[size=medium]Một lần ra Côn Đảo, khi ngang qua cầu cảng 914, tôi tình cờ thấy mấy người đưa cá lên bờ, tưởng họ là dân đánh cá vừa trở về sau chuyến đi biển dài ngày, hỏi ra mới biết họ là dân Sài thành ra Côn Đảo câu cá. Vốn đã mê môn chơi này, lập tức tôi nảy ra ý định: Phải thử! Về Sài Gòn, tôi cùng vài người bạn lên mạng tìm kiếm thông tin câu cá biển.
Thông tin trên mạng thật đa dạng và mông lung. Trên các diễn đàn câu cá, các cần thủ kháo nhau về đủ loại đồ nghề cho câu biển như máy câu, cần câu, cách thức cột thẻo, thắt “knot” nối dây… Những từ ngữ của dân câu làm chúng tôi bối rối. Chúng tôi quyết định: Tìm người tư vấn![/size]
[size=medium]Qua bạn bè giới thiệu, chúng tôi tìm đến “Saigon Tackle” - một địa chỉ chuyên bán đồ câu xuất xứ từ Nhật Bản. Tại đây, chúng tôi đã gặp Trí, một chàng trai còn khá trẻ nhưng thuộc loại cao thủ trong làng câu biển. Trí say sưa kể cho chúng tôi nghe kinh nghiệm đi câu biển, và chuyến đi câu biển của chúng tôi được lên kế hoạch kể từ buổi gặp đó.[/size]
[size=medium]Chuẩn bị “đồ nghề”[/size]
[size=medium] [/size] |
[size=medium]"Ngôi nhà" trên biển - đơn sơ mà phóng khoáng[/size] |
[size=medium]Sau khi được tư vấn, tôi đã trang bị cho mình một máy câu hiệu Daiwa Saltiga 4500H, một cần câu Jig Nissin Silver Back. Tuấn - một thành viên khác trong nhóm thì chọn một máy Shimano Stella, một máy Daiwa Saltiga 5000 và hai cần Jig: Graphite Leader Pagiagio và Major Craft Alexander. Các phụ kiện không thể thiếu như dây câu, lưỡi Jig, mồi Jig, kềm, kéo, solid ring, split ring, găng tay… đều được trang bị đầy đủ.[/size]
[size=medium]Với kinh nghiệm của người nhiều lần đi câu biển, Trí khẳng định, bộ đồ nghề mà chúng tôi có trong tay có thể yên tâm cho một chuyến đi câu biển.[/size]
[size=medium]Vé máy bay, đồ ăn, thuốc chống say sóng… cho chuyến đi cũng được gấp rút chuẩn bị.[/size]
[size=medium]Hai tuần trước ngày lên đường, chúng tôi lại gặp nhau một lần nữa để rà soát lần cuối trước khi lên đường. Thành viên trong nhóm ai cũng mang tâm trạng hồi hộp khó tả. Đêm trước ngày lên đường ai cũng có giấc ngủ không trọn vẹn, mong trời mau sáng để khởi hành…[/size]
[size=medium]Lên đường[/size]
[size=medium] [/size] |
[size=medium]Chú Bớp này khoảng trên 5kg[/size] |
[size=medium]Đúng 8h15, đoàn chúng tôi có mặt tại sân bay Tân Sơn Nhất để làm thủ tục đi Côn Đảo. Đã có một trục trặc nhỏ: Ống đựng cần dài gần 2m - quá khổ so với hàng hóa thông thường. Rất may, cô nhân viên hành lý thấy chúng tôi là dân đi câu nên cho qua, chúng tôi thở phào bước lên cầu thang máy bay.[/size]
