Khoa học - Lịch sử 2011-04-22 02:27:25

Con cua dừa


sau khi đọc bài Những loài động vật "quái" nhất của tự nhiên của bạn Vinamilk mình ấn tượng nhất con cua dừa nên tìm hiểu 1 số thông tin cho các bạn đọc thêm

[size=3]1. Khái quát[/size]
Là loại động vật chân đốt lớn nhất trên cạn , có khả năng làm vỡ quả dừa bằng đôi càng cực khỏe. Cua dừa còn được gọi là “cua ăn cướp” hoặc “cua trộm dừa”. Vì người ta đồn rằng cua dừa thường ăn trộm các đồ vật sáng bóng như là đồ bằng bạc trong nhà. Ngoài ra, chúng còn được gọi là “cua mượn hồn” do dùng vỏ của loài khác. Cua dừa có rất nhiều tên gọi: ayuyu ở đảo Guam, unga / kaveu ở quần đảo Cook.


[size=3]2. Cấu tạo cơ thể[/size]

Cua dừa dài 40 cm, nặng 4,1 kg và chiều dài một chân là 0,91 m. Con đực thường lớn hơn con cái. Chúng có thể sống hơn 30 năm. Cua dừa cũng có cấu tạo cơ thể cơ bản như những loài giáp xác mười chân khác: Phần đầu ngực có 10 chân và bụng. Hai chân trước có vuốt lớn để mở vỏ dừa, có thể nâng vật nặng tới 29 kg. Hai chân tiếp theo rất lớn, thích hợp với việc trèo cây (dừa) đến độ cao 6 m. Cặp chân thứ 4 nhỏ hơn, có dạng cái nhíp, giúp cua con kẹp chặt vỏ ốc hay vỏ dừa để nương náu. Còn cua trưởng thành dùng cặp chân đó để đi và leo trèo. Cặp chân cuối cùng rất nhỏ, chỉ dùng để làm sạch bộ phận hô hấp, được giấu vào bên trong mai. Màu sắc của cua thay đổi tùy theo từng đảo, hoặc tím nhạt, cho đến tím than và nâu. Cua dừa không mang theo vỏ, nhưng phần giáp ở bụng được làm cứng cáp bằng kitin và đá phấn lắng đọng. Phần giáp đó sẽ bị rụng đi định kì (30 ngày). Trong giai đoạn đó chúng rất yếu nên tìm nơi an toàn để trú ẩn . Chúng cũng uốn đuôi vào trong để bảo vệ, giống như các loài cua khác.

[size=3]3. Hô hấp[/size]

Trừ ấu trùng cua ra, cua dừa không thể bơi. Chúng có một cơ quan tiến hóa trung gian giữa mang và phổi để thở. Đây là đặc điểm thích nghi với môi trường sống điển hình của cua dừa. Bộ phận này nằm ở đằng sau giáp ngực, chứa loại tế bào tương tự như ở mang cá, nhưng phù hợp với việc hấp thu oxi từ không khí hơn là từ nước. Cặp chân cuối cùng dùng để rửa sạch và làm ẩm cơ quan này bằng nước biển. Cua dừa lấy nước bằng cách vuốt những đôi chân ướt của nó, nơi có tế bào lỗ rỗ như bọt biển. Chúng cũng có thể uống nước mặn để thay nước ở miệng. Ngoài ra, cua dừa còn có mang sơ khai. Nhưng bộ phận này chẳng giúp gì cho việc hấp thụ oxi, vì đó chỉ là sản phẩm tiến hóa còn sót lại của loài.

[size=3]4. Khứu giác[/size]
Cua dừa cũng có “mũi”. Cơ chế hoạt động của bộ phận này phụ thuộc vào phân tử mùi ở trong không khí hay trong nước. Côn trùng và cua dừa tiến hóa từ những nhánh khác nhau, nhưng đều có nhu cầu nhận biết mùi trong không khí, dẫn đến việc phát triển bộ phận, đây là ví dụ điển hình của việc “tiến hóa hội tụ”.
Cua dừa thường dùng râu giống côn trùng để tăng cường khả năng tiếp nhận thông tin. Chúng có thể phát hiện mùi hương từ rất xa (ví dụ: mùi chuối, dừa, thịt thối…).

