[justify]Nguyễn Dương Tử là một chàng trai cung Kim Ngưu cởi mở và vui tính. Trong suốt buổi trò chuyện, cậu bạn thao thao bất tuyệt về những bức tranh ký họa với ánh mắt ngập tràn niềm vui.[/justify]
Họ và tên: Nguyễn Dương Tử
Ngày sinh: 10-05-1992
Nickname: Yakushi Kabuto
Quê quán: Bình Thuận
Sinh viên Khoa Kiến trúc Công trình, Đại học Quốc tế Hồng Bàng
Thành tích:
- Top 5 cuộc thi sáng tác Kiến trúc do Khoa Kiến trúc tổ chức năm 2012
- Tranh được trưng bày triển lãm tại Nhà hát Thành phố tháng 11/2013
[justify] [/justify]
[justify]Khi được hỏi về nickname đậm chất Nhật Bản, Dương Tử bật mí: “Mình thích đọc truyện tranh, nhất là truyện Naruto. Mình chọn biệt danh Yakushi Kabuto vì ý nghĩa ẩn giấu đằng sau nó. Yakushi là tên một vị thần y nổi tiếng ở Nhật, còn Kabuto có nghĩa là một chiến binh dũng mãnh, do vậy ghép lại thành Yakushi Kabuto, cái tên luôn tạo cho mình nguồn cảm hứng bất tận”.[/justify]
[justify][/justify]
Nguyễn Dương Tử - chàng trai đam mê vẽ ký họa
[justify]Dương Tử làm quen với tranh ký họa từ giữa năm thứ 2 đại học. Một lần tình cờ khi xem các địa danh in trên những tờ tiền và xem qua các bức vẽ ký họa của một đàn anh nổi tiếng, Dương Tử gần như bị mê hoặc. Vậy là anh chàng bắt đầu chuỗi ngày lê la khắp các ngõ hẻm, góc phố Sài Gòn và vẽ.[/justify]
[justify]Cậu bạn khá chật vật với bức tranh đầu tiên về Nhà thờ Đức bà khi chưa có kinh nghiệm xác định bố cục chính của tranh, thiếu cảm xúc…Tuy nhiên, nhờ sự chăm chỉ và kiên nhẫn rèn luyện, Dương Tử tiến bộ rõ rệt. Những bức tranh của cậu đăng trên trang cá nhân đã nhận được nhiều lời khen ngợi từ bạn bè và cư dân mạng. Như được tiếp thêm động lực, Dương Tử sáng tác ngày càng lên tay và cho ra đời hàng loạt sản phẩm chất lượng.[/justify]
[justify][/justify]
[justify]Thông thường, để hoàn thành một bức tranh ký họa màu Leningrad, Dương Tử mất khoảng 2 tiếng đồng hồ, còn với bức ký họa bằng bút kim là 1,5 tiếng. Cậu vẫn trung thành với bút kim là chính, vì vừa tiện lợi, không đòi hỏi phải pha nhiều màu sắc, lại vừa tạo nét độc đáo riêng, không trộn lẫn với bất cứ ai.[/justify]
[justify]“Cảm giác khi vẽ xong một bức tranh thật khó tả vì mình đã lưu giữ khoảnh khắc tồn tại của một nơi nào đó mà có thể sau này nó sẽ bị biến đổi hoặc thay thế. Đồng thời mỗi lần nhìn ngắm lại, mình có thể rút kinh nghiệm, chú ý những sai sót”, Dương Tử chia sẻ chân thành.[/justify]
[justify]Vì lịch học dày đặc, nhiều lúc không thể chủ động trong việc chọn địa điểm nhưng cậu vẫn cố gắng duy trì vẽ đều đặn trong khả năng của mình. Chủ đề chính trong phần lớn tranh của Dương Tử là Sài Gòn, nơi chàng trai này sinh sống và học tập. Có thể, những nơi này đều quen thuộc với mỗi chúng ta hàng ngày, nhưng dưới ngòi bút vẽ của Dương Tử, dường như chúng khoác lên “tấm áo mới”, trông thật tươi tắn và sống động.[/justify]
[justify][/justify]
Chợ Tân Định dưới bút vẽ của Dương Tử
[justify]Ngoài ra, trong những chuyến đi thực tế, du lịch tại nhiều nơi như: Bình Thuận, Đà Nẵng, Đà Lạt, Dương Tử không quên ghi lại vẻ đẹp một số thắng cảnh nổi tiếng: hồ Tuyền Lâm, Thiền viện Trúc Lâm, cầu Rồng, thác Datanla… bằng tranh.[/justify]
[justify]Vào cuối tháng 11/2013, tranh ký họa của cậu sẽ được chọn trưng bày trong Nhà hát Thành phố cùng với những tác phẩm nghệ thuật của những nghệ sĩ tên tuổi khác.[/justify]
[justify][/justify]
Anh chàng có phong cách rất xì tin
[justify][/justify]
[justify][/justify]
[justify][/justify]
[justify][/justify]
Một số bức tranh kí họa của Dương Tử:
[justify]Một góc công trường Lam Sơn, Q.1, TP.HCM[/justify]
Tòa nhà cao nhất Việt Nam nhìn từ xa
Thương xá Tax
Nhà Thờ Tân Định trên đường Hai Bà Trưng
Cầu Bình Lợi
Cầu Thủ Thiêm
Ngã tư Alexandre de Rhodes và Pasteur
Góc đường Đồng Khởi - Lê Lợi
Đường Lê Lợi trước Nhà hát lớn thành phố năm 1942
Một tòa nhà trên đường Nguyễn Huệ
Trung tâm thương mại Sài Gòn
Đình Thông Tây Hội
Dương Tử tranh thủ ghi lại vẻ đẹp mỗi nơi mình đi qua. Đây là hình ảnh cầu Rồng Đà Nẵng.