Đối với họ, hôn nhân không còn là đích đến của tình yêu mà đang trở thành điểm kết thúc tháng ngày tươi đẹp. Thậm chí, nhiều người dường như bị mắc chứng bệnh "sợ kết hôn", chẳng thà mang tiếng ế! Và dưới đây là một số nguyên nhân đúc kết từ tâm sự của những người đang tự xếp mình vào đội ngũ "ế hiện đại".
1. Mất tự do
Một khi kết hôn, không thể chỉ sống cho riêng mình. Không còn kiểu xả láng shopping đến tối mịt và bỏ qua bữa ăn tối cùng gia đình. Khi làm việc gì, cũng cần trao đổi với người bạn đời chứ không thể tự quyết.
Sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm, đúng theo kỳ vọng của bố mẹ, Quân Lan - cô gái xinh đẹp, giỏi chuyên môn lẫn kiến thức mềm - nộp đơn đi dạy và gặp người yêu hiện tại. Song dần dần, Lan nhận ra rằng cô không thích đứng lớp và giảng đi giảng lại những bài dạy trong giáo án. Cô mong được thử sức ở những lĩnh vực năng động hơn như PR.
Thế nhưng, người yêu của Lan lại muốn cô làm cô giáo vì cho rằng sau khi kết hôn, Lan sẽ có nhiều điều kiện cũng như thời gian để chăm lo cho gia đình. Để có thể làm những việc mình thích. Làm trì hoãn việc kết hôn vô thời hạn.
2. Sợ trách nhiệm
Đối với một số phụ nữ, trách nhiệm gia đình luôn là rào cản lớn, ngăn trở họ đến với hôn nhân. Khi chưa kết hôn, chỉ cần biết yêu nhau say đắm. Bạn và chàng đều mong muốn mang đến những điều tốt đẹp cho nhau. Cả tinh thần lẫn vật chất, trên tinh thần tự nguyện. Thế nhưng, khi đã là vợ chồng, liệu các anh có được thảnh thơi khi đến tháng "quên" đóng tiền cho "ngân hàng vợ?" Ngược lại, các cô có thể ung dung trong khu thương mại khi sữa của con đã hết và thực phẩm trong tủ lạnh đã cạn?
Đối với họ, hôn nhân không còn là đích đến của tình yêu mà đang trở thành điểm kết thúc tháng ngày tươi đẹp… (Ảnh minh hoạ)
3. Sợ gặp bất hạnh trong hôn nhân
Tư tưởng này rất phổ biến trong phụ nữ ngày nay. Xung quanh họ có bạn bè, người thân đã từng yêu say đắm nhưng lại không hạnh phúc trong hôn nhân. Họ vẫn yêu nhưng khi nghĩ đến việc kết hôn thì y như rằng họ sẽ tự kỷ ám thị "rồi mình cũng sẽ gặp đau khổ trong hôn nhân mà thôi". Một số khác cảm thấy chán nản và đâm ra sợ… yêu. Họ quyết tâm thà sống một cuộc sống tẻ nhạt không tình yêu còn hơn bước vào con đường hoa hồng nhưng đầy gai nhọn.
Y. Oanh (nhân viên thiết kế, 29 tuổi) khá thành công với công ty riêng nhưng vẫn đi về một mình. Chị ruột của Oanh lấy phải một người chồng rượu chè và vũ phu. Bạn bè Oanh cũng lập gia đình, con cái đề huề nhưng đa số đều ca thán về chồng, con. Mỗi khi nghĩ ngợi về chuyện của bạn bè. Thế là cô quyết tôn thờ chủ nghĩa độc thân. Nhìn cô trẻ trung, xinh đẹp, sành điệu nhưng thi thoảng lẻ loi đến tội nghiệp. Lắm lúc, chính cô cũng cần một chỗ dựa bình yêu cho riêng mình nhưng lại không thể bước qua được bức tường tâm lý bao bọc quanh tâm tưởng.
4. Chênh lệch giữa vợ chồng
Ông bà ngày xưa đúc kết rằng "tủ lệch thì kê cho bằng". Thế nhưng phụ nữ hiện đại thà không kết hôn để khỏi sợ lệch còn hơn kết hôn về lại ấm ức. Yêu nhau ba năm, Ngọc Hằng (giám đốc nhân sự một công ty truyền thông) và Gia Phú (nhân viên mạng di động) quyết định sẽ về chung một mái nhà. Đáng lẽ Hằng phải vui vẻ và tất bật với những kế hoạch đám cưới, thế nhưng cô lại tỏ ra căng thẳng và stress.
Chả là từ khi Hằng được đề bạt vào chức giám đốc nhân sự, Phú hay hờn dỗi và bắt lỗi mọi việc. Mỗi khi Hằng có ý kiến gì trái với Phú thì anh lại bảo: "Ý của em là ý của sếp, ai mà dám cãi". Hằng biết Phú đang ngầm tự ái vì vợ tương lai có chức vị hơn mình nên cũng hết sức khéo léo trong cư xử. Song cô vẫn trăn trở: Liệu có thể sống với một người chồng không thể chia sẻ và đồng hành?
5. Kén chọn
Tài giỏi, xinh đẹp và tài chính vững vàng là hình ảnh không hiếm của phụ nữ ngày nay. Chính vì ở tầm cao, họ cho mình quyền được chọn người yêu. Đối với những phụ nữ thuộc nhóm này, người yêu cũng phải có điều kiện tương xứng. Không có gì là sai khi đưa ra tiêu chuẩn. Nhưng vì "kén chọn", cứ sợ nếu ưng người này sẽ có người khác tốt hơn xuất hiện nên chần chừ… lại là đưa đến bi kịch khác: Tuổi thanh xuân đã qua từ lúc nào.