. sau khi có trình độ cử nhân rồi, thì em đã tạo công ăn việc làm cho 4 em khác cùng làng. Có 2 em khác cùng học với em một lớp, cùng xóm cùng thôn luôn. Có 1 lần em bảo tôi: Anh có ăn sái thì ở lại, em vừa gọi 1 đứa ở làng em đến, vừa bán trinh 3 ngày trước. Nhưng hôm đó tôi không thể ở lại được. Trong các em, hình thành một loại “ái hữu giai cấp”. Bọn chủ thường quát nạt, ăn chặn của các em mới. Nhưng nếu có 1 em cũ bao bọc, chỉ dạy thì các em mới cũng đỡ đi. Tôi đã gặp dàn 5 em cùng làng này, làm việc 3 em. Các em mới ra đều sinh năm 86-87, ngơ ngác chân quê. Hình ảnh của em M gần 1 năm về trước. 1-2 tuần đầu là xem phim mát. Cứ xem liên tục, các kỹ thuật cũng làm quen trên phim. Các chị cũ về truyền đạt thêm vào. Sau đó là bán trinh, rồi tự tức học nghề. Tôi có cảm tưởng, càng các em đẹp thì sự học hành càng chểnh mảng. Có em xấu mặt thôi, nhưng nghề nghiệp lại tuyệt vời.
Một lần, em M xin nghỉ nửa tháng về gặt cho mẹ. Khi em ra, về đến bến xe Hà Đông, em đã điện tôi ra đón, vì đang ngú ngớ, lại đi cùng 2 em khác (nhóm cùng làng), tôi đang định đưa các em đi Đồ Sơn, thì lập tức thấy một thằng khác đến đón. Nó được thằng chủ Đồ Sơn nhờ đi đón các em. Các em đều cảm động, vì thấy tôi đón các em không gạ gẫm tranh thủ vào nhà nghỉ, mà ân cần hỏi han, tính gửi xe đưa các em đi, đối xử như “người thường”. Từ đó, em M mới kể nhiều chuyện cho tôi.
Tất cả các em Đồ Sơn đều có dùng thuốc bôi trơn. Các bác không thể nào biết được. Trừ trường hợp gặp em buổi sáng, hoặc có anh làm cho em có hứng. Em M cũng có 1 tuýp thuốc bôi trơn, cho tôi xem, chữ Trung Quốc mờ mịt. Rõ là hàng đểu. Nhưng các em vẫn phải dùng. Tôi rút ra kết luận, ở Đồ Sơn, các em vùng núi cao, dân tộc là hay nhất. Cơ địa các em khiến cho việc làm lụng ít ảnh hưởng. Cũng là làm việc ấy, 6 tháng dân Kinh, nhất là Kinh gốc thị thành sẽ toác toàng toang, nhưng các em Mường, Tày, Thái vẫn khá khít, tốc độ “ca-vát hoá” chậm. Một lần, tôi gọi cho sếp tôi em tên là Nông Thị Theo, Bắc Cạn, sau đó sếp đi cứ gọi em này suốt. Sếp bảo em có tài co thắt, một lần tôi đến tìm em này nhưng em lại bị “án treo”, nên chưa biết.
Em M kể cho tôi một chuyện này: Có lần, bố em tìm đến Đồ Sơn gặp em. Chuyện này là thường. Khi có bố đến, em sẽ được bọn chủ bố trí cho làm việc ở một nhà hàng nào đó, rửa bát thật. Bố xuống thấy con hùng hục vào bếp, rửa bát lớ ngớ thì thương lắm. Nào em có phải rửa bao giờ đâu mà biết. Bà chủ thấy thế thì bảo: “Thôi mấy hôm nay cho cháu nghỉ chơi với bố”. Bố em cảm động lắm. Nào ông có biết, bà chủ cũng có tiền thằng chủ cho, vì phải gửi em vào đó mà. Tất nhiên, các ông bố bà mẹ đến Đồ Sơn, có hàng ngàn lý do phải ra về ngay. Nơi làm việc, một ngày là đống tiền, bố (mẹ) ở đây không được đâu. Đuổi khéo. Em M. đã mang về cho bố mẹ một đợt 5 triệu đồng để sửa nhà, nên bố em quyết đến tận nơi xem con mình làm gì mà nhiều tiền thế. Hỡi ơi, những ông bố nông dân Việt Nam tốt nết mà ngu ngốc. Đáng thương thay. Nhưng những ông bố bà mẹ này thường ở vùng sâu, vùng xa. Còn các em đồng bằng ở Đồ Sơn, thường là nói dối đi làm may, làm gì đó ở Hải Phòng, Hà Nội. Công ty May vốn Đài Loan trên đường từ Hải Phòng ra Đồ Sơn cũng là 1 nguồn cung cấp hàng cho Đồ Sơn. Đầu tiên là làm thêm. Lương công nhân may 400-500.000 đồng/tháng, còn em làm thêm thế này, sau rồi bỏ việc, làm thêm thành làm chính.
Em M kể: “Có đứa bố, mẹ ra, ở tầng 2, con vẫn tiếp khách ở tầng 3, tầng 4. Vì ông bố được chủ bố trí nghỉ ở tầng đó, còn con thì coi như dọn buồng, nấu ăn. Khách đến khách đi ông bố cóc biết gì đâu. Lúc đầu ông đến bọn chủ cho ông đợi dài cổ, bảo con ông ra Hải Phòng mua thực phẩm, thực ra nó cho con bé nằm cố định ở 1 phòng, hoặc có chạy thì loanh quanh trên đó, có thằng bảo vệ gác cầu thang rồi”.
