Tin tức - pháp luật 2013-06-23 09:54:22

Cuộc sống như tù binh trong "cơ sở ngược đãi"


[size=medium]Bữa sáng của công nhân chỉ có mì tôm, trưa và chiều ăn cơm với cá khô chiên. Khi ngủ họ bị khóa trái cửa nên có người đã phải gỡ tấm tôn trèo lên mái nhà để đi vệ sinh…[/size]
[size=medium]  [/size]

[size=medium]Việc anh Rót chết đuối khi cố đào thoát khỏi "cơ sở ngược đãi" của ông Phong đang được điều tra - Ảnh: Nguyệt Triều[/size]

[justify][size=medium]Ngày 21/6, Chánh văn phòng UBND huyện Dầu Tiếng Nguyễn Công Nhân cho biết đã chỉ đạo công an huyện nhanh chóng điều tra cơ sở gỗ Tấn Phong về những dấu hiệu ngược đãi lao động và trách nhiệm của chủ cơ sở là ông Trần Tấn Phong (51 tuổi) trong vụ "đào thoát" chết người xảy ở hồ Cần Nôm.[/size][/justify]
[justify][size=medium]Theo điều tra ban đầu, hầu hết lao động làm tại cơ sở không có hồ sơ tuyển dụng và chưa ký kết hợp đồng lao động. Tất cả công nhân đều được nhận vào làm thông qua môi giới từ TP HCM với mức phí 500.000- 800.000 đồng. Số tiền này sẽ được cơ sở trừ vào lương của họ. Trong suốt thời gian làm việc, công nhân không được tự do ra vào cơ sở. Họ được chủ hứa trả lương 2,5 triệu đồng mỗi tháng nhưng mọi sinh hoạt, lưu trú ăn ở tại cơ sở Tấn Phong đều bị chủ khóa cửa ra vào.[/size][/justify]
[justify][size=medium]Cơ quan điều tra đã thu thập các chứng cứ liên quan đến cái chết của công nhân Bồ Sơn Rót (tức Danh Si Ni) ở hồ Cần Nôm. Bước đầu, chủ cơ sở gỗ đã hỗ trợ cho gia đình nạn nhân 25 triệu đồng. “UBND huyện chỉ đạo Thanh tra thành lập tổ công tác kiểm tra toàn diện đối với cơ sở này để có biện pháp xử lý theo quy định”, vị chánh văn phòng nói.[/size][/justify]
[justify][size=medium]Làm việc với nhà chức trách, ông Trần Tấn Phong cho biết khoản tiền chi cho người môi giới mà công nhân phải chịu là hoàn toàn hợp lý. Chủ cơ sở phủ nhận tất cả cáo buộc cho rằng ông có hành vi bóc lột sức lao động của công nhân.[/size][/justify]
[justify][size=medium]“Thịt cá vợ tôi mua hàng chục kg để trong tủ lạnh chế biến cho công nhân ăn. Mới đây có phụ nữ đến làm mà không có quần áo mặc, vợ chồng tôi đã lái xe ra chợ mua một lúc 2 bộ giá hơn 150.000 đồng cho cô ấy. Lo chu đáo thế, không thể nói chúng tôi bóc lột”, ông Phong nói. Tuy nhiên, chuyện này được nữ công nhân cho biết vợ chồng ông Phong đã trừ số tiền mua quần áo vào lương.[/size][/justify]
[justify][size=medium]Các công nhân cho hay, bữa cơm của họ thông thường là cá khô chiên, còn muốn ăn rau thì tự hái rau muống dọc bờ hồ. Trong quyển sổ ghi chép tiền nợ của công nhân, khẩu phần ăn sáng chỉ độc nhất món mì gói được tính giá 6.000 đồng, muốn ăn công nhân phải tự đun nước pha chế.[/size][/justify]
[justify][size=medium]Chị Lưu Thị Đẹp (31 tuổi, dân tộc Kh’me) là người làm lâu nhất tại cơ sở gỗ Tấn Phong kể, những người vào làm chủ yếu là người dân tộc Kh’me và hầu hết không được học hành. Trong suốt thời gian làm việc ở đây, chị không nhớ có bao nhiêu lượt công nhân phải bỏ trốn trong đêm hay bất kể giờ giấc nào gia đình ông Phong sơ hở.[/size][/justify]
[justify][size=medium]Ông chủ quy trách nhiệm, cứ có người bỏ trốn là vợ chồng chị Đẹp bị trừ 500.000 đồng, coi như nộp thay họ số tiền đã trả cho người môi giới. Để lao động không thể bỏ trốn, ông Phong quy định không được xài tiền, điện thoại, ban đêm ngủ bị khoá cửa, công nhân muốn đi vệ sinh phải tranh thủ đi trước. Cuộc sống của họ trong khu xưởng giống như tù binh. Có lần nam công tên Long (đã làm việc được hơn 2 tháng) bị đau bụng bất ngờ lúc nửa đêm, không thể mở cửa đi vệ sinh nên phải cạy tôn, trèo lên mái nhà "giải quyết".[/size][/justify]
[size=medium][/size]

[size=medium]Ông Trần Tấn Phong: "Tôi không ngược đãi công nhân" - Ảnh: Nguyệt Triều[/size]

[justify][size=medium]"Sáng sớm biết chuyện, ông Phong đá anh Long 2 cái, buộc bồi thường cho tấm tôn 4 triệu đồng. Đêm sau, sợ không có tiền đền nên anh Long đã bỏ trốn, bỏ luôn 2 tháng làm việc không lương. Ông Long hay tin còn vui mừng vì tấm tôn giá chỉ vài trăm nghìn đồng, vẫn lợi hơn 2 tháng lương không phải trả", chị Đẹp kể.[/size][/justify]
[justify][size=medium]Còn với gia đình anh Lý Vũ Phong, vợ anh có bầu 5 tháng vẫn phải khuân vác, đóng ba lét gỗ. Riêng 2 con nhỏ của anh thì lau dọn nhà cửa cho ông chủ vì được hứa trả công 500.000 đồng mỗi tháng.[/size][/justify]
[justify][size=medium]Cũng theo anh Phong, khi anh Rót vào làm đã bị ông Phong thu điện thoại. Ngày anh Rót chết đuối, công an kiểm tra thì danh bạ điện thoại đã bị xoá sạch. Phải mất mấy hôm cơ quan chức năng mới liên lạc được với gia đình nạn nhân thông báo sự việc.[/size][/justify]
[justify][size=medium]Ngay sau khi xảy ra chuyện anh Rót chết đuối khi cố đào thoát khỏi cơ sở, các công nhân chứng kiến sự việc đã được ông Trần Tấn Phong căn dặn "khi khai với công an phải nói 2 công nhân thi bơi dẫn đến chết đuối". Tuy nhiên, các công nhân đều đã tường trình đầy đủ vụ việc với cơ quan điều tra. Sợ bì trả thù, tất cả đều không dám quay lại làm việc, dù cơ sở vẫn còn thiếu họ nhiều tháng lương.[/size][/justify]
 
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)