[size=2]Ngoài việc được biên chế 2 hộ vệ hạm tên lửa Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ, Quân chủng Hải quân còn có tàu tên lửa cực kỳ cơ động, cao tốc Molnya. Dưới đây là những hình ảnh mới nhất của loại chiến hạm được gọi là “ong độc”.[/size]
Tàu tên lửa Molnya (NATO gọi là Tarantul V) của Hải quân Nhân dân Việt Nam. Đây là một trong 2 tàu tên lửa cao tốc đầu tiên thuộc Project 1241.8 mà Việt Nam mua của Nga.
Hai chiếc này nằm trong hợp đồng mua 12 chiếc Taratul V mà Việt Nam ký với Nga. Số còn lại sẽ do Việt Nam tự đóng theo công nghệ được chuyển giao.
So với những tàu tên lửa Molnya cơ sở thuộc Project 1241.1 mà Việt Nam nhận của Nga trước đó, tàu Molnya thuộc Project 1241.8 có một số thay đổi đặc biệt là ở hệ thống vũ khí
Tàu tên lửa cao tốc Molnya Project 1241.8 được lắp đặt hệ thống tên lửa Uran-E , vận tốc cận âm 3M-23E (SS-N-25 Switchblade); tên lửa có khối lượng 600kg mang đầu đạn 145kg, được phóng từ container phóng/vận chuyển và có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly đến 130km.
Ngoài ra, các tàu tên lửa Molnya Project 12418 còn được trang bị 12 tên lửa phòng không…
Cận cảnh tàu tên lửa Molnya.
Đây là một trong những tàu tên lửa Molnya thuộc Project 1241.1 (NATO gọi là tàu hộ tống lớp Tarantul I) mà Nga cung cấp cho Hải quân Việt Nam trong những năm 1999.
Các tàu tên lửa Molnya được sử dụng để tác chiến tại các vùng cửa biển và ven bờ. Với lượng giãn nước chỉ hơn 500 tấn, tính cơ động cao, tấn công và sơ tán nhanh, Molnya có khả năng độc lập tác chiến và chiến đấu hiệp đồng trong đội hình biên đội, tạo nên thế trận cực kỳ linh hoạt.
Tàu tên lửa cao tốc BPS-500 lắp ráp tại Việt Nam từ năm 1999 với kỹ thuật của Nga, tàu tên lửa cao tốc BPS-500 có chiều dài 62 m, tải trọng 517 tấn…
Tàu tên lửa cao tốc BPS-500.
Pháo hạm Svetlyak thuộc lớp Project 10412 mang số hiệu HQ-261.
Pháo hạm Svetlyak thuộc lớp Project 10412.
Tàu tên lửa Molnya, hộ vệ hạm tên lửa Đinh Tiên Hoàng.