[justify]Gần đây, cư dân Facebook đang chuyền tay nhau một đường link về cụ Huệ ở quận 6 (TP.HCM) với cái chân bị tật nguyền và hoàn cảnh rất đáng thương. Mọi người đều cảm thấy thương cảm cho hoàn cảnh của cụ. Sau đó, một số teen Sài Gòn đã kêu gọi bạn bè trên Facebook đến thăm cụ, và chúng tớ cũng đã đi cùng các bạn.
Tấm ảnh trên Facebook về hoàn cảnh của cụ Huệ.
Rất nhiều like và comment của bạn trẻ Sài thành.
Đến thăm nhà cụ Nguyễn Thị Huệ (sn 1923), hiện trú tại quận 6, TP.HCM, chúng tớ thấy năm nay cụ đã xấp xỉ 90 tuổi mà vẫn phải sống đơn độc một mình trong cảnh không nhà, không cửa, không người thân, thật không khỏi khiến người khác chạnh lòng.
[/justify]
Cụ Huệ, người đàn bà tảo tần suốt gần 90 năm vẫn chưa được ngừng nghỉ.
Con hẻm nhỏ xíu và tối mịt dẫn vào nhà của cụ.
[justify]Cây già 89 năm trơ trọi giữa đời
Mấy chục năm về trước, cụ Huệ cũng từng có một căn nhà nhỏ sống tạm qua ngày. Thời đó, nhà cụ cũng nghèo lắm đến độ miếng cơm, miếng nước còn phải chật vật đong đếm sao cho đủ miệng ăn. Nhưng ít ra lúc ấy, cụ vẫn còn chồng, còn đứa con trai và ba chị em gái sống nương tựa lẫn nhau. Nguồn thu nhập chính của cả gia đình gần như là chỉ trông mong vào đôi bàn tay tảo tần sớm hôm của cụ. Chồng thì cứ ốm đau, bệnh tật miết, con thì còn nhỏ.
Đến lúc gánh nặng trên đôi vai gầy không trụ được nữa, cụ Huệ quyết định bán đi căn nhà dùng để trả nợ và dành một ít giúp trang trải sinh hoạt qua ngày. Nhưng cũng vì lý do đó mà khiến mọi người trong gia đình của cụ phải li tán, mỗi người một nơi, cốt mong sao cuộc sống sẽ được cải thiện. Ai ngờ đâu, chồng và con lại đi đến chục năm trời mà không thèm quay lại thăm cụ lấy một lần.
[/justify]
[justify]Một mình cụ Huệ lang thang nay đây mai đó ở khắp Sài Gòn với cọc vé số trên tay. Cụ rong rủi từ lộ lớn cho tới hẻm nhỏ, từ buổi sáng cho đến tối mịt mới về nhà. Đến nay đã được mấy chục năm, tóc cụ đã bạc phơ theo năm tháng. Cụ kể: "Chồng và mấy người chị gái đã chết gần chục năm, con trai cũng ngoài 60, còn mấy đứa cháu năm nay bà đoán phải ngoài 20 tuổi rồi. Tôi biết chúng nó đang sống ở quận 8, nhưng vì già yếu nên chẳng thể đi thăm tụi nó". [/justify]
[justify]Cứ nhắc tới con, tới gia đình, cụ liền than buồn, trách phận, trách đời vì sao không cho cụ chết quách đi cho xong để khỏi phải vướng bận. Nhiều đêm cụ thức đến tận 2, 3 giờ sáng chỉ để nhớ tới chồng con và các cháu của mình. Hỏi cụ có bao giờ cụ trách vì sao con cháu không tới thăm không, cụ im lặng hồi lâu rồi nói với đôi mắt ươn ướt: "Bên gia đình đó cũng nghèo như tôi chứ có khá giả lắm đâu. Mỗi tháng chúng nó gửi cho tôi một, hai trăm nghìn dằn túi, nhưng già rồi, ăn uống có bao nhiêu".[/justify]
[justify][/justify]
[justify][/justify]
Bát mì gói của cụ vẫn còn đang ăn dở khi chúng tớ đến thăm.
Toàn bộ những vật dụng hằng ngày.
Căn nhà bé xíu.
Túi bánh mì do cụ nhặt nhạnh mang về để dành.
