Chuyện shock 2010-06-04 18:09:38

Cơ thể vẫn sống khi khuyết đầu!


Cơ thể vẫn sống khi khuyết đầu!
Báo Pravda của Nga mới đây đăng bài “Beheaded human body can stay alive and kicking” (tạm dịch: Cơ thể người mất đầu vẫn có thể sống và hoạt động). Xin trích dịch giới thiệu:

Tập san của Đại học Y New York (Mỹ) ấn hành năm 1888 từng đề cập vụ tai nạn hy hữu của một thủy thủ làm việc trên tàu kéo. Bữa nọ, tàu đang dòng xà lan chở các thùng hàng cồng kềnh được chất thành 2 lớp trên boong. Anh thủy thủ đứng trên mũi xà lan khi tàu sắp chui qua cầu, với phần nhịp giữa không cao lắm so với mặt nước. Đúng vào thời điểm này, trời xui khiến thế nào, anh lại nhảy lên những thùng hàng phía trên kiểm tra dây ràng trong khi mắt lại nhìn về phía đuôi tàu. Bởi vậy khi tàu tiến gần sát nhịp cầu, anh hoàn toàn không biết rằng một hiểm họa cách đó vài mét đang chực chờ giáng xuống đầu mình. Một thanh đà bén thòng dưới nhịp cầu theo hướng vuông góc với đầu người thủy thủ, cắt đi một vùng đầu chừng 5 cm ngay trên mắt phải của anh.

Và như có phép mầu, cơ thể của con người tưởng như vắn số này vẫn sống khi được đưa đến bệnh viện 2 giờ sau đó. Tuy vậy, không ai kể cả bác sĩ dám hy vọng bệnh nhân có thể qua khỏi “cửa tử”. Trong lúc bác sĩ băng bó vết thương, anh mở mắt hỏi chuyện gì xảy ra với mình, rồi bước xuống bàn mổ và kiếm bộ đồng phục mà anh mặc trong lúc xảy ra tai nạn. Sau 2 tháng nằm viện, anh thủy thủ hồi phục sức khỏe hoàn toàn và nghe đâu đã trở lại tàu làm việc. Ngoài trừ thỉnh thoảng bị nhức đầu và choáng váng, anh chàng cao số này gần như không gặp vấn đề sức khỏe nào. Mãi đến 26 năm sau, một cơn đột quị nhẹ khiến nửa người bên trái của anh bị liệt một phần.

Mặc dù trường hợp trên được ghi lại trong y văn nhưng do xảy ra vào cuối thế kỷ 19 nên nhiều người có thể hoài nghi tính xác thực của câu chuyện. Tuy nhiên, nhiều trường hợp kỳ lạ tương tự xảy ra sau này cũng đã đi vào lịch sử y học thế giới.

Năm 1935, một em bé chào đời ở Bệnh viện St.Vincent (New York). Theo lời các y bác sĩ thì đứa trẻ này không có não bộ. Tuy thiếu vắng trung tâm điều khiển cơ thể nhưng em đã tồn tại được 27 ngày, vẫn ăn, ngủ và khóc như những trẻ sơ sinh khác. Người ta chỉ biết đến tình trạng “rỗng tuếch” trong đầu của bé khi tiến hành khám nghiệm.

Anh công nhân xây dựng tên Finley Gage không may bị nạn trong lúc khai phá đá, và hậu quả của tai nạn này được ghi vào biên niên sử y học Mỹ như một trong những bí ẩn khó lý giải nhất. Một thanh thép nặng dài hơn 1 m với bề dày 3cm đã cắt ngang đầu Gage khi thỏi dynamite phát nổ sát chỗ đứng của nhóm công nhân. Vật thể có thể lấy mạng người này đã đâm vào má, đánh bật răng hàm và khoét lỗ thủng lớn trong não của anh. Điều đáng nói là Gage vẫn “nhìn thấy cuộc đời” sau tai nạn lấy đi một “cửa sổ tâm hồn” của anh. Sau thời gian chữa trị, anh gần như trở lại như ban đầu, vẫn còn đủ trí não và khả năng kiểm soát cơ thể. Một số trường hợp sắp đề cập dưới đây, dưới góc độ y học, dường như “chỉ có trong phim” nhưng thực tế đã xảy ra. Đó là chuyện về những người vẫn cố “lay lất” một hồi sau khi đầu của họ lìa khỏi cơ thể hoặc vỡ thành nhiều mảnh vụn.

