[size=1]Cuộc trốn chạy nghẹt thở lúc nửa đêm[/size] [size=2] Lọt vào "động quỷ", sống trong hoàn cảnh trớ trêu và quá nguy hiểm nhiều đứa trẻ đã rất sợ hãi. Cuối cùng chúng đã "đào tẩu".[/size]
Tự mình thoát khỏi "động quỷ".
[justify]Biết tôi làm báo nên sau này có bất cứ chuyện gì người ở quê cũng tìm cách cho hay. Vụ mà tôi can thiệp đầu tiên là vụ trốn chạy của ba em Tự, Chơn, Mạnh khỏi xưởng may NL ở quận 12 (TP.HCM) vào một sáng giữa tháng 3-2008.[/justify]
Những bạn trẻ trốn thoát vẫn còn đầy vẻ sợ hãi (ảnh chụp tại ngã tư Bình Phước).
[justify]
Giải thoát[/justify]
[justify]Xưởng may Q là một tòa nhà bốn tầng với bề ngang chưa đầy 4m lại có thể chứa được hàng trăm nhân công làm việc quần quật cạnh đống vải vụn, trong tiếng ồn ào của máy móc. Những đứa trẻ quê tôi cắm mặt vào máy may từ 7g sáng đến tận 11g đêm mỗi ngày. Cả ngày chỉ được ít phút vào giờ ăn trưa và tối mới có thể đi từ chỗ làm đến bàn ăn. Ăn xong lại quay về bàn may.[/justify] [justify]Trước tết, tôi đến thăm các cháu tại xưởng may Q. Một quản đốc của xưởng may cho biết có đến hơn một nửa trong số gần 70 nhân công gốc gác từ quê tôi đã trốn bằng nhiều cách khác nhau. Có người xin ra ngoài chiều chủ nhật rồi trốn luôn, người không ra được thì leo cột điện lúc nửa đêm…[/justify] |
[justify]Tôi lập tức chạy đến vòng xoay chân cầu vượt. Tại đó, giữa hàng trăm người qua lại, tôi vẫn dễ dàng nhận ra ba đứa trẻ cần mình giúp đỡ bởi vẻ ngơ ngác, hoang mang của chúng. Ba cái tên mà tôi được cho hay là Dương Thị Chơn, Dương Văn Tự là hai anh em, còn cô gái tên Mạnh là một người trong xóm.[/justify]
[justify]Trong tư thế kẻ trốn chạy, lũ nhỏ ngơ ngác, sợ sệt và cảnh giác cao độ với người lạ. Tôi hỏi câu nào cả ba cũng chỉ nhìn nhau rồi lắc đầu tỏ vẻ không tin tưởng. Bí quá tôi phải hỏi: “Các em muốn lên Bù Đăng, Bình Phước phải không?”. Khi đó, ánh mắt của các em mới có vẻ tin tưởng hơn. Nhưng sự rụt rè vẫn còn bởi các em sợ chính những tay quản công ở các xưởng do tiếp xúc nhiều nhân công là người Cao Lan cũng có thể học lóm được đôi ba câu giống vậy.[/justify]
[justify]Cho tới khi những lời giới thiệu về tôi trùng khớp với thông tin mà các em biết thì câu chuyện mới bắt đầu. Ấy là đầu năm 2008, cả ba vào làm cho chủ xưởng may NL (Q.12, TP.HCM). Ở đó, mỗi ngày các em phải làm việc tới 11g đêm và tăng ca thì hơn 2g sáng.[/justify]
[justify]Ngày tiếp ngày như thế, chúng bị nhốt giữa bốn bức tường nhà, chủ xưởng không cho ra ngoài vì sợ trốn đi. Cuối cùng, hai chị em Dương Thị Chơn, Dương Văn Tự bàn bạc với một cô bạn tên Mạnh cùng xóm Đồng Bụt (xã Đèo Gia, Lục Ngạn, Bắc Giang) tìm cách bỏ trốn khỏi xưởng may.[/justify]
[justify]Để trốn khỏi xưởng may này, vào lúc sáng sớm khi mọi người còn chưa thức thì ba cô cậu đã từ bên trong leo rào, trèo qua cột điện rồi nhảy xuống đường vừa chạy bộ vừa hỏi thăm cách bắt xe buýt tìm ra ngã tư Bình Phước. Theo sự sắp đặt trước với người thân ở nhà thì tới đó sẽ có tôi giúp đỡ.[/justify]
[justify]Câu chuyện cứ lộn xộn vì lũ trẻ vẫn như những con nai ngơ ngác giữa đường sá Sài Gòn. Ở làng buôn chúng chỉ quen với đường rừng, núi đồi, xuống Sài Gòn thì bị nhốt trong nhà làm việc quần quật nên chẳng biết gì phố xá. Tôi bắt chuyến xe khách Sài Gòn - Bù Đăng, trả tiền trước, dặn dò tài xế đưa các em về nhà mình ở xã Đức Liễu (Bù Đăng, Bình Phước), lũ trẻ vẫn có vẻ lo lắng. Lên xe, hai cô gái vẫn khóc lóc đầy sợ hãi.[/justify]