[size=medium]Sau 50 phút bay, chúng tôi đến sân bay Cỏ Ống. Trời Côn Đảo trong xanh, nắng vàng, biển êm. Côn Đảo nơi nào cũng xanh, màu xanh của trời, của biển và cây cỏ. Thiên nhiên thật hùng vỹ! Từ bao năm, Côn Đảo ẩn chứa một dáng vẻ kiêu hãnh và kỳ vĩ như một lời thách đố.[/size]
[size=medium]Không quá xa đất liền, trong vòng xoay náo nhiệt của thời buổi kinh tế thị trường, Côn Đảo vẫn giữ được sự bình yên và hoang sơ.[/size]
[size=medium]Trời Côn Đảo êm ả sau những tháng ngày biển động. Đây là thời điểm thuận lợi cho chuyến đi câu, thuê được một thuyền câu trong những ngày này quả là may mắn cho chúng tôi, bởi có rất nhiều người đặt trước.[/size]
[size=medium]Trước khi xuống thuyền ra khơi, chúng tôi đến nghĩa trang Hàng Dương, đốt nén nhang tưởng nhớ các chiến sĩ đã anh dũng hy sinh vì nền độc lập của Tổ quốc, thăm mộ “Cô Sáu” - người con gái đã trở thành liệt nữ khi chưa tròn đôi mươi. Nghĩa trang Hàng Dương luôn nghi ngút khói hương. Khách thập phương đến đây kính cẩn nghiêng mình trước hương hồn những người đã khuất. Chúng tôi cũng cầu mong cho chuyến đi thuận buồm xuôi gió.[/size]
[size=medium]Đón chúng tôi tại bến là thuyền trưởng Khánh, ông nổi tiếng trong giới câu biển bởi thuyền của ông luôn câu được cá lớn. Các kỷ lục của dân câu biển đều được lập từ chiếc thuyền của ông. Dân câu còn kháo nhau ông đã từng phải chặt dây neo và cho tàu chạy theo cá lòng ròng trên biển trước khi kéo lên một ông cá khủng.[/size]
[size=medium]Hồi hộp và hy vọng[/size]
[size=medium] [/size] |
[size=medium]Tác giả và món "quà của biển" - Mó Xanh không dưới 4kg[/size] |
[size=medium]Sau khi đưa dụng cụ, đồ nghề cùng thực phẩm lên thuyền, thuyền trưởng Khánh đãi chúng tôi một bữa cơm đặc trưng của biển: Cá chiên sớt nước mắm gừng - ớt, đầu cá nấu canh chua. Cá tươi vừa câu nên thịt dai và ngọt. Giữa mênh mông biển trời, vừa ăn, chúng tôi vừa tấm tắc. Riêng Trí chỉ tủm tỉm vẻ bí hiểm. Tôi đoán rằng có thể còn nhiều điều thú vị mà chúng tôi chưa biết.[/size]
[size=medium]Cơm trưa xong, thuyền nhổ neo, thuyền trưởng cùng anh em trên tàu giúp chúng tôi lắp máy vào cần và chuẩn bị các đồ nghề cần thiết khác. Xong khâu chuẩn bị chúng tôi tranh thủ ngả lưng trong lúc tàu chạy ra điểm câu.[/size]
[size=medium]Tít… tít… tít… Máy tầm ngư báo có cá reo liên hồi, đồng hồ chỉ độ sâu 35m, cả đoàn chộn rộn. Chúng tôi chia nhau về bên phía đuôi tàu, bắt đầu Jig cá.[/size]
[size=medium]Đi câu biển phải kể đến hai cách câu: dùng mồi giả (câu Jig) và câu mồi sống. Câu Jig là dùng một chú cá giả bằng chì, nặng từ 70gr trở lên để làm mồi nhử cá. Câu Jig là phương pháp câu chủ động, mồi giả được quăng thật xa và kéo liên tục nhử cá thật bắt mồi.[/size]