[justify]Tai họa làm thay đổi cuộc đời [/justify]
[justify]Vào năm 2011, một biến cố khác đã ập đến khiến cuộc sống của cụ đã khó khăn thì nay lại càng éo le hơn. Lúc cụ đang đi bán vé số thì bỗng nhiên phía trước có một chiếc xe máy va phải làm cụ ngã khụy. Cụ cố đứng dậy thì mới phát hiện chân phải của mình đã bị gãy xương chi dưới. Cụ được người dân quanh đó đưa đi cấp cứu.[/justify]
[justify]Toàn bộ tiền viện phí, thuốc thang và cả tiền sinh hoạt trong suốt mấy tháng trời nằm một chỗ do không thể buôn bán đã được các bác sĩ, y tá và hàng xóm xung quanh mỗi người tích góp được hơn 1 triệu mang đến biếu cụ. Nhưng lúc trước do không đủ tiền và kịp thời băng bó nên đã khiến xương của cụ bị lệch đi thấy rõ. Bây giờ cụ chỉ có thể đứng lên, ngồi xuống chứ không thể đi lại, bác sĩ bảo cụ phải chịu cảnh tật nguyền như thế suốt đời.[/justify]
Chiếc chân bị tật nguyền suốt đời của cụ sau vụ tai nạn trớ trêu.
Chúng tớ trò chuyện với cụ hồi lâu thì một nhóm các bạn trẻ sau khi xem tin trên mạng đã mang bánh, sữa đến biếu cụ.
Buổi tối hôm đó trời mưa nên vé số còn dư rất nhiều. Các bạn đã tranh thủ mua giúp cụ mấy tờ.
Một số bạn biếu cụ ít tiền dành dụm để mua sữa, thuốc thang.
Các bạn đến rất đông, đến độ không có chỗ ngồi. Nhưng cũng chính vì thế mà cụ đã cảm động trước tình cảm của mọi người dành cho cụ.
[justify]Gặp những con người cưu mang[/justify]
[justify]Biết được hoàn cảnh, cô Phánh cùng với mẹ của mình vốn là hàng xóm cũ trước đây của cụ, đã quyết định chăm sóc cho cụ chứ không nỡ để cụ một mình không ai trông nom. Trong khi đó, gia đình cô Phánh cũng khó khăn, chật vật, nhà lại đi thuê 300.000 một tháng chứ chẳng khấm khá gì. Cái hiên nhỏ xíu ở trước cửa rộng chưa tới 2m vuông đã được cô Phánh căng thêm vài tấm giấy bạc, túi nilong, bày thêm cái ghế bố dài ngoài trước làm thành căn nhà nhỏ cho cụ sống.[/justify]
[justify]Không có tiền mua xe lắc để tiện việc di chuyển, bà đành nhờ cô Phánh mỗi ngày đẩy ra đầu hẻm ngồi bán vé số. Mấy hôm trời nắng, cụ có thể kiếm được tầm 20.000 - 40.000 tiền lời, còn trời mưa thì ngày bán một ngày được tầm 10 mấy tờ. Rồi cụ để tiền thừa đấy tích góp từ từ, hàng tháng gửi lại cho cô Phánh một ít xem như là tấm lòng và ý muốn phụ giúp để cô Phánh không phải nặng gánh gia đình, mà còn lây luôn cả cái thân già. [/justify]
[justify]Như muốn tìm cho bà một chút hy vọng hay niềm vui nhỏ nhoi, chúng tớ hỏi thử bây giờ bà có mong ước điều gì không, bà liền lắc đầu rồi bảo: "Già thế này rồi còn biết ước cái gì! Muốn nhanh đoàn tụ với ông bà để khỏi vướng bận người ta. Giờ chỉ mong những ngày còn lại yên vui trong cái tình làng, nghĩa xóm" - cụ nói trong vui vẻ.[/justify]
Bà cụ ngồi ở góc bên phải là mẹ của cô Phánh, người đã cưu mang và Hiền về nhà mình chăm sóc.
May mắn thay mỗi khi trái gió trở trời bà không bị đau nhức gì cả.
Chiếc xe lăn cụ được một người hảo tâm mang đến tặng cách đây vài hôm.
Mong sao sau này cụ sẽ sống thật vui vẻ, hạnh phúc bên những người mãi mãi không quên được cụ.
[justify]Đây là địa chỉ nhà của cô Phánh, nơi cụ Huệ sống tạm, nếu bạn nào có thời gian thì hãy đến thăm cụ nhé: 751/5K Hồng Bàng, phường 6, quận 6, Tp.HCM.[/justify]