[size=3]5. Sinh sản[/size]

Mùa giao phối của cua dừa là ở các vùng đất khô ráo từ tháng 5 đến tháng 9, đặc biệt trong 2 tháng 7, 8. Hai con đực và cái đánh nhau, rồi con đực xoay con cái ra và… Quá trình này mất khoảng 15 phút. Ngay sau đó, con cái đẻ trứng và gắn vào dưới bụng. Những quả trứng được thụ tinh sẽ được cất ở đó vài tháng. Trong giai đoạn ấp trứng (tháng 10 - 11), cua cái thả trứng vào nước trong lúc thủy triều lên. Ấu trùng thuộc loại giáp xác. Người ta nói rằng tất cả công việc này được làm chỉ trong một đêm!
Ấu trùng cua dừa trôi nổi trên đại dương trong 28 ngày, và rất nhiều trong số đó bị ăn thịt. Sau đó, chúng sống ở thềm đại dương hoặc bờ biển, dùng những vỏ ốc rỗng để trú tạm tiếp 28 ngày nữa. Thỉnh thoảng chúng cũng ghé thăm đất liền. Ấu trùng đổi vỏ liên tục khi lớn dần lên, giống như các loài “mượn hồn” khác. Cuối cùng, chúng rời bỏ biển cả vĩnh viễn và mất khả năng thở trong nước. Cua con không thể tìm được vỏ sò, ốc, hến nào vừa vặn nên thường dùng vỏ dừa vỡ. Đến khi vỏ dừa cũng không phải là nơi trú ẩn nữa, chúng mới phát triển phần giáp bụng. Sau khoảng 4 năm tuổi, cua dừa có thể sinh sản tiếp. Đó là giai đoạn phát triển dài bất thường đối với loài giáp xác.



[size=3]6. Thức ăn[/size]
Các loại hoa quả, đặc biệt là dừa và sung. Chúng ăn không bỏ thứ gì, cả lá, quả thối, trứng rùa, sinh vật chết, vỏ các loài động vật khác (vì giàu canxi). Những con vật chậm chạp như rùa biển cũng trở thành miếng mồi ngon của cua dừa.
Cua dừa hay ăn trộm thức ăn từ loài khác và cất trong tổ… . Chúng leo cây dừa để ăn quả và để tránh các loài ăn thịt khác. Người ta thường nghĩ rằng cua dừa hái dừa trên cây và thả xuống đất để ăn. Nhưng thực tế chúng khoét lỗ quả dừa và ăn tại chỗ. Quả là phương pháp độc nhất vô nhị.
Kĩ thuật của cua dừa: nếu dừa còn vỏ, chúng sẽ dùng 2 càng để nạo đi, bắt đầu từ phía có ba lỗ mọc mầm đặc trưng ở cây dừa. Khi những cái lỗ đó lộ ra, cua dừa sẽ dùng càng bóp nát. Sau đó, chúng xoay lại và dùng càng nhỏ để lôi cùi dừa ra. Công đoạn cuối cùng là làm vỡ thành từng mảnh nhỏ cho dễ ăn.



[size=3]7. Nơi sống, phân bố[/size]
Chúng sống ở các hang sâu hoặc kẽ đá, tùy thuộc vào địa hình. Cua đào tổ ở trong cát hoặc đất tơi xốp. Suốt cả ngày, chúng ẩn mình đi, tránh kẻ thù và sự mất nước. Tổ cua dừa có chứa các sợi dừa rất chắc chắn, lót làm ổ. Dân địa phương thường thu nhặt về để làm đồ thủ công. Khi nghỉ ngơi trong tổ, cua dừa lấp lối vào bằng càng để tạo ra độ ẩm cần thiết trong tổ, giúp nó có thể thở được. Ở những khu vực có nhiều cua dừa, chúng ra ngoài vào ban ngày (đặc biệt là khi trời nồm hoặc có mưa), vì có lợi thế tìm kiếm thức ăn và dễ hô hấp. Nhiều khi người ta tìm thấy chúng sống sâu 6 km trong đất liền. Cua dừa sống trong khu vực từ Ấn Độ Dương cho tới trung tâm Thái Bình Dương. Đảo Christmas là nơi chúng sống đông đảo nhất. Chúng còn sống ở quần đảo Seychelles, Glorioso, Astove, Assumption, Cosmoledo. Nhưng tại các quần đảo trung tâm, chúng đã tuyệt chủng . Chúng còn sống ở quần đảo Andaman và Nicobar ở vịnh Bengal. Ở các đảo thuộc lãnh địa của Anh (BIOT), chúng được bảo vệ nghiêm ngặt, với mỗi con cua dừa bị bắt hoặc ăn thịt, sẽ phải nộp phạt $ 3000.
Theo nhiều nhà nghiên cứu, ấu trùng cua dừa trong 28 ngày không thể di chuyển đến các đảo vì khoảng cách quá xa. Có lẽ cua con bám vào các vật thể trôi dạt “đi nhờ”. Nhiều đảo trong tầm với của cua dừa thì lại không có con nào, như là ở Indonesia hay New Guinea. Đó là do người ta đã săn bắt cua dừa đến tuyệt chủng. Bây giờ chúng còn xuất hiện ở vườn Quốc gia Hải dương Wakatobi ở Sulawesi, Indonesia.