Sau này, em M có sắm được 1 cái điện thoại đen trắng, nháy gọi cho tôi kêu “Nhớ anh”, sau rồi cóc thấy nữa, 1 lần em mượn máy khác, bảo thằng chủ nó vứt của em đi rồi. Tôi bảo em, em về Hà Nội đi, làm thuê ở 1 hàng làm đầu, rồi có nghề. Nếu muốn làm thêm thì cũng được khá hơn, rồi sau mở lấy một hàng làm đầu, thuê cửa hàng mà sống. Em bảo một thời gian nữa. Vì thằng chủ còn giữ 7-8 triệu chưa trả, chưa hết hợp đồng. Em bảo làng em, sau khi em đi làm về, thì béo tốt hơn, đẹp hơn, có 5-7 thằng đến hỏi làm vợ, em về làng là đắt như tôm tươi, nhưng chưa muốn về. Nhưng từ nay đến tết sẽ về. Riêng cái khoản kế hoạch này tôi không tin. Các em, như em M đã quen kiếm tiền dễ dàng mất rồi. Tuy em chỉ được tiền bèo bọt thôi, nhưng được nuôi bao, không cần vất vả suy nghĩ. Kiếm 1 tuần bằng ở quê làm cả năm. Biết là hàng Hà Nội, Hải Phòng kiếm hơn cũng không đi ngay đâu, nói gì nghĩ đến chuyện làm 1 nghề nghiêm túc. Từ khi tôi quen em, đến nay mấy tháng, em chuyên nghiệp lên nhiều, vô cảm hơn nhiều. Tôi nghĩ, còn sống được là các em còn ở. Khi có đợt mới ra, các em trẻ hơn cạnh tranh mất khách, nhà chủ đuổi hay đối xử thậm tệ các em mới tính chuyện hồi hương lấy chồng. Vả lại, mới 20 tuổi, còn trẻ chán mà.
Em M một hôm tỷ tê kể cho tôi về các hạng khách. Em coi tôi là người thân rồi, nên kể hết. Em kết luận học sinh Đồ Sơn hư hỏng hết. Nói chung học cấp 2 là đi chơi gái rồi. Dễ quá mà. 90 ngàn thì nó kiếm dễ, có khi tiết kiệm tiền bố mẹ cho ăn sang cũng nên. Có thằng, vào phòng không biết làm gì, gọi gái là chị, nói thẳng là em chỉ để biết nó thế nào thôi. “Thấy em cởi quần áo ra, nó run cầm cập. Nhìn mê mải vì chưa bao giờ nhìn thấy con gái khoả thân mà. Những đứa ấy em chỉ động vào chưa đến 1 phút đã bắn tinh ra rồi. Nhiều khi cũng thương. Nó bảo chị ơi em thế có phải là hỏng rồi không?”.
Có một lần, M gặp một ông khách, mà khi nhìn thấy chim, em liền cuốn gói chạy luôn. Đó là 1 con chim đại tướng, to không thể tưởng được. Theo em, gái hàng sợ những ông như vậy. các em coi chuyện đó là việc làm. Càng làm ít càng tốt. Vả lại. sau khi đã đi mươi ông khách, mà lại chịu một ông như vậy thì coi như đi buôn mất vốn nhiều lần. Em M kể rằng, các em đều thích đi những ông già có vẻ trí thức, hơn là đi thanh niên 20-35 tuổi. Vì sao? Ông già yếu, có ông không làm gì được, chỉ dùng tay vuốt. Nếu có chơi thì cũng rất nhanh. Các ông già trí thức thường có gia đình, sạch sẽ, sống được đến tuổi ấy chứng tỏ chưa có bệnh phong tình. Còn nhất là bọn nghiện thì các em phát hiện ra, dù bị phạt cũng chạy. Người 30-40 là em sợ nhất, bọn này dai sức, có kinh nghiệm, chơi lâu. Em M bảo: “Có thể những người đó làm chồng, làm người yêu thì thích, nhưng chúng em không phải loại có thể yêu hay lấy những anh ấy”. Thế đấy. Các bác đừng huênh hoang mình khoẻ, mình dai với gái. Hàng nói nó thích chẳng qua dối trá, làm… hàng mà thôi. Điều thích nhất của chúng là tiền, tuy nhiên, có đứa có hiểu biết, biết rằng kiếm được tiền thì cũng phải phục vụ thế nào, nên nó phục vụ tốt. Em M, tôi cho là cũng là loại phục vụ tốt, bây giờ nhiều khách, mặt đẹp, phải cái hơi thấp, nhưng người em đẹp, dù ở Đồ Sơn thế, nhưng mọi bộ phận xuống cấp chậm lắm. Tôi bắt đầu ít thấy thương em, hơi chan chán. Tuy nhiên, em vẫn tin tưởng tôi là người đối với em tử tế, gặp thì nói chuyện rất tự nhiên. Em bảo khi nào em về quê, qua Hà Nội rủ tôi về quê em chơi. Tôi cũng thích xem bản người Mường, đồng ý luôn. Theo lời kể của 5 em, tôi đã nhờ người hỏi đến nơi, đúng là các em ở đó.


( sưu tầm)

[size=3]Đã chuyển[/size]
[size=3]
BQT - Bani
[/size]

Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)