Boris Luchkin - hạ sĩ quan từng phục vụ trong một đơn vị trinh sát của quân đội Xô viết thời Chiến tranh Thế giới II - đã tận mắt chứng kiến một trong những câu chuyện khó tin như thế. Trong một lần làm nhiệm vụ, trung úy phụ trách đơn vị trinh sát đã dẫm phải mìn, sức công phá quá mạnh khiến đầu của anh ta “bay” mất, chỉ còn lại phần cằm và hàm dưới. Thế nhưng cơ thể không đầu đó vẫn đứng vững. Theo Luchkin, viên chỉ huy đã cởi áo rồi vẽ lại bản đồ tác chiến của đơn vị. Sau khi trao lại tấm bản đồ đẫm máu cho Luchkin, trung úy quỵ ngã. Về sau không ai tin những gì Luchkin kể, bởi chỉ có ông là người đứng gần đó khi mìn nổ.

Một trường hợp nhuốm màu sắc bí ẩn khác vẫn còn lưu trong sử sách. Năm 1636, hoàng đế Ludwig cai quản lãnh địa Bavaria (phía Nam nước Đức - nay Bavaria là bang lâu đời và lớn nhất ở Đức) ra lệnh trảm tướng Dietz von Schaumburg cùng 4 đồng phạm vì tội âm mưu đoạt ngôi. Theo truyền thống, Dietz được hưởng một ân huệ cuối cùng và hoàng đế Ludwig rất ngạc nhiên khi Dietz yêu cầu tất cả tử tội đứng thành hàng dọc, mỗi người cách nhau 8 bước. Và Dietz xin được “diện kiến” đao phủ trước. Dietz cam kết sau khi bị trảm xong, ông sẽ chạy qua mặt những tử tội kia và nếu ông làm được, đức vua hãy tha chết cho họ. Ý nguyện này được vua chấp thuận. Quả đúng như vậy, ngay khi đầu rơi khỏi máy chém, Dietz đứng dậy và bắt đầu chạy qua mặt các đồng phạm đang đứng nhìn khiếp vía không thốt lên lời. Dietz chỉ ngã xuống sau khi qua mặt người cuối cùng trong hàng. Giữ lời hứa, nhà vua đã miễn tội chết cho những người còn lại.

Igor Kaufman - phóng viên Nga từng viết bài về “sự sống sau khi chết” thuật lại trường hợp một người trong lúc đi hái nấm gần thành phố Petergoff (Anh) không lâu sau khi chiến tranh kết thúc, tình cờ thấy và nhặt một kíp nổ lên, hậu quả là đầu của anh tan thành mảnh vụn. Tuy vậy, thi thể khuyết đầu đó tiếp tục đi thêm vài trăm thước, băng qua cây cầu hẹp bắc ngang thung lũng. Kuafman nhấn mạnh bài viết của mình dựa trên một câu chuyện có thật, được lưu vào hồ sơ kèm theo chứng cứ do cảnh sát thu thập kết hợp với lời kể của nhiều nhân chứng.

Để phần nào lý giải những bí ẩn trên, tác giả bài viết đã vận dụng giả thuyết của Giáo sư Igor Blatov ở Nga cho rằng con người có “linh hồn” tồn tại song song với trí óc. Đó là dạng “kho lưu trữ” những chương trình điều khiển chức năng cơ thể ở mọi cấp độ - từ hoạt động thần kinh tới những quá trình sinh học trong tế bào. Ý thức là kết quả vận hành của kho lưu trữ đó, hay nói cách khác là hoạt động phức tạp của linh hồn. Các phân tử ADN chứa đựng thông tin tạo nên kho chứa này. Trong khi đó, theo một số giả thuyết của y học hiện đại, cơ thể người tồn tại cùng lúc hai hệ điều khiển. Một hệ thống gồm não bộ và hệ thần kinh - sử dụng hoạt động điện não hoặc xung động thần kinh để truyền dẫn thông tin. Hệ thống còn lại dựa vào các tuyến nội tiết, và dùng các hoạt chất sinh học đặc biệt hay hoócmôn để mang thông tin khắp cơ thể.

1 ví dụ khác 3aha3 3aha3

Câu chuyện có thật về một con gà không đầu

Nhẽ ra Mike đã có một cái chết rất… ý nghĩa vào ngày 10/09/1945, bởi hôm đó ông chủ Lloyd Olsen quyết định “thịt” gà trống để thết đãi mẹ vợ. Thế nhưng, nghe có vẻ như “bịa”, nghị lực sống phi thường đã giúp cậu sống sót thêm được 18 tháng, không cần đầu.







