[justify]
[/justify]
[justify]Theo truyền thống, những cặp vợ chồng người Tidong mới kết hôn ở Sandakan, Sabah không được phép đi vệ sinh trong 3 ngày 3 đêm hoặc rời khỏi nhà vào thời điểm này. Thêm vào đó, họ chỉ được ăn uống rất ít. Sau khi trải qua giai đoạn thử thách 3 ngày, họ mới được tắm.[/justify]
Những cặp vợ chồng người Tidong mới kết hôn ở Sandakan, Sabah không được phép đi vệ sinh trong 3 ngày 3 đêm
[justify]Người đứng đầu cộng đồng người Tidong - ông Marukin Dollah cho biết họ tin rằng cặp đôi nào phá vỡ tập tục thì hôn nhân sẽ không được thuận lợi, người vợ có thể bị vô sinh hoặc đứa con chết trẻ. Chính vì vậy, để đảm bảo những cặp đôi mới cưới vượt qua thử thách, một vài người sẽ được cử đi theo dõi họ.[/justify]
Cặp đôi nào phá vỡ tập tục thì hôn nhân sẽ không được thuận lợi
[justify]Trước khi kết hôn, chú rể sẽ được khênh bằng cáng hình chiếc thuyền buồm tới nhà cô dâu. Trong đám cưới, mẹ cô dâu chứ không phải chú rể mới là người trao nhẫn.
Còn ở cộng đồng người Suluk cũng ở Sandakan, giai đoạn đính hôn chỉ kéo dài chưa đầy một tuần nhưng trong thời gian đó, cô dâu không được phép rời khỏi nhà. Theo ông Mustaffah Mohd Hassan - người đứng đầu cộng đồng người Suluk, khoảng thời gian này rất ngắn nhằm tránh những rủi ro có thể xảy đến.
Một yếu tố quan trọng trong đám cưới của người Suluk là thời gian chính xác. Nếu chú rể đến muộn thời gian định sẵn thì sẽ phải nộp phạt, thông thường là nộp phạt bằng một chiếc nhẫn.
Trước khi kết hôn, chú rể không được phép nhìn thấy mặt cô dâu và họ sẽ bị ngăn cách với nhau bởi một tấm mành. Đến khi chú rể hát một vài bài tình ca, tấm mành mới được kéo lên để cặp đôi nhìn thấy nhau.[/justify]