Lương y Nguyễn Công Đức cho biết, mùi khai của quả nhàu có thể làm bạn khó chịu nhưng trên thực tế nó có rất nhiều công dụng trong việc bảo vệ sức khỏe của con người.
[justify]Nhàu phơi khô hay dùng tươi đều là vị thuốc chữa các bệnh cao huyết áp, nhuận tràng, băng huyết, nhức mỏi, đau lưng, tiểu đường, mụn nhọt. Rễ cây nhàu xắt nhỏ, phơi khô, nấu nước uống hàng ngày (30g đến 40g) thay nước trà trong vài tháng liền sẽ chữa được bệnh cao huyết áp; nếu đem ngâm rượu, sau một vài tháng lấy ra mỗi ngày uống một vài ly nhỏ sẽ chữa được bệnh nhức mỏi.[/justify]
[justify]Tăng cường hệ miễn dịch: Trái nhàu có tác dụng sản xuất những tế bào T có vai trò quan trọng trong việc đề kháng các tế bào lạ hoặc những dị ứng lạ cho cơ thể con người, thậm chí cả tế bào ung thư, giúp các tế bào này tăng cường, làm cho các tế bào khác mạnh mẽ lên, các tế bào lạ bị tiêu diệt dần dần.[/justify]
[justify]Loại bỏ độc tố: Tăng khả năng hấp thụ, tiêu hóa, sử dụng vitamin, thảo dược và khoáng chất. Có khả năng chống oxy hóa cao giúp ngăn chặn sự hủy hoại những gốc tự do[/justify]
[justify]Chống viêm: Trái nhà có tác dụng trong việc chữa cá bệnh liên quan đến cơ và khớp như bệnh viêm khớp, hội chứng nhức xương cổ tay, giảm đau và giảm sưng vết thương với triệu chứng như vết thâm tím, căng da và bỏng. Hiệu quả trong việc chữa trị vết loét và ngừa phát ban.[/justify]
[justify][/justify]
[justify]Hen suyễn: Nước cốt trái nhàu giúp người bị hen suyễn bớt cơn hen, tránh dị ứng mà người hen thường bị (như bụi, khói, phấn hoa… )[/justify]
[justify]Giảm đau: Trái nhàu có tác dụng chữa những cơn đau trong cơ thể như: đau lưng, cổ, đau cơ, thần kinh và những cơn đau như căng thẳng, đau nửa đầu. Có thể nói nước trái nhau được sử dụng như một loại thuốc giảm đau mà không có tác dụng phụ nào cả.[/justify]
[justify]Giảm cân: Uống nước cốt trái nhàu sẽ khiến bạn không thèm ăn, giúp bạn giảm cân hiệu quả.[/justify]
[justify]Cải thiện hệ tiêu hóa: Vị chua của trái nhàu khi ép làm tăng sự co bóp cơ trơn ở trong ruột, giúp cho sự đẩy phân ra ngoài. Khi bị táo bón, thay vì uống thuốc nhuận tràng, bạn có thể uống trước 2 muỗng nước cốt trái nhàu, việc đi cầu sẽ rất dễ dàng do sự tăng co bóp của ruột.[/justify]
[justify]Trị mụn cóc: Dùng trài nhàu non, giã nhuyễn và đắp lên mụn cóc và băng kín lại. Mỗi ngày thay một lần và đến ngày thứ 7 thì mụn cóc lồi lên và bạn có thể loại bỏ được mụn cóc.[/justify]
[justify]Chữa đau nửa đầu: Nước ép của trái nhàu có tác dụng chữa đau nửa đầu rất hiệu quả.[/justify]
[justify]Phòng ngừa bệnh tim mạch: Nước ép trái nhàu tăng cường cholesterol tốt và giảm cholesterol xấu, thông thoáng các mạch máu, bền thành mạch, giảm huyết áp….[/justify]
[justify]Theo kinh nghiệm dân gian, người ta còn dùng rế trái nhàu. Ngoài ra, trái nhàu non có thể thay thế cho rể, có thể thái nhỏ phơi khô, xao vàng nấu nước uống. Nó có giá trị giống với tác dụng của rễ: giảm đau, hen suyễn[/justify]
[justify]Uống bao nhiêu là đủ:[/justify]
[justify]- Đối với những người khỏe và trẻ tuổi nên uống mỗi ngày khoảng 30ml.[/justify]
[justify]- Đối với người lớn tuổi hơn, uống 60ml mỗi ngày, buổi sáng và cuối chiều.[/justify]
[justify]- Nếu bắt đầu chữa bệnh bằng nước ép từ quả nhàu, tháng đầu tiên nên uống khoảng 160ml/ngày.[/justify]
[justify]- Người bị chấn thương đột ngột hoặc bị giải phẫu nên uống 180-240ml/ngày, sau đó uống đều đặn từ 90-120ml/ngày.[/justify]
[justify]- Những người mắc những bệnh nguy hiểm như ung thư, tiểu đường nên uống thường xuyên từ 18-240ml/ngày.[/justify]
[justify]Các bộ phận của cây nhàu được dùng làm thuốc là rễ, quả, lá và vỏ cây. Trong đó, rễ nhàu thường được sử dụng nhiều hơn cả. Người ta đào một phần rễ của cây nhàu, rửa sạch đất cát, thái lát mỏng, phơi hoặc sấy khô để làm thuốc. Các bộ phận khác thường được dùng tươi.
Cách dùng: Xay nhuyễn trái nhàu chín (cả hạt) , ép lấy nước cốt uống mỗi ngày 3 lần.[/justify]
[justify]Lưu ý: Uống nước ép từ quả nhàu ngay khi bụng còn đói.[/justify]