"Đút" cho Mike ăn mỗi ngày.


Câu chuyện tưởng như hoang đường nhưng hoàn toàn có thật này đã xảy ra cách đây hơn sáu chục năm, tại một trang trại ở Fruita thung lũng Colorado, Mỹ.

Biết mẹ vợ rất thích ăn món cổ gà, chàng rể Lloyd đã ướm đường dao chính xác hơn hẳn ngày thường, dự định chỉ một nhát là đủ kết liễu anh gà đang thảm thiết từng cơn ngắc ngoải.

Nhát chém giáng xuống, con gà giật bắn mình và còn kịp la toáng lên một tiếng thất thanh trước khi đầu lìa khỏi cổ. Lạ lùng thay, không hiểu sức lực phi thường nào đã khiến nó vùng vẫy ra khỏi “pháp trường” đẫm máu, chạy một mạch với chiếc cổ ngắc ngư không đầu.

Và thế là Mike (cũng không hiểu từ lúc nào người ta bắt đầu gọi nó bằng cái tên ấy) thoát khỏi chuyến “lên đĩa” kinh hoàng. Nó lại trở về với công việc của một con gà trống: cái cần cổ lúc gật gù như đang mổ thóc, lúc ngoáy ngó sang hai bên như muốn rỉa lông…, chỉ duy nhất một điều không ai lý giải nổi: nó vẫn sống mà không cần đầu.

Sáng hôm sau, bà chủ Clara Olsen phát hiện ra Mike đứng ngủ ngon lành với cái đầu - nói đúng hơn là cái cổ dài ngoẵng - dúi dụi vào trong lớp cánh. Nếu nó đã có niềm ham sống mãnh liệt đến vậy, Clara quyết định, cứ để cho số phận của nó an bài trong tay chúa Trời.






[size=2]Thơ thẩn bên chuồng gà mái[/size]





Vì không còn mỏ để mổ thóc nên mỗi ngày, người ta dùng ống xịt để đưa nước và gạo nghiền nát vào cổ họng Mike.

Sau một tuần như vậy, ông chủ Olsen quyết định đưa cậu chàng vượt qua 250 dặm đường đất để tới trường ĐH Utah ở thành phố Salt Lake. Ở đây, các nhà khoa học hàng đầu đã giúp anh tìm ra câu trả lời thỏa đáng về nghị lực sống phi thường đến kỳ lạ của con vật nặng chưa đầy 2kg.

Cách giải thích duy nhất được chấp nhận: nhát dao của Olsen hôm ấy dù mạnh nhưng vẫn chưa chạm tới huyết quản của Mike, thêm nữa lại có cục máu nghẽn lại khiến Mike không bị mất máu cho tới chết. Mặc dù đầu cu cậu đã lìa khỏi cổ nhưng hầu hết các cuống não và một bên tai vẫn còn dính ở lại. Sở dĩ Mike còn sống được khỏe mạnh là nhờ đặc điểm của loài gà: tất cả các phản xạ đều do cuống não điều khiển.

Trong 18 tháng sống trong ánh hào quang của sự nổi tiếng, Mike - “Gà không đầu huyền bí” - vẫn tiếp tục phát triển cơ bắp và cân nặng, từ hơn 1 kg đến 4 kg.





[size=2]Rỉa lông cánh - thói quen khó bỏ[/size]





Sau đó gà Mike còn “thuê” hẳn quản lý riêng, cùng với ông chủ Olsens đi “lưu diễn” vòng quanh nước Mỹ. Dân tình chẳng ai tiếc 25 xu lẻ chỉ để chiêm ngưỡng con gà không đầu có một không hai. Cũng thời điểm ấy, gà Mike được định giá 10 ngàn USD và được mua bảo hiểm với số tiền tương đương, thậm chí còn vinh dự bước lên trang bìa tạp chí Life and Time.

Một đêm nghỉ tại khách sạn ven đường giữa sa mạc Arizona, Mike bắt đầu lên cơn co giật. Người ta không thể tìm đâu ra dụng cụ chuyên làm sạch thực quản và đành nuối tiếc nhìn con vật qua đời.

Cho đến ngày nay, người dân thị trấn Fruita bang Colorado vẫn làm lễ tưởng nhớ linh hồn gà Mike, vào dịp cuối tuần thứ 3 của tháng 5 hàng năm.




