em xin sơ lược qua động tác "Phất thủ và vẩy tay"
ĐỘNG TÁC
Hai cánh tay đưa ra phía trước song song với nhau, tạo thành góc 30 độ, Xòe tay ra,lòng bàn tay quay về phía sau, rồi từ từ đưa hai cánh tay song song về phía sau và ngửa bàn tay lên, cùi chỏ thẳng và mềm, cổ tay trầm bàn tay quay lại phía sau xòe ra, như vẫy phía sau, bụng dưới thót, gót chân lỏng, bàn chân phải cứng bấm chặt như đứng trên đất trơn. Đây là những qui định khi tập luyện, (vẩy tay Đạt Ma Dịch Cân Kinh).
Dựa trên yêu cầu này, khi tập, vẫy tay, cơ hoành trở lên, phải giữ được trống không, buông lỏng thảnh thơi, đầu không nghĩ ngợi lung tung, chỉ chú ý vào việc tập, xương cổ cầ buông lỏng để có cảm giác đầu treo lơ lửng, mồm giữ tự nhiên (không mím môi), hít thở bình thường.
Khi vẩy tay cần nhớ (lên không, xuống có), nghĩa là do quán tính, không dùng sức đưa ra phía trước, (trên ba, dưới bẩy) là phần trên để lỏng chỉ độ ba phần khí lực, phần dưới lấy cố sức tới bẩy phần thế lực, vấn đề này phải quán triệt phải đầy đủ thì hiệu quả rất tốt.
Mắt nhìn thẳng, đầu không nghĩ ngợi gì, chỉ nhẩm đếm lần vẩy tay.
THỜI LƯỢNG
Tập như vậy khoảng 15 đến 30 phút. Có thể nhiều hơn mỗi ngày.
CÁCH THAO TÁC TẬP CỤ THỂ
- Hai cánh tay thẳng theo vai, ngón tay xòe thẳng, lòng bàn tay về phía sau.
- Bụng đưới thót lại, lưng thẳng, bụng trên co lên, cổ lỏng, đầu và miệng trong trạng thái bình thường.
- Các đầu ngón chân bám trên mặt đất, gót chân sát đất, bắp chân và cùi trỏ thẳng.
- Hai mắt chọn một điểm đằng xa để nhìn, không nghĩ ngợi lung tung, chỉ chú ý vào ngón chân bấm, đùi vững chắc, lỗ đít thót lại, miệng nhẩm đếm.
- Dùng sức vẫy về phía sau, để hai tay trở lại phía trước theo quán tính, tuyệt đối không dùng sức.
- Vẫy tay từ 300-400 dần dần đến 1000–2000- 3000 cái vẩy tay trong vòng 30 phút.
- Phải quyết tâm tập đều dặn, vẩy tay sẽ tăng dần lên không miễn cưỡng, nhưng cũng không tùy tiện tập bừa bãi, như vậy khó có hiệu quả. Bắt đầu tập luyện cúng không lên dùng sức làm tổn thương đến các đầu ngón chân. Sau buổi tập nên vỗ về (mát xa) các đầu ngón chân, tay, mỗi ngón chín lần. Nếu bạn nôn nóng mong muốn khỏi bệnh ngay mà dùng quá sức, cũng không có hiệu quả như mong muốn. nếu tinh thần không tập trung, tư tưởng bị phân tán, thì khí huyết loạn xạ, mà khong chú ý đến trên nhẹ, dưới nặng, thì càng khong co hiệu quả. Khi vẩy tay tới 600 cai trở lên, thường thường có trung tiện (đánh dắm),(đánh hơi), hắt hơi, hai chân nhức mỏi, toát mồ hôi, mặt nóng bừng bừng… đây là hiện tượng bình thường, có phản ứng là tốt, là đã có hiệu quả, đừng ngại, mà cứ tập tiếp.
Trung tiện và hắt hơi là do nhu động của đường ruột tăng lên, đẩy mạnh cơ năng tiêu hóa. Chân mỏi là do khí huyết dồn xuống cho hợp với (trên nhẹ dưới nặng). Đay là quy luật của sinh lý hợp với vũ trụ (thiên khinh địa võng).
- Bệnh gan: Do khí huyết, tạng gan không tốt, gây nên khí không thoát, tích lũy, làm cho khó bài tiết. Đương nhiên nhiên là bệnh nan y ảnh hưởng tới tất cả mật và tì vị. Vẩy tay dịch cân kinh, Có thể giải quyết vấn đề này. Nếu sớm có trung tiện (đánh rắm) là có kết quả sớm.
- Bệnh mắt: Luyện (Vẩy tay dịch cân kinh) có thể khỏi đau mắt đỏ, các chứng đau mắt thông thường, cận thị, thậm trí chữa cả bệnh đục thủy tinh thể.