| Tôi có người quen có mùi hơi thở nặng, nên dễ mất tự tin khi nói chuyện với mọi người, hàng ngày vẫn chịu khó vệ sinh răng miệng sau khi ăn ( 3 lấn / ngày ) và uống nước đều đặn, vậy cho hỏi có biện pháp nào để chữa trị bệnh trên, hoặc có thể đi khám chữa ở đậu xin chân thành cảm ơn (hanofam)
Trả lời:
[justify]Hôi miệng hoặc hơi thở có mùi hôi là chuyện thường thấy ở nhiều ngưới mạnh khỏe, nhất là khi thức giấc vào buổi sáng sau một đêm ngủ. Hôi miệng có thể không phải là ta đau bệnh gì trầm trọng nhưng ảnh hưởng rất nhiều tới nếp sống của người bị bệnh và có tác dụng tâm lý rất mạnh. Y tế tiến bộ như nước Mỹ mà quan sát cho biết có cả trăm triệu người bị hôi miệng khi này khi khác trong cuộc đời. Chứng này gây nhiều bối rối cho bệnh nhân trong giao tế đôi khi ảnh hưởng tới cả công ăn việc làm.[/justify]
[justify]Nguyên nhân: Có nhiều lý do khiến miệng hôi hoặc hơi thở khó chịu.[/justify]
[justify]1. Nguyên nhân ở ngay miệng mình.[/justify]
[justify]Mùi hôi là từ các hóa chất bay hơi loại sulfur như là hydrogen sulfide, methyl mercaptan, dimethyl sulfide. Các sulfide này do sự phân hủy protein của các vi sinh vật ở miệng trong các trường hợp kể sau:[/justify]
[justify]• Khi thức ăn sót lại trong miệng hay giữa các kẽ răng, bị vi khuẩn phân hóa, sẽ tạo ra mùi hôi.[/justify]
[justify]• Nhiễm trùng ở nướu răng;[/justify]
[justify]• Răng sâu có lỗ hổng thuận tiện cho vi khuẩn trú ẩn, tăng sinh;[/justify]
[justify]• Bựa vôi đóng vào chân răng là môi trường tốt cho vi khuẩn tác dụng vào và đưa đến hôi miệng.[/justify]
[justify]• Lưỡi bị viêm là nơi mà mảnh vụn thực phẩm dễ dính lại và là môi trường tốt cho vi khuẩn phân hủy protein tạo ra mùi hôi;[/justify]
[justify]• Miệng khô khi nước miếng giảm trên 50% mức độ bình thường. Nước miếng có nhiệm vụ giữ miệng ẩm, giúp tiêu hóa thực phẩm, giảm các thay đổi về tính acid trong miệng và tiêu hóa tinh bột. Khi tính acid miệng cao thì vi khuẩn tăng sinh nhiều hơn.[/justify]
[justify]Khô miệng có thể là do tuyến nước bọt kém họat động, tê liệt giây thần kinh mặt thứ VII, khô nước, thở bằng miệng, tuổi già, thiếu sinh tố, mãn kinh hoặc trong các bệnh tổng quát như tiểu đường, thiếu hồng cầu, đa xơ cứng, liệt kháng AIDS.[/justify]
[justify]Ngoài ra một số dược phẩm như thuốc hạ huyết áp, thuốc an thần, thuốc chống dị ứng, trị kinh phong, trầm cảm, tâm thần phân liệt, amphetamine, thuốc lợi tiểu… cũng làm giảm nước bọt trong miệng.[/justify]
[justify]Hút thuốc lá, đặc biệt cigar, cũng giảm nước bọt đưa tới mùi hôi từ miệng.[/justify]
[justify]2. Ăn một số thực phẩm có dầu gây hôi hơi thở như tỏi, hành hoặc món ăn nhiều đạm, chất béo.[/justify]
[justify]Các thực phẩm này sau khi được tiêu hóa, chất bay hơi của chúng đều được hấp thụ vào máu, lên phổi và theo không khí hít thở mà bay ra cửa miệng. Mùi rượu sau khi uông vào cũng thoát ra như vậy trong hơi thở.[/justify]
[justify]3. Một số bệnh về bộ máy hô hấp như nhiễm trùng kinh niên phổi, viêm xoang kinh niên, ung thư phổi, viêm cuống họng, vật lạ trong mũi cũng tạo ra hơi thở hôi.[/justify]
[justify]Ung thư phổi cho mùi hôi như thịt thối.[/justify]
[justify]4. Khi có rối loạn về sự co bóp của bao tử , thực phẩm chậm tiêu hóa như mỡ béo , ở lâu trong dạ dầy, bị lên men cũng tạo ra mùi hôi, nhất là khi ta ợ.[/justify]
[justify]Trái với nhiều tin tưởng, táo bón không gây hôi miệng và bệnh bao tử cũng ít gây hôi vì bình thường miệng thực quản khép kín. Bao tử gây hôi miệng khi nào ta ói mửa hoặc ợ hơi, dội ngược thực quản.[/justify]
[justify]5. Một số bệnh gây suy yếu cho cơ thể như yếu gan, thận, tiểu đường cũng gây ra mùi hôi ở miệng.[/justify]
[justify]Tiểu đường cho mùi chua trái cây vì nhiễm acetone và ketone. Suy thận cho mùi hôi như cá chết vì có hóa chất methylamine. Xơ gan có mùi hôi của trứng thối và tỏi.[/justify]
[justify]6. Một nguyên nhân Tâm Lý là nhiều người quá chú tâm tới dung nhan mình, có ảo tưởng là cơ thể mình hư hao, phát tiết ra mùi khó chịu.[/justify]