[size=6]Ca ghép đầu đầu tiên của thế giới[/size]



Giữa lúc cuộc Chiến tranh Lạnh lên đến đỉnh điểm vào những năm 1950, nhà lãnh đạo Liên Xô Stalin đã chuyển mũi nhọn sang y học với mục đích dùng nó như một công cụ để cải tiến công nghệ và đưa Liên bang Xô viết vượt lên dẫn đầu phương Tây.





Nhà khoa học Vladimir Demikhov


Bên ngoài thủ đô Moscow, Stalin cho thành lập những phòng thí nghiệm y học bí mật để khám phá và phát triển những khái niệm khoa học mới. Các nhà khoa học được khuyến khích thí nghiệm tự do nhằm tìm ra những bí mật để kéo dài cuộc sống.

Họ thực hiện rất nhiều thí nghiệm trên động vật. Các bộ phận nội tạng được lấy ra khỏi người chết và bảo quản bằng những máy móc hiện đại. Người ta giết các con chó sau đó làm chúng sống lại.





Chú chó 2 đầu - Thành quả của Nhà khoa học Vladimir Demikhov.


Tuy nhiên, nhà khoa học Vladimir Demikhov đã chứng minh được ông có thể biến điều viễn tưởng này thành sự thực bằng cách cấy ghép tim và phổi của một con chó sang một con chó khác. Những thí nghiệm của ông đã đặt nền móng cho thành công y học nghiên cứu về con người trong tương lai, nhưng công trình của ông không bao giờ được thế giới thừa nhận. Trước đó 16 năm, ông đã chuẩn bị cho ca ghép tim người đầu tiên.

Vào một đêm năm 1954, Demikhov tiến hành một thí nghiệm khiến cả thế giới kinh ngạc. Ông chọn 2 con chó - một to và một nhỏ, sau đó cùng đội bác sĩ phẫu thuật trên 2 con chó thâu đêm. Demikhov tiết lộ thành quả của mình vào sáng ngày hôm sau: Một con chó vẫn sống sau khi được ghép đầu.

Ông đã gắn đầu và phần thân trên của con chó con vào cổ của con chó lớn, rồi nối các mạch máu với khí quản. Nhờ thành quả này mà Demikhov được nhà nước Xô Viết tung hô nhiệt liệt. Bên kia chiến tuyến, thí nghiệm của ông đã thu hút sự quan tâm của một nhà khoa học Mỹ trẻ và đầy tham vọng: Robert White.

Robert White sinh năm 1926 tại bang Minnesota. Giống Demikhov, White đã từng tham gia Thế chiến thứ 2. Sau khi chiến tranh kết thúc, White học tại trường Havard với mong muốn trở thành một bác sĩ não khoa.

Đối với người Mỹ, trong lúc cuộc chiến tranh lạnh đang ở giai đoạn “nước sôi lửa bỏng” thì sự xuất hiện thông tin về những con chó có 2 đầu ở Nga khiến họ khó có thể quay lưng được. Để bằng bạn bằng ta, họ bắt đầu khởi động chương trình nghiên cứu ghép đầu của chính mình.

Năm 1960, chính phủ Mỹ rất háo hức trong cuộc chạy đua y học với người Nga và họ đã giúp White lập một phòng thí nghiệm chuyên dụng tại bệnh viện County ở Cleveland (bang Ohio). White đặt quyết tâm biến nó trở thành trung tâm nghiên cứu não hàng đầu thế giới.

Tiếp bước người đã tạo cảm hứng cho mình, White đã thực hiện ca ghép đầu khỉ. Để giữ chiếc đầu khỉ hoạt động, dòng chảy của máu từ người của con khỉ B được truyền sang đầu của con khỉ A qua một hệ thống các ống nhựa. Khi đầu của khỉ A được gắn vào đầu của khỉ B, White nối các mạch máu với nhau nhưng bỏ qua dây cột sống vì không thể nối được các mạch thần kinh khi chúng đã bị vỡ.





Sơ đồ ca ghép đầu khỉ của nhà khoa học White.


Sau khi cuộc phẫu thuật kết thúc, chú khỉ tỉnh thuốc mê và có thể cử động các cơ mặt. Nó có thể ăn và cử động đầu. Dĩ nhiên, với dây cột sống bị cắt lìa, nó sẽ bị liệt từ cổ trở xuống nhưng về cơ bản thì cuộc phẫu thuật đã thành công.
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)