[size=medium]Câu mồi sống là dùng cá hoặc mực còn sống để làm mồi. Ở Côn Đảo, câu mồi sống rất phổ biến. Dân câu ví hai cách trên như lối tấn công và phòng thủ trong bóng đá. Câu Jig đòi hỏi máy, cần nhiều “đồ chơi” cũng như kỹ năng Jig khá nhuần nhuyễn. Chúng tôi thử cả hai loại cho biết![/size]
[size=medium]Tàu chưa dừng hẳn, một chú cá Mõm Heo đã kéo cong chiếc cần Graphite của một thành viên trong nhóm, anh phải vất vả mới kéo được “chú nhóc” lên tàu. Không khí trên tàu sôi động hẳn lên.[/size]
[size=medium] [/size] |
[size=medium]Bống Mú cỡ này dễ gì tìm ở Sài Gòn[/size] |
[size=medium]Sau cú mở màn ngoạn mục đó, không một ai trong nhóm lên cá. Câu biển là vậy, khó có thể biết điều gì phía dưới đại dương. Điều này càng kích thích sự tò mò của dân nghiền câu. Sau gần một giờ không thấy cá ăn, chúng tôi quyết định nhổ neo, đến điểm câu mới.[/size]
[size=medium]Tàu đến hòn Bảy Cạnh, chưa kịp tắt máy thì Tuấn - một thành viên trong đoàn đã trúng một chú Mú trên 2kg. Liên tiếp sau đó, mấy chú Bớp, Hoắc, Bè Lão cũng lần lượt mắc câu, giãy đành đạch trước khi nằm phơi lưng trên tàu. Cả đoàn “tập trung vào chuyên môn”, không ai còn để tâm đến việc chụp hình hay tán dóc nữa.[/size]
[size=medium]Chẳng bao lâu sau lại có tiếng hô “dính rồi”. Mọi ánh mắt về hướng phía cuối tàu, một chú Bớp trên 5 kg được kéo lên.[/size]
[size=medium]Trời về chiều, thuyền trưởng nhắc mọi người thu cần và nhổ neo chạy về Bãi Mực, chuẩn bị làm mồi cho buổi câu ngày mai.[/size]
[size=medium]Mười chú cá câu được trong ngày đầu ra quân được xem là không quá tệ![/size]
[size=medium]Trong lúc thuyền chạy về hướng Bãi Mực, đầu bếp chuẩn bị bữa ăn tối gồm toàn hải sản vừa câu được. Giữa trong lành của biển khơi, mùi thơm của món lòng cá xào quyện với mùi cá tươi chiên và hương canh chua khiến ai cũng cồn cào. Bữa tối đầu tiên trên biển thật ấm cúng và ngon miệng![/size]
[size=medium] [/size] |
[size=medium]Ngồi trên biển, hứng gió biển, thưởng thức sản vật biển…[/size] |
[size=medium]Ăn tối xong, chúng tôi dong đèn câu mực. Với sự dày dạn của một lão ngư, thuyền trưởng Khánh linh cảm tối nay mực không nhiều. Nhưng những kẻ lần đầu đi câu biển như chúng tôi ai cũng xuống cần chờ đợi.[/size]
[size=medium]Trời không phụ lòng người, những chú mực ống to bằng cẳng tay nặng cả kí được lần lượt kéo lên. Nửa đêm trời bắt đầu mưa, càng lúc càng lớn dần, gió giật từng cơn, dấu hiệu của thời tiết xấu. Chúng tôi thu cần, đi ngủ để giữ sức cho ngày hôm sau trong sự mãn nguyện với những “thành tích” của ngày đầu ra quân.[/size]
[size=medium]Mờ sáng hôm sau chúng tôi thức dậy, mạn tàu ào ạt tiếng sóng vỗ. Mọi người đều phải uống thuốc chống say sóng. Thuyền trưởng cho tàu thả neo tại khu vực tàu đắm, nơi được cho có nhiều cá lớn. Sóng rất lớn, nhưng với trên ba mươi năm kinh nghiệm, thuyền trưởng vẫn thả neo được đúng điểm câu.[/size]
