Từ ngày 1/7/2011, tử tù sẽ được tiêm thuốc độc, thay vì bị xử bắn. Trước khi tiêm thuốc, thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của tử tù được gửi đơn đến chánh án tòa án đã xét sơ thẩm đề nghị giải quyết cho nhận tử thi về an táng, cam kết bảo đảm yêu cầu về an ninh trật tự, vệ sinh môi trường và tự túc chi phí. Tuy nhiên, chánh án tòa có quyền không cho nhận tử thi khi có căn cứ là việc này ảnh hưởng đến an ninh trật tự và vệ sinh môi trường. |
Kiếm sống bằng… tử thi
Một ngày nọ, ông Ba Soan cùng dân địa phương đến trường bắn Long Bình xem thi hành án. Xác của tử tội gục xuống, quàn vội trong chiếc quan tài rồi chôn sơ sài, xung quanh không có một người thân nào lo táng tế. Thấy vậy, Ba Soan bèn đứng ra mai táng chu đáo cho tử tội… Kể từ đó, mỗi khi có thi hành án, ông lại được gọi tới để lo hậu sự; về sau người ta biết đến ông ngày càng nhiều. Chẳng biết từ bao giờ, ông “bén duyên” với cái nghề chẳng giống ai này và trở thành một trong những “phu” lâu năm nhất làm việc tại trường bắn Long Bình, quận 9, TP.HCM.
![]() |
Phu pháp trường Ba Soan giữa khu nghĩa địa tử tù |
Vợ Ba Soan đã nhiều lần khuyên ông bỏ nghề. Đang lưỡng lự thì một ngày nọ có một bà mẹ từ miền Trung vào trường bắn tìm xác con. Bà ta khóc lóc, muốn đưa con về quê để sau này bà chết đi được nằm bên mộ con. Ba Soan động lòng gật đầu. Thường thì công việc khai quật mộ chỉ diễn ra trong vòng 15 phút nhưng lần này khi xác chết được đưa lên, bà mẹ ôm con khóc trong nhiều giờ liền. Ông bộc bạch: Gặp những hoàn cảnh thương tâm, dù không có thù lao nhưng mình cũng không nỡ từ chối. Cứ nghĩ đến câu “nghĩa tử là nghĩa tận” thì lại không bỏ nghề được.
![]() |
Một góc nghĩa địa khu trường bắn Long Bình |
Tìm người thân cho tử tù
Khu nghĩa địa của trường bắn Long Bình có tới hàng trăm ngôi mộ giữa khoảng đất rộng bao la, cỏ dại mọc cao có khi quá nửa người. Ba Soan và những người thân tín của ông nhớ vị trí của từng ngôi mộ, nhớ như in ngày họ phải ra pháp trường nhận sự trừng phạt của luật pháp do những tội ác mà họ gây ra.
![]() |
Mộ phần của một tử tội |
Ngày tử tù tên N.V.Đ được đưa ra pháp trường cũng là lúc Ba Soan bắt xe đi Đồng Tháp để báo cho người thân. Đi cả sáng đến tối nhưng vẫn không tìm ra nhà của gia đình tử tù. Thấy trời gần tối Ba Soan dừng lại vái và khấn: “Đ. ơi, phù hộ cho tôi tìm được người nhà của anh để tôi còn về”. Vừa vái xong, ông hỏi một người phụ nữ đi đường và tình cờ đó lại đúng là cô của Đ.. Vừa mệt và đói nhưng cũng vui vì đã tìm được người thân của tử tù nên Ba Soan phần nào cũng thấy đỡ áy náy.
Mã Kiếm Đao, cũng là một tử tù khét tiếng trong giới giang hồ, bị tử hình vì tội giết người, cướp tài sản. Sau nhiều năm không thấy người nhà lên thăm viếng, một hôm, có một bà lão lưng còng đi đến trường bắn, người ta chỉ dẫn về gặp Ba Soan. Bà lão ở bên mộ con trong mấy ngày liền, bà muốn được nhìn con lần cuối, muốn đưa con về quê an táng nhưng điều kiện gia đình không cho phép. Thấy vậy nhóm “phu” của Ba Soan đã tự bỏ tiền ra mua vật liệu xây lại mộ cho Mã Kiếm Đao. Sau đó, nhóm này lại bỏ tiền ra bắt xe ôm để đưa mẹ của Mã Kiếm Đao về nhà. Ba Soan và các thân tín của ông cũng không thể nhớ nổi mình đã đi bao nhiêu tỉnh, thành trên khắp đất nước để tìm người thân cho các tử tội. Ông cho biết: “làm nghề này chủ yếu được cái phúc đức, chứ tiền công tính ra thấp hơn một người thợ hồ”.
Chỉ tay về hai chiếc hố sâu Ba Soan nói: “Đó hồi trước là mộ của Năm Cam, bên cạnh là Phước "tám ngón" (tên thường gọi là Nguyễn Hữu Thành), rồi đến Minh Phụng…toàn những “tên tuổi lớn” ”. Vào đêm khuya, thỉnh thoảng lại có một vụ trộm xác. Kẻ trộm thường là các đàn em đến muốn lấy xác các đại ca của mình về chôn cất; hoặc những cánh giang hồ được người thân của tử tội thuê đến để trộm xác.
![]() |
Những gì còn lại sau một vụ khai quật, trộm xác |
Còn nữa…