>> Trung Quốc phản đối sách trắng của Nhật
>> Tranh chấp đảo, Nhật - Hàn 'khẩu chiến'
Theo trang Hinews của Trung Quốc, do thời hạn kết thúc lệnh cấm đánh cá trùng với thời điểm trăng tròn, nên có lẽ một số tàu cá đánh bắt bằng đèn điện sẽ ra khơi trễ hơn vài ngày.
Trung Quốc không nói rõ ngư dân của họ sẽ đánh bắt ở những vùng nào trên Biển Đông
Lệnh cấm đánh cá ở Biển Đông năm 2012 mà Trung Quốc đơn phương áp đặt hôm 15/5 là lệnh cấm đánh cá lần thứ 14 được thực thi trên Biển Đông, nó có hiệu lực kể từ 12h ngày 16/5 đến 12h ngày 1/8.
Theo trang Sina.com, trong lần ra khơi này, có khoảng 8.994 tàu cá với 35.611 ngư dân, giảm 920 tàu so với năm ngoái.
Vì thời điểm kết thúc lệnh cấm đánh cá trùng với ngày rằm nên trăng rất sáng, điều đó không có lợi cho các tàu cá chuyên đánh bắt bằng đèn điện ra khơi, nên có thể 200 tàu cá loại này sẽ ra khơi trễ hơn vài ngày.
Tuy nhiên, người quản lý cảng Tam Á không nói rõ những khu vực cụ thể sẽ đánh bắt trên Biển Đông.
Ngày 15/5, Trung Quốc đơn phương tuyên bố lệnh cấm đánh bắt cá, áp dụng với hầu như toàn bộ Biển Đông, lệnh cấm đánh cá có hiệu lực từ 12h ngày 16/ 5 đến 12h ngày 1/8. Lệnh này bị các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam bác bỏ bởi không có cơ sở pháp lý nào.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao chiều ngày 15/5 tuyên bố, Việt Nam phản đối việc Trung Quốc công bố thực thi lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông.
Người phát ngôn Lương Thanh Nghị nói, quyết định của Trung Quốc là quyết định “đơn phương” và “không có giá trị”.
"Việc Trung Quốc đơn phương thi hành lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông là vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), làm cho tình hình Biển Đông phức tạp thêm", ông Lương Thanh Nghị nói.
Bộ Ngoại giao Philippines cũng khẳng định nước này sẽ không công nhận lệnh cấm nói trên. Ngoại trưởng Albert del Rosario nhấn mạnh động thái của Bắc Kinh “xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Philippines” và Manila “sẽ thực thi các đặc quyền hợp pháp theo Công ước LHQ về luật Biển (UNCLOS)”.
Trao đổi với VTC News, ông Trần Cao Mưu - Tổng thư ký Hội nghề cá Việt Nam cho biết: "Cho dù trong hoàn cảnh nào, ngư dân Việt Nam vẫn sẽ kiên quyết bám biển bởi Biển Đông là ngư trường truyền thống của chúng ta. Ngư dân Việt Nam có quyền được đánh bắt và sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền".
Một số hình ảnh ngư dân thành phố Tam Á chuẩn bị ra khơi:
Ngư dân đang sửa sang lại tàu cá
Đan lại lưới, chuẩn bị ra khơi
Ngư dân Trung Quốc chỉnh lưới cho chuyến đi sau hai tháng bị cấm đánh bắt cá bởi chính quyền nước này
Ngư dân thành phố Tam Á sửa sang lại các tàu cá