[size=4]Tìm lâu lắm rồi mới có cho mấy bác! 3congratz3 3congratz3[/size]
[justify]Tham ái là mối nguy hại sầu khổ của mọi thời đại. Làm sao diệt trừ được? Bước đầu học đạo, các bậc Thầy vẫn khuyên chúng ta diệt trừ tham ái bằng cách ăn ít, ngủ ít, sống chay lạt đạm bạc, đọc kinh sách Phật, sống trong môi trường thanh thoát. thân cận các bậc chân tăng cao thượng, bớt tham gia thế sự, thiền quán về sự ghê tởm của thân xác lúc sống cũng như khi chết. Quan sát trong chánh niệm (thiểu dục, tri túc - ít muốn, biết đủ) để xa lìa điên đảo.[/justify]
[justify]Tham ái sanh khởi vì nghĩ rằng thân này đáng yêu. Nhưng khi ta nhận ra thân này chỉ là phân thối hôi tanh thì tham ái tan biến ngay. Thân thể chúng ta đây bao gồm 32 phần bẩn thỉu như sau: Tóc trên đầu, lông trên thân, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, tim, gan, bầy nhầy, lá lách, phổi, ruột non, ruột già, bao tử, phân, óc, não, mật, đờm, máu, mủ, mồ hôi, chất béo, nước mắt, mỡ, nước miếng, nứơc mũi, nước tiểu.[/justify]
[justify]Có người đã nêu lên câu hỏi khá ngộ nghĩnh: Bởi vì có đặt câu hỏi chúng ta mớikíchđộng ý tưởng. Quý vị giải thích thế nào về sự kiện tóc ở trên đầu thì có vẻ đáng yêu, trong khi thực sự cũng loại tóc đó rơi vào đĩa súp, cơm, canh lại làm ta ghê tởm, chán ghét và,. sợ hãi? Theo quan điểm khoa học cả hai loại tóc đều không khác nhau, dù rằng nó còn dính trên đầu hay rơi vào thức ăn, tóc vẫn là tóc.[/justify]
[justify]Làm thế nào người ta ngưỡng mộ tóc trên đầu nhưng lại ghê sợ tóc trong thức ăn? Khác nhau điều gì? Xét về phương diện hóa chất, chúng rõ ràng giống nhau. Nhưng tại sao chúng ta lại yêu thích cái này và ghét bỏ cái kia? Đây nhé! nếu bạn dùng một nồi nấu nước, khi nước bắt đầu sôi, bạn khó mà thấy rõ các bọt của nước. Chừng nào nước thật nguội và yên lặng ta mới có thể thấy rõ được các bọt nước bên dưới. Tương tự khi tóc đang sôi sục khắp nơi vì tham ái, khó mà nhận rõ đúng thật tướng của chúng. Do vì con mắt đang bừng cháy cuồng nhiệt với lòng tham ái, bám chặt vào tóc uế nhiễm ghê tởm trên đầu con người, thấy tóc có vẻ xinh đẹp hấp dẫn. Trái lại khi người ta tìm thấy tóc trong đĩa súp, liền có ấn tượng uế nhiễm ghê tởm. Tại sao vậy? Vì tâm lúc đó nguội lạnh không có tham ái chen vào thế nên đĩa súp ghê tởm phải đổ đi. Chính sự đam mê đã che mờ con mắt, khiến mắt không thấy rõ. Do vậy khi ta nhìn tóc trên đầu với con mắt bị che mờ, nên không nhìn rõ các sự vật uế nhiễm đúng như thực tướng của chúng. Từ đây trở đi khi thấy tóc trong thức ăn là ta phát khiếp, rồi lập tức hoặc là đổ bỏ thức ăn, hoặc là vớt tóc ra nếu muốn tiết kiệm. Nhưng chưa hết bất hạnh, ngay khi ta vớt tóc ra rồi ta vẫn còn cảm giác ghê sợ dù rằng lúc đó không còn tóc trong thức ăn. Bởi vì ta vẫn còn ấn tượng rằng tóc vẫn còn trong đó trước kia. Quý vị có thấy không, khi ta mở mắt, viễn ly tham ái thì ta thấy rõ các sự vật đúng như chúng là. Mặt khác, khi bị tham ái che khuất mắt, ta đam mê ngưỡng mộ mái tóc trên đầu. Nhưng nhớ rằng tóc vẫn là tóc dù nó ở trên đầu hay ở trong thức ăn, nó thực sự có cùng bản chất uế nhiễm như nhau.[/justify]
[justify]Điều tương tự không phải chỉ có tóc trên đầu mà còn áp dụng cho lông trên thân, răng, móng, da… Răng còn nằm trên những lỗ chân răng, nướu răng của một cô gái đẹp chẳng hạn, các thi sĩ sẽ đánh bóng lên đầy vẻ tiên nga diễm lệ. Nào là: Nàng có hàm răng trắng tuyệt như vòng ngọc trai. Vậy mà khi chiếc răng rơi vào tô canh. bạn sẽ phải đổ đi gấp vì cảm giác ghê rợn. Hãy nhớ rằng răng thực sự đều giống nhau dù nằm trên nướu răng ở miệng khi nó rơi ra. Trong một trường hợp là do có sự đam mê, trường hợp kia không có sự đam mê chen vào. Vì vậy, chúng ta nên nhìn sự vật theo đúng thực tướng của chúng. Có vậy sau đó bạn mới ghê tởm 32 phần còn lại trong thân thể dù là chúng đang còn trên thân thể hay rơi ra ngoài, chúng đều như nhau, Vậy thì nhờ xả bỏ chớ không phải chấp thủ thân của người khác, không chấp thủ thân mình. Chúng ta trở nên ly dục hoàn toàn. Dục vọng khi bị tiêu trừ chúng ta sẽ đạt được niềm an vui sung mãn. Đó là Niết Bàn tối thượng. Trước đây, các hành giả thường đi về nơi tha ma (nghĩa địa) để nhìn xác chết, lấy đó làm đề tài tham thiền. Các xác chết sình chướng phồng lên tím đen với những bầy côn trùng nhun nhúc từ chín lỗ bò ra làm cho ta ghê tởm bản chất ô nhiểm của thân xác. Các thiền sư ngồi xuống và tự đồng hóa mình với thân thể khiếp đảm, quán chiếu như sau: Như ta nay còn đây, xác chết kia đã có lần như ta, như vị ấy bây giờ ta cũng lại như thế! Do quán chiếu cách này, niệm tưởng sau cùng sẽ bừng dậy trong ta rằng thân này của ta đây chính là cái xác đang buộc vào cổ ta. Ta chán ghét cái thân này và thân người khác. Ta quên cả tham ái và sợ hãi. Đây là cách diệt trừ tham ái vĩnh viễn.[/justify]
[justify]TV NAM MÔ (Lược dịch)[/justify]
[justify]Nguồn: Tập san Pháp luân số 08
[/justify]