[size=3]8. Với con người[/size]
Loài cua với hình dáng to lớn và sức mạnh ghê người này có một vị trí đặc biệt trong nền văn hóa của nhiều dân tộc. Người dân thường dùng con vật này để bảo vệ cây dừa. Chúng không được nuôi giống, nhưng được bán như thú nuôi (ở Tokyo). Lồng sắt phải rất chắc chắn để cua không thể trốn thoát. Ở các đảo ở Thái Bình Dương, người ta ăn thịt cua, coi đó là thuốc “bổ dương” và mùi vị rất giống tôm hùm. Phần ngon nhất của cua cái là ổ bụng và trứng. Mỗi đảo lại có một công thức chế biến khác nhau, ví dụ nấu trong sữa dừa. Dù cua dừa không độc, thức ăn nó ăn vào có thể gây ngộ độc (ví dụ các loài cây chứa độc tố toxin). Độc tố này giống như của con cá nóc Nhật Bản. Nói chung, cua dừa không phải là một loài nổi trội cho lắm nên không được buôn bán nhiều. Trẻ con chơi đùa với cua dừa bằng cách đặt những ngọn cỏ ướt trên cây dừa. Khi con cua dừa trèo xuống, chạm vào cỏ, nó nghĩ rằng đó là mặt đất nên thả người, ngã nhào xuống đất .

[size=3]9. Bảo tồn [/size]
Theo sách đỏ IUCN, không có đủ thông tin cho thấy cua dừa bị đe dọa tiệt chủng. Theo một số nguồn tin, số lượng cua vẫn còn nhiều, tập trung trên đảo Caroline. Nghĩa là chúng phân bố không đều. Hoạt động phát triển bờ biển đã thu hẹp môi trường sống tự nhiên của cua dừa. Cua con có thể bị chuột và lợn hay kiến vàng ăn thịt. Cua trưởng thành thì có ít kẻ thù hơn, chỉ bị con người săn bắt mà thôi . Thị lực của chúng rất kém, chỉ có thể nhận biết kẻ thù bằng rung động trên mặt đất.
Nói chung, dân số đông đã tác động tiêu cực đến số lượng cua dừa. Chỉ ở một số khu vực, cua dừa được bảo vệ, với một lượng nhỏ để sinh sản phát triển nòi giống
[size=2]Kẻ thù của cua dừa
[/size]

[size=1]Cua dừa trong tự nhiên[/size]


[size=2]Thức ăn chính của cua dừa là cơm dừa, trái cây, lá, rễ cây, kể cả vỏ sò, xác chết động vật, ăn các loài động vật sống chậm chạp, không có nhiều khả năng trốn chạy như rùa biển. Chúng cũng có kinh nghiệm bắt được cả loài chuột để ăn thịt. Thông thường cua dừa giành thức ăn lẫn nhau, và kéo lương thực cướp được về hang của mình để thưởng thức một cách an toàn.[/size]

[size=2]Cua dừa sống khá kín đáo, thường ẩn mình trong các hang đá ban ngày để tránh kẻ thù và tránh thoát hơi nước, đêm đến mới ra khỏi hang kiếm ăn.[/size]

[size=2]Với thể xác to lớn, cặp càng khoẻ như gọng kìm, cua dừa trưởng thành gần như không có những kẻ thù từ môi trường tự nhiên, trừ con người. Thịt cua dừa cực kỳ ngon, ở phần “bụng nhện” là lớp mỡ tích tụ từ chất béo của dừa, khi hấp lên trở thành một khối dẻo màu cacao, dùng chấm bánh mì ăn béo ngậy như phômai. Phần thịt cua chắc nịch, ngọt đậm, chế biến kiểu gì ăn cũng ngon. Một con cua dừa đạt trọng lượng 2kg thường mất đến 20 năm, trong khi đó cua dừa lại có thị giác rất kém, vì vậy rất dễ bị con người săn bắt. [/size]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)