Tình yêu - giới tính 2012-05-05 16:38:05

Cho một đứa con - cái dại lớn nhất của đàn ông


Tâm lý tự hào cộng với chút mủi lòng trước phụ nữ, đã khiến nhiều quý ông gật đầu “cho một đứa”…


[size=2]
[/size]

[size=2]
ảnh minh họa[/size]
[size=2]Ngày nay, có không ít phụ nữ không lấy chồng nhưng vẫn muốn có một đứa con với… người mình thích. Họ thẳng thắn xin và cũng có những người đàn ông đồng ý, dù bản thân đã có vợ con đề huề.

1. Trà dư tửu hậu, lắm ông khoe (kiểu như khoe thành tích): “Đời tui không ít lần được phụ nữ xin một đứa”. [/size]


[size=2]Xin một đứa ở đây tức là một đứa con. Người xin muốn có một đứa con theo cách tự nhiên. Có thể, họ đủ khả năng kinh tế để đi thụ tinh trong ống nghiệm hoặc xin tinh trùng, nhưng họ vẫn muốn có con theo cách tự nhiên, đơn giản vì họ thích có con và thích cả… người cho đứa con đó. Tất nhiên khi xin, các chị cam kết rằng, sẽ suốt đời không công bố danh tính của người cho và chấp nhận con của mình không có cha. Việc “xin-cho” này, về tình cũng như lý, đều khó có thể chấp nhận dù thực tế, vẫn có nhiều người xin và không ít người cho.

Cuộc sống đang bình yên, một ngày, ông Nguyên, chủ một đại lý phân bón ở H.Bình Chánh bỗng trở thành người hứng búa rìu dư luận. Chẳng là ông có vợ con rồi nhưng cả xóm lại đồn ông có đứa “con rơi” tên Nam. Ban đầu, chị Thủy (mẹ Nam) một mực phủ nhận, nhưng sau đó chị lại không đôi chối nữa. Nam càng lớn càng giống “bố” Nguyên như hai giọt nước. Chị Thủy không đòi hỏi ông phải có trách nhiệm với con, Nam cũng biết thân biết phận, không dám nhận cha. Thế nhưng, áp lực mà ông Nguyên phải chịu thì quá nhiều. Vợ ông làm dữ, khăn gói về ngoại, dù đã gần 50 tuổi. Bà bảo, không thể sống chung với nỗi nhục, “mở mắt ra là thấy nó”, thậm chí không muốn ra đường vì ngại lời ong tiếng ve. Các con ông lên tiếng chỉ trích cha, còn tìm đến mẹ con chị Thủy để sinh sự.[/size]


[size=2]Cuộc sống chị Thủy quá chật vật, nhất là khi có thêm đứa con. Ông Nguyên không thể làm ngơ, lén chạy qua chạy lại giúp đỡ, khiến gia đình ông càng thêm mâu thuẫn. Một ngày, người ta thấy mẹ con chị Thủy dọn đi đâu không ai biết. Dù vậy, gia đình ông Nguyên vẫn không thể êm đẹp trở lại. Tóc ông bạc hẳn. Ông Nguyên tâm sự: “Tôi có cảm giác mình đang mang án chung thân. Thôi thì đành cố gắng chịu đựng”.[/size]


[size=2]Thật ra, ông Nguyên vẫn còn may vì mẹ con chị Thủy là người biết điều, không như trường hợp anh Mẫn, một giáo viên cấp III. Anh Mẫn có ít nhiều tình cảm “ngoài vợ ngoài chồng” với Thoa, một cô phục vụ còn khá trẻ. Thoa thần tượng Mẫn, dù biết anh đã có vợ. Một ngày, Thoa mạnh dạn nói với anh là muốn xin anh một đứa con, vì muốn có con trai đẹp trai, giỏi giang như anh. Mẫn thẳng thừng từ chối, nhưng trong những ngày hục hặc với vợ, Mẫn ngã vào vòng tay Thoa, trượt dài theo cách mà anh không thể ngờ. Một lần, Mẫn say khướt, mềm lòng khi nghe Thoa nói trong nước mắt: “Em và anh không có duyên phận, em không dám mơ có anh, nhưng xin anh cho em một đứa con. Đời em, được mang đứa con của anh, không mong gì hơn”. Đứa con ra đời, Thoa trở quẻ, bắt Mẫn đứng tên cha trong khai sinh. Mẫn không chịu. Đêm con ốm, Thoa gọi điện thoại cho Mẫn để “chia sẻ”, khiến anh ăn không ngon, ngủ không yên. Đứa bé vào mẫu giáo, rồi lớp 1, Thoa bắt Mẫn đi xin học. Chịu hết nổi, Mẫn tuyên bố tuyệt giao với hai mẹ con Thoa, Thoa quay sang nói Mẫn bội bạc, gửi đơn tố cáo đến nơi Mẫn làm việc. Sự việc khiến Mẫn phải chuyển chỗ làm và đau đầu thuyết phục vợ, để vợ anh tha cho án ly hôn mà cô đang “treo” lơ lửng.[/size]


[size=2][/size]


[size=2]2. Một số người cho rằng, “cho một đứa là cái dại nhất trong những cái dại của thằng đàn ông”. Thật vậy, hầu như ít có trường hợp người đàn ông nào “cho con” mà có thể có được sự thanh thản.