[justify]Đúng như điều tôi lo ngại, một người bạn cùng làm đã bị chủ ép tiết lộ kế hoạch trốn thoát của ba em này. Ngay hôm sau ông chủ xưởng NL đã cử ngay hai tay sai mặt mũi bặm trợn tìm lên tận con đường trước nhà tôi để “truy lùng” những công nhân bỏ trốn.[/justify]
[justify]Mẹ tôi và người anh phải giấu ba đứa trẻ này ở dưới chòi trông ao cá của gia đình. Cả xóm cùng hỗ trợ gia đình tôi theo dõi hai kẻ “tìm công nhân bỏ trốn” cứ đi tới lui suốt ở ngoài đường.[/justify]
[justify]Mãi đến khi chiếc xe hơi của hai kẻ săn đuổi “lui quân”, lũ trẻ mới thật sự an toàn. Nỗi hoảng loạn bị truy đuổi ám ảnh các em suốt thời gian ở tạm tại nhà tôi.[/justify]
[justify]Đôi chân của Thao[/justify]
[justify]Đàm Văn Thao là cháu gọi tôi bằng chú. Thao là một trong số các em may mắn thoát khỏi cái chết bi thảm như Mạnh ở xưởng may Q.[/justify]
[justify]15 tuổi, ăn xong cái tết năm 2009, Thao xin bố mẹ đi làm công nhân may tại xưởng Q. Làm chưa được bao lâu thì Thao cùng nhiều nhân công khác bắt đầu mắc bệnh phù nề đôi chân, căn bệnh mà Mạnh ngày xưa từng mắc phải.[/justify]
[justify]Lúc đó Thao cũng như nhiều em bị bệnh chỉ biết âm thầm chịu đựng. Bệnh ngày một trở nặng, đến giữa tháng 11-2009 Thao và người em họ là Đàm Thị Thái không thể lê lết lên xuống cầu thang tại xưởng may được nữa. Ngồi một chỗ nhưng vẫn phải may như chúng bạn. Bởi Thao cùng Thái vẫn cố gắng làm việc cho hết tháng 12 để được chủ thanh toán tiền công một năm làm việc. Nếu bỏ việc dù chỉ thiếu một ngày thì chúng sẽ bị cho là phá hợp đồng, về quê mà không được xu nào dính túi.[/justify]
[justify]Đến sáng 28-11, bố Thao gọi điện nhờ một người cùng quê tên Quang đến xưởng may Q xin chủ xưởng cho Thao về quê chữa bệnh. Tôi và anh Quang lập tức ghé qua xưởng may Q xem tình hình ra sao. Thì ra tại đây có tới năm đứa trẻ đều bị chứng bệnh phù nề đôi chân không rõ nguyên nhân, không được chữa trị.[/justify]
[justify]Hai chân Thao giờ đã phù nề sít chặt vào nhau. Chẳng những không cho Thao về quê chữa bệnh mà vợ chồng chủ xưởng Q còn luôn miệng chê bai Thao làm việc kém, chậm chạp. Mãi sau khi chúng tôi làm to chuyện, buộc họ cho Thao về và phải thanh toán tiền công thì chủ xưởng mới quẳng ra 2 triệu đồng trả cho 11 tháng lao động cật lực của đứa trẻ 15 tuổi. Cầm trên tay 2 triệu đồng, Thao bối rối đẩy cho chúng tôi giọng run rẩy: “Chú đếm đi, con không biết đếm…”.[/justify]
[justify]Lúc chở Thao ra bến xe, anh Quang hỏi: “Hay là đi máy bay về quê cho nhanh. Cho mày đi xe đò về chú không yên tâm?”, Thao hốt hoảng kêu lên: “Không. Không đi máy bay đâu. Đi rồi không biết đường xuống”.[/justify]
[justify]Chúng tôi gửi Thao cho một tài xế quen, đưa thêm cho Thao 300.000 đồng xài vặt. Đến khi về tận quê nhà số tiền ấy vẫn còn nguyên. Đó là những ngày cuối năm 2009, Thao giã từ Sài Gòn về nhà và mang theo căn bệnh mà chính vị bác sĩ trong vùng bảo ông không biết vì nguyên nhân gì nhưng nặng lắm và nếu trễ có thể Thao đã chết như Mạnh vậy.[/justify]