Tất nhiên là bị ai đó ghét là cảm giác không hề dễ chịu, nhưng tớ thấy mình chẳng nên làm ngơ. Và tớ tin, không chỉ có một người như vậy nói ra nhiều bức xúc như thế. Mình có thể thay đổi được những cái xấu mà họ nêu ở đây không nhỉ? Đáng tiếc, tớ lại thấy những gì họ bực mình lại là sự thật. Không biết mọi người thấy sao nhỉ?
Tớ dịch lại từ bài viết này và mọi người hãy cũng đọc nhé.
Nguồn:
http://travelvice.com/archive/2007/10/reasons-to-hate-vietnam.php
Những lý do để ghét Việt Nam
Ôi, Việt Nam, sao tôi ghét đất nước này như thế… Để tôi liệt kê vậy…
1. Tôi ghét sự gian dối ở Việt Nam
Tôi thật mệt mỏi bởi bị lừa lọc. Nó giống như trở thành một thói quen lừa lọc của người dân xứ này.
Tôi bị lừa khi tôi hướng dẫn cho người lái xe bus đưa chúng tôi từ sân bay tới một khách sạn cụ thể (nơi mà người ta phải giật mình bởi tòa nhà tôi muốn tới tại địa chỉ đó, lại được khẳng định là đã hết chỗ, nhưng họ sẽ đưa chúng tôi đến một nơi khác ở một cái góc loanh quanh nào đó. ) Tôi bị lừa khi nhận lại một chiếc ba lô thừa bị bỏ quên ở khách sạn Hà Nội, cùng với việc một nhân viên cứ cố moi ở tôi 30$ cho việc giữ đồ trong vài ngày đó. Chúng tôi bỏ đi và không chi trả gì hết.
Tôi thường bị lừa như một kẻ ngốc, thật đơn giản bởi những ngón nghề vớ vẩn tầm thường. Như là lúc tôi mua mấy tấm thiệp hay hay ở một cửa tiệm nhỏ ngoài khu dành cho du lịch. Tatiana có hỏi cách làm những tấm thiệp đó, và người phụ nữ bán hàng đã ra hiệu rằng do chị ta tự làm bằng một con dao. Hoàn toàn bịa đặt, bởi tôi thấy được hầu như cả những vạch in còn lại từ máy laser khi thiệp được sản xuất với số lượng tương đối. Có vẻ cô ta cũng làm những mã vạch đằng sau tấm thiệp khá đấy chứ?
Lừa đảo. Thật quá nhiều người lừa đảo.
2. Tôi ghét kiểu nói thách giá ở Việt Nam
Mặc dù ở nhiều nước khác cũng phổ biến, nhưng giá cả dành cho người nước ngoài thay đổi xoành xoạch thể hiện rõ nhất ở Việt Nam. Cùng một chuyến đi, khách du lịch phải trả 100 ngàn đồng, hãy hỏi một người Việt Nam ngồi cạnh thì họ trả có 80 ngàn đồng. Tôi có mặc cả khi mua hoa quả, nhưng cái giá cuối cùng tôi trả vẫn cứ cao gấp đôi so với gánh hàng bán bên cạnh, bởi người bán đã thổi phồng giá gốc lên 400%
Hầu hết người nước ngoài được coi là mục tiêu cho họ cơ hội. Theo lời ông Nguyễn Hữu Việt, trưởng phòng bộ phận du lịch Hà Nội, bán thách giá cho du khách nước ngoài không hẳn là một kiểu lừa lọc, nhưng nó là một phần "văn hóa".
Đây là một trích dẫn về bài báo "Giá cả không hề ổn định"
"Khách du lịch người Mỹ và người Nga rất hào phóng, nhưng hào phóng nhất vẫn là khách hành từ Nhật Bản, họ hầu như không mặc cả gì hết" Thu Hương người làm việc trong một sạp lưu niệm nhỏ ở phố cổ nói. "Thậm chí với cái giá tăng gấp 10 lần, khách hàng người Nhật vẫn coi vậy là rẻ. Nhưng người Ý hay Đức họ chỉ xem và cười."
Vô tư hơn nữa với khách du lịch được coi là "gà béo", đây là một từ lóng dành cho những người mua phải cái giá 100$ cho một chiếc đồng hồ nhái Rolex của Trung Quốc trị giá chỉ 10$ hoặc 40$ cho một chuỗi hạt ngọc trai nhân tạo chỉ với giá 15$.
"Thành thật mà nói tôi không quan tâm lắm tới những tiệm lưu niệm hay là hoa quả khi họ cố lấy thêm chút tiền từ khách nước ngoài, việc mặc cả hàng hóa giống như một phần của trò chơi vậy" - Daniel Lewenstein luật sư người Mỹ thường qua lại và sống ở Việt Nam suốt 10 năm qua đã nói vậy. "Nhưng thực sự là rất phiền khi giá cả đã được ấn định, và người ta cứ cố tìm cách thay đổi nó, như lần trước tối tới sân bay Nội Bài, người lái taxi cứ cố đòi ở tôi 280 ngàn VND cho chuyến đi vào thành phố trong khi giá đề rõ trên biển là 150 ngàn đồng".
—
Vì bài quá dài và tớ cũng chẳng rảnh lắm, nên tớ dịch từng phần, đọc ít ít thấm nhiều hơn ^^ Nhờ!