Dễ nhận thấy hậu quả nhất là khi nhìn vào đứa con. Đứa bé ấy chẳng có tội tình gì, nhưng phải chịu cảnh làm người không danh phận. Chẳng người cha nào thấy con mình (dù là con ngoài giá thú) thiệt thòi, khổ cực mà không xót lòng. Lúc ấy, người cha ở thế “bỏ thì thương, vương thì tội”, lòng lúc nào cũng day dứt.

Thực tế, người đàn ông ấy còn phải gánh nhiều nỗi khổ khác. Khi “chiếc kim trong bọc” lòi ra, gia đình khó tránh xáo xào. Một lần cho người khác giọt máu của mình mà đổ bể, người đàn ông sẽ bị “tấn công” từ nhiều phía: có thể mẹ đứa bé đòi hỏi quyền lợi, dù khi “xin” con đã cam kết là không mong gì hơn; bản thân anh ta dằn vặt, gia đình riêng của anh ta tan nát, con cái anh ta hết thần tượng cha, thất vọng về cha; dư luận chê cười… Khi quyết định cho, nếu nghĩ cho kỹ tất cả những hậu quả đó, chắc chắn ông nào cũng sẽ chùn bước.

Khi đề tài “cho một đứa” được đưa lên một trang mạng xã hội, nick vanle129 còn chỉ ra một hậu quả khác, khiến những người tham gia diễn đàn giật mình: “Các bác có lường trước được rằng, mình cho ai đó đứa con, sau đó không gặp người đó nữa. Nếu hai mẹ con người ấy sống cùng thành phố với mình, lớn lên, đứa bé đó cũng có thể học chung lớp với con “chính thống” của mình. Mình già yếu, chết đi, con mình lại yêu… “con rơi” của mình. Thế có phải là tai họa hay không?”.

3. Việc “cho con” theo cách tự nhiên này là vi phạm pháp luật
, hậu quả cũng nhãn tiền, nhưng vì sao nhiều người vẫn cứ lao vào cái dại đó? Khách quan mà nói, một người đàn ông, dù có quyền lực cao ngất hay chỉ là người lao động bình thường, khi được một người nữ tỏ ý mến mộ đặc biệt và xin một “món quà” như thế, sẽ rất dễ xao động tâm can. Đàn ông vốn dễ mềm lòng (có khi còn hơn cả phụ nữ), nên cứ ngày qua ngày gặp người phụ nữ ấy, thấy tồi tội, rồi chuyển qua thương thương. Một khoảnh khắc túy lúy với men rượu, dễ khiến chàng tìm đến người phụ nữ để chiều lòng nàng. Còn một yếu tố nữa, có thể là chuyện hơi “xấu” của đàn ông, nhưng mà là thật: khi được xin, người đàn ông sẽ nghĩ đến chuyện xác thịt. Máu “ham của lạ” nổi lên, khiến họ khó cầm lòng.

Chị T.H., một người chủ động làm “mẹ đơn thân” bộc bạch: “Thiên chức làm mẹ thì người phụ nữ nào cũng có, nhưng không phải ai cũng lấy được chồng. Muốn một đứa con để nâng niu chăm sóc là nhu cầu có thật của các chị. Nhưng thực tế, pháp luật không cho phép họ thụ tinh trong ống nghiệm nếu chưa có chồng, mà xin “tự nhiên” ở ngoài thì vô vàn rắc rối. Người đàn ông “cho con” đã khổ, người “xin con” còn khổ hơn nhiều. Cá nhân tôi chấp nhận khổ, tất cả vì con. Tôi cũng biết phận mình là phận “đi xin”, nên chủ động chịu thiệt thòi để khỏi làm phiền “người cho”. Họ chịu mạo hiểm để cho là may lắm rồi, còn đòi hỏi gì nữa”.

Hiện nay, một số người nổi tiếng chủ động làm “mẹ đơn thân”. Họ vẫn đầy tự tin trước dư luận khi sinh con mà không cần công bố tên cha của đứa bé. Anh Tường, một người từng khoe đã được đến ba người phụ nữ “xin một đứa” mạnh miệng: “Nếu ai cũng tự tin làm mẹ đơn thân như người nổi tiếng, thì “người cho” như chúng ta đỡ phải lâm vào tình cảnh “làm ơn mắc oán”. Mình thì có dư “nòng nọc”, bỏ phí, người khác lại mong ước vô cùng, mà sao không cho?”. Nói là nói vậy, Tường đang cũng sống khổ sống sở vì lỡ “cho” một người. Đứa bé chưa ra đời nhưng nhìn cái bụng lùm lùm của cô ấy, Tường ăn không ngon ngủ không yên. Hắn đang tìm cho cô “người dưng” này một chỗ ở tại Bình Dương, vì cùng sống tại Sài Gòn, rất sợ. Uống thêm vài ly, tê tê, hắn lại quay sang khuyên bạn bè: “Các ông có gặp cô nào “xin một đứa”, nhớ phải cương quyết “nói không”. Muốn “nói không” thành công, tốt nhất là tránh xa cô ấy, càng xa càng đỡ nguy hiểm”.[/size]


[size=2]

[/size]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)