[justify]Nhiều người mỗi khi nói chuyện là che miệng, như thể là miệng mình hôi. Họ tự cô lập, trường hợp này thường thấy ở nữ giới đôi khi cũng bị bệnh tâm thần như trầm cảm, tâm thần phân liệt.[/justify]
[justify]7. Một trường hơp rất hiếm là Hội chứng hôi mùi cá ươn (Fish odor syndrome) toát ra từ miệng và da.[/justify]
[justify]Đây là bệnh tự miễn của trẻ sơ sanh với rối loạn chuyển hóa chất Trimethylamine. Chất này tụ lại trong máu rồi thải ra ngoài qua mồ hôi, nước miếng, nước tiểu, máu. Bệnh không chữa được và ta phải giới hạn tiêu thụ thực phẩm có nhiều choline, tiền thân của trimethylamine, như broccoli, đậu, trứng, bộ đồ lòng động vật.[/justify]
[justify]8. Thiếu ăn cũng cho hôi miệng mùi ketone vì mất cân bằng chuyển hóa chất béo và chất đạm.[/justify]
[justify]9. Thay đổi kích thích tố trong khi rụng trứng và có kinh nguyệt cũng cho hơi thở hôi mùi chuột ở một số phụ nữ.[/justify]
[justify]Đo hôi miệng để xác định bệnh[/justify]
[justify]Có nhiều cách để ước lượng mức độ hôi trong miệng.[/justify]
[justify]• Người giám định ngửi mùi hôi : bênh nhân ngồi cách người giám định khoảng một tấc, bịt mũi thở bằng miệng trong 3 phút. Nếu có mùi hôi thì nguồn gốc là từ miệng. Sau đó người bệnh mím miệng thở ra bằng mũi. Nếu có mùi thì cần khám coi mũi và cuống họng có nhiễm đau gì không. Nếu nếu hôi từ cả miệng và mũi thì có thể là do một bệnh tổng quát nào đó.[/justify]
[justify]• Tự mình ước định bằng cách úp bàn tay vào miệng thở ra rồi ngửi mùi; ngửi mùi trên dây dental floss sau khi cà răng.[/justify]
[justify]• Đo nồng độ hôi trong miệng bằng Halimeter, Halitest cũng được áp dụng và khá hữu hiệu.[/justify]
[justify]Điều trị[/justify]
[justify]Về điều trị thì ta phải áp dụng các phương thức sau đây:[/justify]
[justify]1. Nguyên nhân thông thường nhất của hôi miệng là từ MIỆNG.[/justify]
[justify]Cần để ý nhiều đến vấn đề vệ sinh răng miệng. Đánh răng sau khi ăn. Ta cũng không cần dùng thuốc đánh răng, mà chỉ cần chà cho sạch hết thức ăn sót trong miệng, kẽ răng.[/justify]
[justify]Mua thêm dây chỉ nylon (Dental Floss) để cà khe răng cho sạch thức ăn kẹt ở đó.[/justify]
[justify]Với giữ gìn vệ sinh răng miện chu đáo ta đã có thể giảm hôi miệng từ 30%-90%. Nên khám Nha sĩ coi có bị sâu răng, nhiềm độc nớu thì xin chữa.[/justify]
[justify]Giữ miệng ẩm bằng cách lâu lâu uống một chút nước.[/justify]
[justify]Nếu lưỡi đóng bựa thì cạo cho hết để vi khuẩn khỏi tá túc, nhưng cẩn thận đừn để lưỡi bị thương tích.[/justify]
[justify]2. Tránh các thực phẩm có thể gây mùi hôi ở miệng.[/justify]
[justify]3. Ăn nhiều trái cây và rau; giới hạn thịt và chất béo, fo mát có mùi mạnh;[/justify]
[justify]4. Tránh uống quá nhiều rượu, thuốc lá, cigars;[/justify]
[justify]5. Xin bác sĩ khám nghiệm coi có các bệnh kinh niên như tôi kể trên và điều trị.[/justify]
[justify]6. Nếu mang răng giả thì lấy ra ban đêm, rửa sạch sẽ và ngâm trong dung dịch nước sát trùng qua đêm;[/justify]
[justify]7. Bớt uống cà phê[/justify]
[justify]8. Đi khám nha sĩ đều đặn, ít nhất mỗi năm mọt lần để lau chùi răng[/justify]
[justify]Các mỹ phẩm làm thơm miệng như dầu peppermint hoặc wintergreen chỉ có tác dụng che đậy, làm bớt hôi miệng trong thời gian vài ba chục phút sau khi dùng, chứ không trị dứt được hôi miệng. Nước xúc miệng nên dùng vào buổi tối là thời gian mà vi khuẩn hoạt động mạnh.[/justify]
[justify]Thuốc xúc miệng có hóa chất chlohexidine gluconate (Peridex, Perio-Gard) hoặc hóa chất cetylpyridinium chloride, benzethonium chloride, sodium bicarbonade, zinc chloride đều rất tốt.[/justify]
[justify]Kết luận[/justify]
[justify]Hôi miệng là vấn đề rất thường xẩy ra. Có người miệng hôi từ nhiều năm mà không biết trong khi đó thì nhiều người lại khuếch đại bệnh của mình, đi đến tránh giao tế tiếp xúc, tự cô lập.[/justify]
[justify]Với việc tự chăm sóc vệ sinh răng miệng, giảm thiểu tiêu thụ thực phẩm gây hôi, ta cũng tránh được 90% rủi ro gây bệnh. Rồi đi bác sĩ kiểm tra tìm kiếm nguyên nhân tổng quát để điều trị là hôi miệng có thể giải quyết được một cách mỹ mãn.[/justify]
[justify]Chúc bạn thành công![/justify]
| |