Chuyện lạ 2011-12-22 00:37:54

Điểm lại những sự kiện học đường hot nhất trong năm


Đến giờ các bạn đã tìm ra được kết quả chính xác cho bài toán lớp 3 gây tranh cãi!? Nhìn lại những vụ bạo lực học đường và việc thay đổi giờ học,… của chúng mình nữa nhé!

[justify]Hội chứng Hysteria [/justify]

[justify]Hội chứng Hysteria - một căn bệnh về tâm lý, thường phát sinh ở các bạn nữ sinh có loại hình thần kinh yếu, không thăng bằng. Căn bệnh này thường xuất hiện khi chúng mình bị stress, cho dù chỉ là căng thẳng dạng nhẹ. Hiện nay hội chứng Hysteria đang xuất hiện với tần suất cực cao, lây lan ra nhiều trường cấp 3, thậm chí cấp 2 ở các tỉnh thành từ Bắc tới Nam.[/justify]

[justify]Có thể kể đến những trường hợp tiêu biểu với một số lượng lớn nữ sinh mắc phải chứng Hysteria như 87 nữ sinh trường THPT Cần Đước, huyện Cần Đước, tỉnh Long An đồng loạt bị ngất xỉu trong giờ học. Trước đó cũng có khoảng 20 học sinh ở nhiều lớp khác nhau tại trường phổ thông cấp 2 - 3, Sơn Thành (Phú Yên) cũng đồng loạt lăn ra ngất xỉu và có hiện tượng co giật. Tất cả các học sinh này đều có chung triệu chứng là mệt, mắt đứng tròng, co giật và ngất dây chuyền. Ngay lập tức, nhà trường đã phải đưa toàn bộ những học sinh này đi cấp cứu. Ở Quảng Nam, hiện tượng này cũng được xảy ra trên diện rộng gây hoang mang cho rất nhiều học sinh, phụ huynh cũng như thầy cô giáo.[/justify]




Đây là một căn bệnh mới trong học đường khiến nhiều bạn và thầy cô hết sức lo lắng.


[justify]Rồi có thể kể đến trường hợp ở Nghệ An với kỉ lục hơn 300 nữ sinh đồng loạt hét to rồi ngất trong vỏn vẹn có 8 ngày. Vẫn là những triệu chứng quen thuộc như: thấy buồn bã rồi khóc, hét to, chóng mặt, đau đầu, co giật và ngất xỉu. Ban đầu chỉ có một nữ sinh bị ngất, sau đó lan nhanh ra toàn trường.[/justify]

[justify]Ngay trong dịp này, Sở y tế, Sở GD-ĐT và các bác sỹ ở các bệnh viện tỉnh Nghệ An đã tổ chức tư vấn cho các bạn học sinh trong việc tự chăm sóc, giữ gìn sức khỏe cho chính bản thân, thi đua học tập tốt, kết hợp đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, trách gây tâm lý hoang mang.[/justify]


Hiện tượng các bạn nữ sinh ngất xỉu, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần cũng như kết quả học tập đã không còn xa lạ.


[justify]Hội chứng Hysteria thường xảy ra ở những học sinh có tâm lý không vững vàng, dễ xúc động, hay hoang mang… Bên cạnh đó, tần suất bệnh gặp ở XX nhiều hơn XY khoảng 10 lần vì do teen girl thường có hệ thần kinh nhạy cảm, nhân cách yếu, thiếu sự chịu đựng hơn các bạn trai.[/justify]

[justify]Bạo lực học đường lan rộng[/justify]

[justify]Nguyên một năm 2011 – hiện tượng bạo lực học đường vẫn là chuyện xảy ra như cơm bữa. Đáng buồn là những tin tức bạo lực học đường gây xôn xao nhất năm toàn rơi vào các trường hợp mà nhân vật chính là nữ sinh – với nhiều chiêu, nhiều trò làm nhục đối tượng bị bắt nạt, kể cả quay clip lại rồi up lên mạng. [/justify]

[justify]Phải kể đến đầu tiên là vụ “Thấy ghét là đánh” của nữ sinh lớp 9 trường THCS Trần Phú ở huyện Đức Trọng, Lâm Đồng. Nạn nhân đã bị các bạn gái đánh, xé áo, quay phim rồi tung lên mạng. Lý giải cho hành động vô văn hóa đó, các bạn của H cho rằng: “Nó nhiều chuyện nên phải đánh để dằn mặt”. Rồi còn clip nổi đình nổi đám “Đánh nhau hội đồng của học sinh trường THCS Dương Nội - Hà Đông - HN" dài 8 phút 9 giây hồi đầu năm 2011. Do mâu thuẫn cá nhân nên 3 nữ sinh lớp 8 của trường THCS Dương Nội và một học sinh bỏ học đã đánh hai học sinh cùng trường.[/justify]



Năm 2011 có rất nhiều vụ bạo lực học đường không thể tưởng.