[size=medium]Sóng mỗi lúc mỗi lớn, quật tơi bời vào thân tàu. Ngoài thuyền trưởng và anh em thủy thủ, không ai trong nhóm đi câu có thể đứng vững nếu không bám vào thành tàu. Cầm cự chừng nửa giờ, ruột gan chúng tôi như muốn lộn ra ngoài. Nếu để tàu tiếp tục nằm trong vùng sóng lớn, chắc chắn anh em chúng tôi chỉ còn nước nằm thở và ói. Thấy vậy thuyền trưởng cho tàu nhổ neo và chạy đến điểm câu mới.[/size]
[size=medium]Đó quả là một ngày không may mắn. Chạy trốn sóng lớn thì lại gặp “nước mé”. Nước mé là kết hợp của nước ngọt từ sông chảy ra biển và nước biển, tạo ra dòng chảy rất khó chịu “trên xiết, dưới êm”. Chính điều này làm cho việc buông câu rất khó khăn. Một lần nữa, thuyền trưởng Khánh lại phải nhổ neo, đưa thuyền đến điểm câu khác.[/size]
[size=medium]Điểm tiếp theo cũng không khá hơn, nhưng vì không còn lựa chọn nào nên chúng tôi quyết định dừng ở đó. Đi câu gặp nước mé cũng là một trải nghiệm thú vị.[/size]
[size=medium] [/size] |
[size=medium]Nghỉ ngơi trên biển - mệt mà vui[/size] |
[size=medium]Chiều muộn, thuyền của chúng tôi lại trở về bãi mực để câu mực làm mồi cho ngàycâu cuối. Bữa tối, đầu bếp làm món cá sushi cho mọi người thưởng thức. Thực đơn bao gồm: phi lê cá Hồng và mực sống chấm với nước tương trộn mù tạt, đầu cá nấu canh chua, lòng cá Bớp xào, cá Mõm Heo chiên, rau xào…[/size]
[size=medium]Anh em chúng tôi đã từng ăn nhiều loại cá biển, nhưng cảm giác được ăn ngay trên biển với những chú cá vừa câu lên thật khó diễn tả. Vị tươi ngon, tinh khiết và ngọt lịm của cá, mực mới câu chắc không thể tìm ở nơi khác, ngoài biển. Đó là một ấn tượng khó phai![/size]
[size=medium]Đêm hôm đó trời quang, gió nhẹ, biển êm, đem đến cho chúng tôi niềm hy vọng ngày mai trời sẽ đẹp. Chúng tôi bảo nhau đi ngủ sớm để dành sức cho hôm sau.[/size]
[size=medium]Sự thật khó tin[/size]
[size=medium] [/size] |
[size=medium]Hai tay hai chiến lợi phẩm[/size] |
[size=medium]Sáng sớm ngày câu thứ ba, biển êm, không còn nước mé. Thuyền chúng tôi chạy đến hòn Dừa, một điểm câu mới. Mọi người háo hức thả câu. Mười phút, mười lăm phút, hai mươi phút, rồi gần một tiếng trôi qua, vẫn không có dấu hiệu cá ăn mồi. Không khí trên tàu như chùng xuống.[/size]
[size=medium]Bỗng phía trên mũi tàu có một cần dính cá. Chiếc cần oằn mình hình lưỡi liềm, tiếng xả mobin của chiếc máy câu rít lên liên hồi. Hơn 100 mét dây rồi mà cá vẫn không ngừng chạy. Đột nhiên con cá đổi hướng, lao lên mặt nước. Rầm… rầm… rầm. Con cá Bè Trang khá lớn nhảy santo trên mặt biển, nếu không đi câu, cảnh này chỉ có thể thấy trong chương trình khám phá thế giới (Discovery) hay chương trình Thế giới động vật (Animal planet). Sau 5 phút cật lực, chúng tôi mới lôi được chú Bè Trang trên 7kg lên sàn tàu, nó giãy đành đạch. Với kinh nghiệm của mình, thuyền trưởng quả quyết rằng chúng tôi đã gặp một đàn cá lớn. Tàu tiến lên 30m nữa và thả neo.[/size]
