1. Hồ rộng 1.400 hecta biến mất sau một đêm
Hồ nước rộng lớn ở Chile đột nhiên cạn khô trong thời gian ngắn, gây khó hiểu cho các nhà khoa học.
Hồ có độ sâu trung bình 72 m và vị trí sâu nhất là 130 m. Các nhà khoa học chưa tìm ra nguyên nhân khiến hồ nước hồ khô cạn. Những ngọn núi lửa trong khu vực vẫn ổn định và không có hoạt động bất thường.
Các nhà nghiên cứu cũng không tìm thấy hố sụt hay khe nứt nào có thể hút cạn nước hồ.
2. Loài cá thay đổi giới tính 20 lần một ngày
Loài cá mú sử dụng chiến lược sinh sản "trao đổi trứng", có nghĩa là đẻ trứng vào trong hố, sau đó thay phiên chuyển đổi giới tính với bạn tình trong suốt quá trình sinh sản.
Một nhà sinh thái học thuộc Đại học Florida, Mỹ, cho biết cá Chalk hiếm khi đẻ hai lứa trứng liên tục trước khi đổi giới tính với bạn tình. Điều này giúp duy trì sự hợp tác giữa chúng và giảm khả năng gian lận.
Phần lớn các loài lưỡng tính thay đổi giới tính trong một vài giai đoạn phát triển. Đây là trường hợp lưỡng tính tuần tự.
3. Hồ nước màu hồng sữa ở Australia
Các nhà khoa học đoán màu sắc của hồ có thể là kết quả của một loại tảo ưa muối. Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học xác nhận sự hiện diện của nhiều vi khuẩn dị hình khác, góp phần tạo nên màu sắc khác thường trong hồ. Những sinh vật này có thể phát triển mạnh trong môi trường khắc nghiệt nhất như hồ có độ mặn cao.