[justify]Cùng “kịch bản” nữ sinh đánh nhau là những vụ khác xảy ra tại Hà Nội, Đắk Lắk, Quảng Ninh… Cũng là cảnh nữ sinh bị bạn đánh tàn nhẫn, xé toạc “áo trong”. Nạn nhân không kịp kêu cứu, chỉ biết dùng đôi tay nhỏ bé để che phần kín và khuôn mặt. Nhóm nữ sinh đánh bạn còn văng tục, chửi thề.[/justify]

[justify]Không chỉ trong nước, mà ở Australia chúng ta cũng ghi nhận được thêm một trường hợp các teen girl đánh nhau, rồi quay clip lại gây ửng sốt cho rất nhiều nhà giáo dục Australia. Tham gia vào trận đánh nhau có tới 30 bạn gái đều là học sinh các trường trung học ở Sydney. Một nhóm teen boy đứng cạnh đó quay lại phim, mang về edit và up lên YouTube sau đó.[/justify]



Các bạn học sinh ở nước ngoài cũng "căng thẳng" không kém.


[justify]Đỉnh điểm có thể kể đến trường hợp nữ sinh lớp 10 đâm chết bạn – và dĩ nhiên, vụ này cũng được quay lại và public cho toàn cư dân mạng. Nạn nhân là bạn Thảo – học sinh lớp 10A3, trường THPT Bán công Nam Kỳ Khởi Nghĩa – đã chết trên đường cấp cứu do đứt động mạch.[/justify]



Cuối năm là vụ việc của hai bạn nữ sinh lớp 10 đâm nhau, hậu quả hết sức nghiêm trọng khi có một bạn bị chết.


[justify]Những hành động trên đã thể hiện sự thiếu tôn trọng bạn bè, gia đình, thầy cô và chính bản thân những người gây án. Đừng để lòng tự trọng và tương lai của mình bị hủy hoại chỉ vì những xích mích cỏn con, không đáng có các bạn nhé.[/justify]

[justify]Bài toán lớp 3 gây tranh cãi[/justify]

[justify]Bài toán lớp 3 được lan truyền một cách chóng mặt bằng con đường… Facebook vì nó có tới tận 2 đáp án khác nhau – một điều vô cùng vô lý trong toán học.[/justify]

[justify]Phép toán được ra như sau: 6 ÷ 2 (1+2) = ?, với hai đáp án được đưa ra lựa chọn là 1 và 9.[/justify]



Khi tra trên Googel nó cho đáp án là 9 đấy các bạn ạ.


[justify]Tưởng như quá đơn giản, nhưng khi được đưa ra trên mạng xã hội Facebook, phép toán đã nhận được trên 120.000 lượt người trả lời chỉ sau vài ngày. Đáng ngạc nghiên là cả hai đáp án đều được lựa chọn với số người gần như chia đều. Kéo theo đó là hàng nghìn bình luận, tranh cãi xem kết quả đúng là 1 hay 9.[/justify]

[justify]Ngay cả những công cụ tính toán tự động cũng chia ra làm hai “phe”. Dán vào vào Google thì ra 9, nhưng dùng phần mềm calculator (gcalctool 5.32.0) hay máy Casio FX500ms thì lại ra 1.[/justify]



Nhiều bạn còn không thể tưỡng tượng được một phép toán đơn giản như này lại gây được một "cơn bảo" trên cộng đồng mạng.


[justify]Tuy nhiên, có những bình luận phản pháo lại bằng cách chứng tỏ đề sai.[/justify]

[justify]“Về lý thuyết thì… nhầm đề rồi. Từ bé thầy giáo mình đã dạy: nếu đề bài không rõ ràng thì đừng làm" - bạn có nick Kissme đưa ý kiến.[/justify]

[justify]Vậy các bạn thấy sao? Cá nhân bọn tớ nghĩ thì những trường hợp đề ra gây hiểu lầm thế này còn nhiều lắm, đây chỉ là một ví dụ đơn giản cho việc đó thôi. [/justify]

[justify]Bài văn lạ gây shock của học sinh Ams[/justify]