[size=medium]Tàu chưa kịp tắt máy cá đã ăn mồi liên hồi. Cả thuyền nhộn nhịp bởi tiếng những la phấn khích: Dính[/size]
[size=medium]rồi! Trúng đàn Bè Trang lớn rồi! Xiết mobin lại, thấp đầu cần xuống! Đứt thẻo rồi, cột lại dây thẻo mới đi!… Chúng tôi không hề thấy mệt dù chưa kịp ăn sáng. Ai cũng mải miết giật, kéo cá… Ngay cả một thành viên mà lúc đầu chỉ định đi cùng nhóm cho vui và làm phó nhòm cho đoàn cũng bỏ máy quay cầm cần kéo cá.[/size]
[size=medium]Trong vòng 2 giờ, chúng tôi đã câu được 73 con đủ các loại cá. Đầy ắp một góc tàu. Quá sung sướng và hạnh phúc! Những con cá Bè Trang to kềnh càng. Bè Trang thường sống ở độ sâu 30-40m khi mắc câu, chúng bứt phá chạy tháo thân như muốn lôi tuột người câu xuống biển.[/size]
[size=medium]Sau vài giờ kéo cá, tay như tê dại, chúng tôi quyết định tạm nghỉ để chụp hình thành quả của mình. Tiếng đùa vui rộn rã, cảm giác hãnh diện, tiếng cười sảng khoái, vẻ mãn nguyện hiện trên khuôn mặt của mọi thành viên. Ai nấy cũng tranh thủ chụp hình nhắn tin gửi về đất liền báo cho người thân, bạn bè để cùng chia vui.[/size]
[size=medium] [/size] |
[size=medium]Niềm vui chiến thắng[/size] |
[size=medium]Nghỉ chưa được bao lâu thì một chiếc cần lại cong lên hình cánh cung, tiếng xả mobin kêu reng réc. Ngay lập tức, Trí - người kinh nghiệm nhất trong nhóm nắm chặt chiếc cần trong tay. Tiếng mobin vẫn kêu liên hồi. Thuyền trưởng Khánh đứng sau lưng hét to: “Cá lớn đó Trí ơi, nương nó đi, cần và máy không chịu nổi đâu". Không biết là cá gì, nhưng tôi thấy Trí hai tay nắm chặt cần và cứ đi theo nó từ trái sang bên phải tàu. Mobin tiếp tục réc… réc… réc, và phựt! Con cá chạy cắm xuống đáy và cắt ngọt xớt đoạn dây thẻo 70LB trong niềm hối tiếc của tất cả mọi người.[/size]
[size=medium]“Con cá sẩy là con cá to”! Có sẩy như vậy thì mới là đi câu, phải sẩy như vậy thì mới có lý do để quay lại Côn Đảo chứ![/size]
[size=medium]Trước mắt chúng tôi là cầu cảng 914. Chút nữa thôi là chúng tôi sẽ về lại đất liền. Ba ngày hai đêm trên biển, những niềm vui, những điều thú vị sẽ khó phai mờ…[/size]
[size=medium]Biển vẫn đẹp mênh mang, và vẫn đầy bí ẩn…[/size]
[size=medium]Sài Gòn, tháng 10/2012[/size]
[size=medium] NGUYỄN TRỌNG QUÂN - TGĐ Công ty TNHH TM Đức Trung[/size]
[size=medium](Nguồn: Báo Doanh Nhân Sài Gòn)[/size]
[size=medium]http://www.doanhnhansaigon.vn/online/doanh-nhan/phong-cach-doanh-nhan/2012/11/1069908/du-cau-con-dao/[/size]