[justify]Nguyễn Trung Hiếu, hiện là học sinh lớp 11 chuyên lý, trường THPT chuyên Amsterdam - Hà Nội được giao một bài văn với đề mở: “Nêu quan điểm của anh (chị) về vai trò của đồng tiền trong cuộc sống”. Nhưng thay vì trình bày chung các quan điểm, thì Hiếu đã lấy ngay câu chuyện thật đang phải trải qua của gia đình mình để nhìn nhận, phân tích vai trò của đồng tiền đã gây “sốc” với ngay chính nhiều thầy cô đang giảng dạy tại trường bởi hoàn cảnh gia đình cũng như ý chí nghị lực của cậu học trò nghèo nhưng học giỏi này.[/justify]



Ngay khi đọc bài văn của học trò nghèo, hàng ngàn độc giả gửi mail chia sẻ tới học sinh hiếu thảo này.


[justify]“Đọc xong bài văn của em mà tôi thật không biết nói gì, chỉ cảm thấy nước mắt chực trào ra. Tôi khâm phục nghị lực của em, khâm phục tấm lòng hiếu thảo của em. Tôi tin em sẽ trở thành một con người thành đạt trong nay mai để có thể là chỗ dựa vững chắc cho gia đình. Và đồng tiền sẽ không còn "đóng vai trò cốt yếu trong việc quyết định hạnh phúc nữa." - Linh Bao Nhi - email: [email protected] gửi lời tâm sự. [/justify]

[justify]“Ngoài sáu mươi tuổi, trải qua bao trận đánh, chứng kiến bao sự kiện. Sáng nay đọc bài báo này nước mắt tự tuôn trào không sao cầm nổi. Ước gì bài văn của Hiếu được truyền tải rộng rãi hơn. Thiết nghĩ con người trẻ, dừng tay lại khi có ý định làm những điều không đúng với những chuẩn mực của xã hội.” - email: [email protected].[/justify]



Hiếu là một tấm gương sáng mà các bạn học sinh cần phải noi theo.


[justify]Cảm thông với gia cảnh của Hiếu, Ban giám hiệu nhà trường đã phát động phong trào “Nhà giáo trường Ams đỡ đầu cho học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt”, rồi Đồng chí Ngọ Duy Hiểu, Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên TP.Hà Nội đã trao học bổng trị giá 5 triệu đồng và hỗ trợ 1 triệu đồng/tháng từ nay đến khi tốt nghiệp THPT cho cậu học trò này.[/justify]




[justify]Nhưng hiện nay, ông của Hiếu đã mất, đồng nghĩa với nguồn thu nhập chính – chiếm tới ¾ thu nhập gia đình - đến từ đồng lương hưu ít ỏi của ông cũng không còn. Hiếu có ước mơ là theo học ngành có ứng dụng thực tế và điều đó thôi thúc bạn học tập để đi du học và đó là cách để bạn đạt được ước nguyện của mình. Cao 1m7 mà chỉ nặng 43kg, Hiếu gầy và xanh nhưng nghị lực sống của bạn luôn mãnh liệt, luôn hy vọng vào cuộc sống có nhiều điều tốt đẹp và luôn giúp đỡ người khác.[/justify]

[justify]Việc thay đổi giờ học của học sinh, sinh viên[/justify]

[justify]Hà Nội đang có chủ trương thay đổi giờ học, giờ làm và giờ mở cửa hàng của sinh viên, công nhân viên chức, các hộ kinh doanh trong địa bàn thành phố. Cụ thể: [/justify]

[justify]Nhóm 1: Sinh viên đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, học sinh trung học phổ thông: Thời gian bắt đầu học từ 6h30, kết thúc sau 19h.[/justify]

[justify]Nhóm 2: Học sinh các trường trung học cơ sở, tiểu học cơ sở, mẫu giáo, mầm non: Thời gian bắt đầu từ 7h30, kết thúc vào 17h30. Trường hợp là cán bộ công chức (cả Trung ương và Hà Nội): Bắt đầu làm việc từ 8h, kết thúc vào 17h.[/justify]

[justify]Nhóm 3: Nhóm trung tâm thương mại, dịch vụ (trừ ngân hàng, tài chính): bắt đầu từ 9h, kết thúc sau 19h.[/justify]

[justify]Nhóm cơ quan, đơn vị quân đội: giữ nguyên, không thay đổi.[/justify]

[justify]Nhóm công nhân lao động tại các nhà máy, xí nghiệp theo ca: giữ nguyên, không thay đổi.[/justify]



Việc thay đổi giờ học thế này cũng gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống, sinh hoạt thường ngày của các bạn.
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)